Lương thấp, nhiều người lao động e ngại lập gia đình

VOV.VN - Tiền lương là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến quyết định lập gia đình của 53,7% người lao động và quyết định có con của 72,0% người lao động được khảo sát. Có 17,6% người lao động không sống cùng con dưới 18 tuổi vì lý do tiền lương thấp.

Thông tin tại Hội nghị công bố báo cáo thực hiện hoạt động khảo sát, đánh giá về tình hình lao động, tiền lương, thu nhập, chi tiêu và đời sống của người lao động năm 2023, bà Phạm Thị Thu Lan, Phó viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, đơn vị đã thực hiện khảo sát tại địa bàn 6 tỉnh, thành phố có đông lao động công nghiệp, dịch vụ, đại diện các loại hình doanh nghiệp và vùng lương gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Phú Thọ, An Giang, Bình Dương và TP HCM với khoảng 3.000 người lao động. Khảo sát này nhằm đánh giá về tình hình lao động, tiền lương, thu nhập, chi tiêu và đời sống của người lao động năm 2023, phục vụ hoạt động của Hội đồng tiền lương Quốc gia, điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2024.

Lương thấp, người lao động ngại kết hôn, không được ở cùng con

Theo bà Phạm Thị Thu Lan, khảo sát cho thấy có 52,3% người lao động làm thêm giờ, trung bình 1,75 giờ/ngày. Phần lớn người lao động được khảo sát tình nguyện làm thêm giờ để kiếm thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Bà Lan cho biết, năm 2024, tình trạng thiếu hụt đơn hàng được dự báo vẫn còn tiếp diễn, khi có 17,2% doanh nghiệp khảo sát cho biết tình hình thiếu đơn hàng của doanh nghiệp năm 2024 sẽ tăng lên so với năm 2023.

Tiền lương cơ bản bao gồm làm đủ giờ ngày công là hơn 6 triệu đồng/tháng, cao hơn 8,4% so với khảo sát tháng 3/2022, cao hơn mức lương tối thiểu vùng từ 37,5% đến 51,9% tùy theo từng vùng. Chi tiêu năm 2023 cũng tăng 19% so với năm 2022, với tổng chi tiêu là gần 12 triệu đồng/tháng. Trong đó, họ chi tiêu nhiều hơn cho phi lương thực thực phẩm, chiếm gần 70%.

Phó Viện trưởng Viện Công nhân, công đoàn cho biết, kết quả khảo sát cũng cho thấy chỉ có 24,5% người lao động cho biết tiền lương và thu nhập chỉ vừa đủ đáp ứng 100% chi tiêu cho cuộc sống; còn lại 75,5% người trả lời cho biết thu nhập hiện tại không đáp ứng đủ thu nhu cầu chi tiêu của họ, thậm chí, có trường hợp thu nhập chỉ đáp ứng được 45% nhu cầu chi tiêu. Chỉ có 8,1% người lao động có tích lũy từ tiền lương và thu nhập; 11,2% không thể đủ sống và ngoài thời gian làm việc tại doanh nghiệp họ phải làm thêm việc khác để kiếm thêm thu nhập.

Có 17,3% người lao động phải thường xuyên vay nợ dẫn đến 3,1% người lao động thường xuyên bị đe dọa, khủng bố và 45,2% người vay nợ có tâm trạng lo lắng bất an.

Phó viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn thông tin, tiền lương là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến quyết định lập gia đình của 53,7% người lao động và quyết định sinh con của 72,0% người lao động. Có 17,6% người lao động không sống cùng con dưới 18 tuổi vì lý do tiền lương thấp và 2,2% người lao động chưa từng mua sữa công thức cho con dưới 6 tuổi...

Cần giải pháp quyết liệt kìm chế lạm phát, bình ổn giá

Từ những khó khăn mà người lao động đang gặp phải, đại diện Viện Công nhân, Công đoàn kiến nghị các Bộ ngành, các địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản sản xuất kinh doanh, đặc biệt là về nguồn hàng, đơn hàng, vốn, ưu đãi thuế, thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp, từ đó tạo việc làm ổn định và thu nhập bền vững cho người lao động. Đồng thời có ngay các giải pháp quyết liệt kiềm chế lạm phát, bình ổn giá, nhất là giá điện, xăng dầu và các mặt hàng thực phẩm, tiêu dùng thiết yêu của người lao động.

Bà Lan cũng cho rằng, công đoàn cấp trên cần tăng cường các hoạt động tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ công đoàn cơ sở trong các vấn đề về điều tra khảo sát đánh giá thực trạng tiền lương và mức sống của người lao động trong doanh nghiệp, kỹ năng cần thiết trong thương lượng đối thoại liên quan đến tiền lương, tiếp theo là tăng cường các hoạt động tư vấn trực tiếp cho các công đoàn cơ sở trong quá trình thương lượng tiền lương và cuối cùng là cung cấp, thông tin đầy đủ, kịp thời và rõ ràng về các quy định liên quan đến tiền lương để công đoàn cơ sở nắm được đầy đủ thông tin khi tiến hành thương lượng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề xuất giảm số năm đóng BHXH: Cần cân đối mức lương hưu, đảm bảo mức sống tối thiểu
Đề xuất giảm số năm đóng BHXH: Cần cân đối mức lương hưu, đảm bảo mức sống tối thiểu

VOV.VN - Việc rút ngắn thời gian đóng BHXH từ 20 năm xuống còn 15 năm rất thuận lợi cho người lao động, giúp mở rộng đối tượng hưởng lương hưu cũng như giảm tình trạng rút BHXH 1 lần. Điều quan trọng nhất vẫn cần phải cân đối tỷ lệ hưởng lương hưu tương ứng 15 năm đóng để có mức sàn nhất định đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người về hưu.

Đề xuất giảm số năm đóng BHXH: Cần cân đối mức lương hưu, đảm bảo mức sống tối thiểu

Đề xuất giảm số năm đóng BHXH: Cần cân đối mức lương hưu, đảm bảo mức sống tối thiểu

VOV.VN - Việc rút ngắn thời gian đóng BHXH từ 20 năm xuống còn 15 năm rất thuận lợi cho người lao động, giúp mở rộng đối tượng hưởng lương hưu cũng như giảm tình trạng rút BHXH 1 lần. Điều quan trọng nhất vẫn cần phải cân đối tỷ lệ hưởng lương hưu tương ứng 15 năm đóng để có mức sàn nhất định đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người về hưu.

Rà soát, đề xuất mức điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024
Rà soát, đề xuất mức điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024

VOV.VN - Bộ LĐ-TB-XH đề nghị các địa phương đề xuất, kiến nghị về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu áp dụng cho năm 2024 gắn với bối cảnh dự báo.

Rà soát, đề xuất mức điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024

Rà soát, đề xuất mức điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024

VOV.VN - Bộ LĐ-TB-XH đề nghị các địa phương đề xuất, kiến nghị về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu áp dụng cho năm 2024 gắn với bối cảnh dự báo.

Đề xuất giảm số năm đóng BHXH: Tiền lương hưu phải đảm bảo mức sống tối thiểu
Đề xuất giảm số năm đóng BHXH: Tiền lương hưu phải đảm bảo mức sống tối thiểu

VOV.VN - Chuyên gia cho rằng, về số năm đóng BHXH cần tính toán lại theo nguyên tắc tăng cường tính chia sẻ khi hưởng chế độ bảo hiểm hưu trí, để người lao động có điều kiện tham gia đủ 20 năm hoặc nếu hạ xuống còn 15 năm, khi hưởng chế độ hưu trí vẫn có một khoản tiền nhất định để đảm bảo cuộc sống tối thiểu.

Đề xuất giảm số năm đóng BHXH: Tiền lương hưu phải đảm bảo mức sống tối thiểu

Đề xuất giảm số năm đóng BHXH: Tiền lương hưu phải đảm bảo mức sống tối thiểu

VOV.VN - Chuyên gia cho rằng, về số năm đóng BHXH cần tính toán lại theo nguyên tắc tăng cường tính chia sẻ khi hưởng chế độ bảo hiểm hưu trí, để người lao động có điều kiện tham gia đủ 20 năm hoặc nếu hạ xuống còn 15 năm, khi hưởng chế độ hưu trí vẫn có một khoản tiền nhất định để đảm bảo cuộc sống tối thiểu.

"Cải cách tiền lương công chức đảm bảo cao hơn lương tối thiểu vùng"
"Cải cách tiền lương công chức đảm bảo cao hơn lương tối thiểu vùng"

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, nếu điều kiện kinh tế trong giai đoạn năm 2023 và những năm tiếp theo ổn định, tăng trưởng tốt thì sẽ thực hiện chính sách cải cách tiền lương cho công chức, viên chức. Và khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ đảm bảo cao hơn lương tối thiểu vùng, đảm bảo công bằng, hài hoà.

"Cải cách tiền lương công chức đảm bảo cao hơn lương tối thiểu vùng"

"Cải cách tiền lương công chức đảm bảo cao hơn lương tối thiểu vùng"

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, nếu điều kiện kinh tế trong giai đoạn năm 2023 và những năm tiếp theo ổn định, tăng trưởng tốt thì sẽ thực hiện chính sách cải cách tiền lương cho công chức, viên chức. Và khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ đảm bảo cao hơn lương tối thiểu vùng, đảm bảo công bằng, hài hoà.