Tuyển sinh Đại học 2015: Phụ huynh bất an, học sinh lo lắng

VOV.VN - Xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng đợt 1 năm nay đã và đang gây ra nhiều lo lắng, bất an cho phụ huynh và học sinh.

Hiện, số lượng thí sinh đến rút hồ sơ tại Đại học Đà Nẵng tăng lên từng ngày. Mấy ngày nay, số lượng thí sinh đến rút hồ sơ xét tuyển vào  Đại học Đà Nẵng ngày càng tăng. Những ngày đầu xét tuyển, số hồ sơ rút ra chỉ vài chục đến nay đã tăng lên vài ba trăm hồ sơ mỗi ngày. 

Thông tin liên tục thay đổi gây nhiều lúng túng cho thí sinh và phụ huynh khi đăng ký xét tuyển Đại học.

Có mặt tại trường Đại học Đà Nẵng từ sáng sớm,chị Nguyễn Thị Hồng Vân quê ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, 2 mẹ con chị bắt xe đò vào Đà Nẵng từ chiều tối qua. Đây là lần thứ 2 chị đưa con vào Đà Nẵng, lần trước là nộp hồ sơ xét tuyển, còn lần này là xin rút hồ sơ. Đi lại tốn kém, vất vả nhưng điều khiến chị cũng như nhiều phụ huynh lo lắng là phương thức tuyển sinh năm nay có quá nhiều điểm mới, thông tin liên tục thay đổi gây nhiều lúng túng cho thí sinh và phụ huynh. 

Những năm trước, đến thời điểm này đã biết đậu hay rớt, riêng năm nay  nộp hồ sơ rồi vẫn thấp thỏm lo lắng: “Lần trước vô nộp hồ sơ ở lại 3,4 ngày vì nghe nói 3 ngày họ thông tin 1 lần, xếp bảng điểm thì mình phải theo dõi, cỡ tuần ni vô lại đây lên coi bảng hạng điểm thì thấy họ làm răng mình cũng không hiểu nữa. Mấy năm trước thấy dễ vì chọn trường trước, thi xong là biết rớt hay đậu liền, còn giờ biết điểm rồi mà như đánh số, chơi chứng khoán phải ngồi chờ đợi, nhìn trên mạng thấy mệt mỏi, đau đầu luôn hơn cả thi đại học nữa.

Hiện nay, hầu hết các trường đều công bố danh sách thí sinh ở cả 4 nguyện vọng. Với cách làm này sẽ có nhiều thí sinh điểm cao ở ngành nguyện vọng 1 cũng có tên trong danh sách ở ngành khác. Đến khi xét tuyển thí sinh chỉ được trúng tuyển một nguyện vọng. Vì thế danh sách thí sinh trúng tuyển ảo rất nhiều. Điều này buộc thí sinh phải cập nhật thông tin thường xuyên để có sự điều chỉnh phù hợp. Đối với những thí sinh ở gần đã khó, các em ở vùng sâu, vùng xa, việc cập nhật thông tin xét tuyển qua mạng internet càng trở ngại hơn.Đã vậy, khi muốn rút hồ sơ các em phải đến tận nơi làm thủ tục, vừa mất thời gian vừa tốn tiền đi lại.

Thí sinh Phan Hữu Tùng đăng ký xét tuyển vào Đại học Bách khoa Đà Nẵng lo lắng: “Năm nay áp dụng công nghệ rất nhiều, cứ 3 ngày cập nhật thứ hạng một lần, bắt buộc phải lên mạng coi thứ hạng của mình để coi thử nên rút hồ sơ hay giữ nguyên”.

 Để giảm bớt khó khăn cho phụ huynh và thí sinh, bắt đầu từ ngày 5/8  trang thông tin tuyển sinh trực tuyến của Đại học Đà Nẵng cập nhật thông tin đăng ký xét tuyển 2 ngày 1 lần, khuyến khích thí sinh đăng ký trực tuyến.

Theo Tiến sỹ Trần Đình Khôi Quốc, Trưởng Ban Đào tạo- Đại học Đà Nẵng, đăng ký trực tuyến  đầu tiên phải in, nhưng rất ít thí sinh, phụ huynh có máy in ở nhà. Mặt khác dù có đăng ký xét tuyển trực tuyến đi chăng nữa, thí sinh vẫn phải đến nộp hồ sơ trực tiếp. Nhiều người phải bỏ công ăn việc làm đưa con đến tận nơi xét tuyển. 

Tiến sỹ Trần Đình Khôi Quốc cho biết  thêm, Đại học Đà Nẵng sẽ sớm công bố điểm chuẩn dự kiến giúp thí sinh chọn ngành phù hợp với mức điểm của mình: “Với công bố trước đây, trong mỗi ngành ghi tất cả thí sinh có đăng ký vào ngành đó, kể cả nguyện vọng 1, 2, 3,4 thì thí sinh cũng không thể biết được mình có khả năng trúng tuyển hay không. Khi chúng tôi chạy chương trình để ra điểm chuẩn dự kiến thí sinh có thể nhìn vào để biết mình có khả năng trúng tuyển hay không. Có nghĩa là cung cấp cho thí sinh thông tin rõ hơn để thí sinh có thể chọn ngành phù hợp với mức điểm của mình, trước đây rất là khó nhìn, bản thân như bọn tôi nhìn cũng không được”.

 Đến nay, Đại học Đà Nẵng đã tiếp nhận hơn 12.000 hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 vào các trường thành viên của Đại học Đà Nẵng, thì đã có 700 hồ sơ xin rút xét tuyển. Tại các trường như Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế, Đại học Sư phạm và Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Đà Nẵng, số hồ sơ đăng ký xét tuyển vượt quá chỉ tiêu tuyển sinh. Càng đến những ngày cuối, phụ huynh và thí sinh càng thêm bất an, lo lắng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tuyển sinh đại học 2015: Điều chỉnh cách đăng ký nguyện vọng 1
Tuyển sinh đại học 2015: Điều chỉnh cách đăng ký nguyện vọng 1

VOV.VN -Thí sinh trực tiếp rút hồ sơ tại trường, tới Sở GD-ĐT địa phương hoặc tới các trường THPT nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển.

Tuyển sinh đại học 2015: Điều chỉnh cách đăng ký nguyện vọng 1

Tuyển sinh đại học 2015: Điều chỉnh cách đăng ký nguyện vọng 1

VOV.VN -Thí sinh trực tiếp rút hồ sơ tại trường, tới Sở GD-ĐT địa phương hoặc tới các trường THPT nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển.

Xét tuyển đại học, cao đẳng: Không thể tiếp tục áp dụng cách làm này
Xét tuyển đại học, cao đẳng: Không thể tiếp tục áp dụng cách làm này

VOV.VN - “Sau tuyển sinh đại học 2015, không nên bàn đến chuyện sửa đổi kỳ thi vừa qua như thế nào cho tốt hơn mà phải làm lại” – PGS Văn Như Cương. 

Xét tuyển đại học, cao đẳng: Không thể tiếp tục áp dụng cách làm này

Xét tuyển đại học, cao đẳng: Không thể tiếp tục áp dụng cách làm này

VOV.VN - “Sau tuyển sinh đại học 2015, không nên bàn đến chuyện sửa đổi kỳ thi vừa qua như thế nào cho tốt hơn mà phải làm lại” – PGS Văn Như Cương. 

Học viện Cảnh sát nhân dân là cơ sở giáo dục ĐH trọng điểm
Học viện Cảnh sát nhân dân là cơ sở giáo dục ĐH trọng điểm

VOV.VN - Ngày 12/8, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận Học viện Cảnh sát nhân dân là cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của lực lượng CAND.

Học viện Cảnh sát nhân dân là cơ sở giáo dục ĐH trọng điểm

Học viện Cảnh sát nhân dân là cơ sở giáo dục ĐH trọng điểm

VOV.VN - Ngày 12/8, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận Học viện Cảnh sát nhân dân là cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của lực lượng CAND.