Siết chặt chất lượng đào tạo đại học từ xa

VOV.VN -Đề án “Phát triển đào tạo từ xa giai đoạn 2015-2020” có nhiều cơ chế, chính sách quản lý, nâng cao chất lượng của loại hình đào tạo từ xa.

Trong năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Phát triển đào tạo từ xa giai đoạn 2015-2020”. Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga, đề án này có nhiều cơ chế, chính sách để cơ quan chức năng có thể quản lý, nâng cao chất lượng của loại hình đào tạo từ xa.

Tại Việt Nam, hình thức đào tạo đại học, cao đẳng từ xa đã xuất hiện từ đầu những năm 1990 với 2 trường đại học được Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo cử nhân hệ giáo dục từ xa chính cho cả nước là Đại học Mở Hà Nội và Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh.

Thí sinh nộp hồ sơ tuyển sinh đại học năm 2015 

Đến nay, sau hơn 20 năm triển khai, rất nhiều trường đại học, cao đẳng đã tham gia đào tạo theo hình thức này, tạo điều kiện cho mọi người dân có thể theo học.

Tuy nhiên, hiện hình thức đào tạo từ xa đang bộc lộ nhiều bất cập, như: một số trường chỉ chạy đua về phát triển số lượng mà chưa quan tâm đến chất lượng đào tạo, chưa có giáo viên chuyên biệt dành riêng cho hệ đào tạo từ xa.

Việc thiết kế chương trình đào tạo của các trường chưa có sự thống nhất, nên chất lượng đào tạo không đồng đều. Đã xuất hiện tình trạng học hộ, thi hộ. Nhiều chứng chỉ, bằng cấp của hình thức đào tạo từ xa vẫn chưa được xã hội thừa nhận.

Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, đào tạo từ xa là một phương thức phát triển giáo dục rất hiệu quả, tạo cơ hội cho mọi người dân có thể học tập ở mọi lúc, mọi nơi. Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng quy chế và những chính sách cần thiết để triển khai có hiệu quả Đề án “Phát triển đào tạo từ xa giai đoạn 2015-2020”.

“Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ điều chỉnh những chính sách, quản lý chất lượng hệ đào tạo từ xa, làm sao cho bằng cấp không thua kém bằng học chính quy. Bởi vì là một hình thức phát triển giáo dục mà chúng ta sẽ áp dụng trong thời gian sắp tới. 

Ví dụ như vấn đề tuyển sinh, kiểm soát chất lượng đào tạo, giáo trình, mức độ tương tác giữa người học với người dạy như thế nào; cuối cùng là vấn đề kiểm tra, đánh giá. Tất cả những thứ đó chúng ta sẽ có quy trình để các trường có đào tạo từ xa họ phải thực hiện đúng để đảm bảo chất lượng” – ông Bùi Văn Ga nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cổ phần hóa Đại học công lập không phải là thương mại hóa giáo dục
Cổ phần hóa Đại học công lập không phải là thương mại hóa giáo dục

VOV.VN -Cổ phần hóa đại học giúp các trường nâng cao chất lượng đào tạo, tự chủ hơn trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học theo khuôn khổ pháp luật. 

Cổ phần hóa Đại học công lập không phải là thương mại hóa giáo dục

Cổ phần hóa Đại học công lập không phải là thương mại hóa giáo dục

VOV.VN -Cổ phần hóa đại học giúp các trường nâng cao chất lượng đào tạo, tự chủ hơn trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học theo khuôn khổ pháp luật. 

Sai phạm tại Đại học Thái Nguyên: Bộ Giáo dục lên tiếng
Sai phạm tại Đại học Thái Nguyên: Bộ Giáo dục lên tiếng

VOV.VN -Đại học Thái Nguyên phải rà soát, xử lý các khoản thu không đúng và phải có báo cáo chi tiết gửi Bộ GD-ĐT thẩm định.

Sai phạm tại Đại học Thái Nguyên: Bộ Giáo dục lên tiếng

Sai phạm tại Đại học Thái Nguyên: Bộ Giáo dục lên tiếng

VOV.VN -Đại học Thái Nguyên phải rà soát, xử lý các khoản thu không đúng và phải có báo cáo chi tiết gửi Bộ GD-ĐT thẩm định.

Các trường đại học phải giảm, tiến tới dừng tuyển sinh hệ cao đẳng
Các trường đại học phải giảm, tiến tới dừng tuyển sinh hệ cao đẳng

VOV.VN -Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 32 Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục đại học.

Các trường đại học phải giảm, tiến tới dừng tuyển sinh hệ cao đẳng

Các trường đại học phải giảm, tiến tới dừng tuyển sinh hệ cao đẳng

VOV.VN -Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 32 Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục đại học.

Cổ phần hóa Đại học công lập: Lãnh đạo các trường nghĩ gì?
Cổ phần hóa Đại học công lập: Lãnh đạo các trường nghĩ gì?

VOV.VN- Lãnh đạo một số trường đại học công lập cho rằng, lĩnh vực giáo dục không thể chạy theo lợi nhuận nên cần cân nhắc kỹ khi thực hiện cổ phần hóa.

Cổ phần hóa Đại học công lập: Lãnh đạo các trường nghĩ gì?

Cổ phần hóa Đại học công lập: Lãnh đạo các trường nghĩ gì?

VOV.VN- Lãnh đạo một số trường đại học công lập cho rằng, lĩnh vực giáo dục không thể chạy theo lợi nhuận nên cần cân nhắc kỹ khi thực hiện cổ phần hóa.

Siết chặt chỉ tiêu đào tạo Đại học: Một nửa số giảng viên sẽ thất nghiệp?
Siết chặt chỉ tiêu đào tạo Đại học: Một nửa số giảng viên sẽ thất nghiệp?

Năm 2016, Bộ GD-ĐT khống chế quy mô đào tạo sinh viên chính quy bậc đại học khiến nhiều trường lo ngại sẽ có nhiều giảng viên thất nghiệp.

Siết chặt chỉ tiêu đào tạo Đại học: Một nửa số giảng viên sẽ thất nghiệp?

Siết chặt chỉ tiêu đào tạo Đại học: Một nửa số giảng viên sẽ thất nghiệp?

Năm 2016, Bộ GD-ĐT khống chế quy mô đào tạo sinh viên chính quy bậc đại học khiến nhiều trường lo ngại sẽ có nhiều giảng viên thất nghiệp.