Phản hồi sau loạt bài về “Đạo đức học đường” trên VOV online

VOV.VN - Hàng trăm ý kiến tâm huyết cho rằng, đạo đức học đường hiện nay còn nhiều tồn tại, cần thiết phải có sự uốn nắn kịp thời…

Sau khi VOV online đăng loạt bài "Đạo đức" học đường: Nhất định phải thay đổi!", đã có hàng trăm độc giả viết thư, gọi điện và có người còn đến tận Tòa soạn để gửi ý kiến tâm huyết. Đa số ý kiến đều cho rằng, đạo đức học đường hiện nay còn nhiều tồn tại, cần thiết phải có sự thay đổi, bởi “đạo đức là cái gốc, là nền tảng nhân cách của mỗi con người”.

Rèn đức từ những việc làm nhỏ nhất

Độc giả Lương Dân kể rằng, trước đây khi còn đi học, kể từ học “vỡ lòng” cho đến hết cấp ba, tất cả các học sinh đều phải tự lau bảng, quét lớp, hàng tuần phải vệ sinh trường lớp. “Việc tuy nhỏ nhưng ý nghĩa lại thật lớn. Bây giờ tôi mới thấm thía rằng, qua những việc làm nho nhỏ đó đã giúp tôi tự tin hơn trong lao động, tạo nên sự gắn kết, đồng cảm sẻ chia với bạn bè, với mọi người và hơn hết nó trực tiếp dạy tôi biết lao động, yêu quý lao động. Còn bây giờ, ở trường mọi việc từ lớn, tới nhỏ mọi việc đều đã có lao công quét dọn. Ở cạnh nhà tôi có một trường tiểu học, trừ mặt tiền là cổng trường, còn ba phía khác thì nào phân, rác bộn bề mà chẳng bao giờ thấy được quét dọn. Thiết nghĩ việc tổ chức cho các em tự lau chùi, dọn dẹp trong ngoài trường, lớp. Đây là công việc trong tầm tay của các em, việc nhỏ nhưng nghĩa lớn- thông qua đó góp phần giáo dục con em chúng ta biết lao động, yêu quý lao động và hơn hết biết cách sống”.

Bạn Minh Giang thì chia sẻ “ở quê tôi, con em xuất phát từ lam lũ, vất vả, ăn còn chưa no, không đươc bố mẹ chăm chút mà con vẫn tự giác học hành và đỗ đạt, đặc biệt sống rất tình cảm, ngoan ngoãn, tự lập. Còn con em ở thành phố được bố mẹ lo cho đầy đủ, sống thiếu tính tự lập và đặc biệt không quan tâm tới ai...”.

Bạn Giang cho rằng, một số gia đình trong những ngày nghỉ Thứ 7, Chủ nhật, nghỉ hè cho con đến chùa Thiền viện để học đạo làm người là một sự ỷ lại của cha mẹ vào nhà chùa. “Theo tôi, việc giáo dục con cái đầu tiên là từ gia đình, học ở đâu thì việc học từ trong nhà cũng phải thực hiện trước. Dạy con sống cho tốt, biết yêu thương người thân cũng như với những nguời xung quanh, phải biết chia sẻ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình...”.

Ở vùng cao Hà Giang, gửi thư về VOV online, độc giả Sùng A Sẻo kể rằng, hồi bạn còn nhỏ, thầy giáo chỉ cho dùng bút chấm mực và luyện chữ, ở lớp học gần như đã thuộc bài, học bài theo nhóm, truy bài đến nơi, giúp nhau cùng vươn lên, thành tích chỉ là điểm 8-9 khích lệ cho cả nhóm, vậy mà bây giờ ai cũng có vị trí trong xã hội và là những người thanh liêm. “Bây giờ thì sao? Tôi không dám chê nhưng có rất nhiều người nói nhiều, làm ít, nói rất hay nhưng không làm hay. Rồi những chuyện không hay bày ra trước mắt trẻ con, nào là quần áo thiếu vải, trên mạng thì thông tin hỗn loạn… thì làm gì trẻ con chẳng học theo”.

Giáo dục nhân cách phải từ gia đình, nhà trường, xã hội

Nhiều độc giả cho rằng, muốn rèn đức cho con trẻ phải bắt đầu từ gia đình, những không thể thiếu sự phối hợp chặt chẽ của nhà trường và xã hội. Đặc biệt, xã hội có ảnh hưởng không nhỏ tới sự hình thành và phát triển nhân cách một con người.

Bạn đọc Lê Thị Hương nhấn mạnh, việc giáo dục nhân cách, đạo đức của thế hệ trẻ không thể quy trách nhiệm cho giáo dục ở nhà trường, mà đó là sản phẩm của toàn xã hội, sự tác động từ nhiều yếu tố, từ gia đình, từ môi trường xã hội. Đặc biệt các tiêu cực xã hội, sự coi nhẹ các chuẩn mực đạo đức truyền thống, ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách của học sinh.

Để đảm bảo việc giáo dục cho học sinh đạt hiệu quả, thì việc kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội là cần thiết

“Đạo đức sẽ chẳng có chỗ đứng khi mà trong xã hội nhiều giá trị được cân, đo, đong đếm bằng tiền. Sự mua bán tất cả mọi thứ, thậm chí là cả đạo đức, thử hỏi những bài đạo đức xa rời thực tiễn như thế có còn phù hợp không? Những giáo viên giảng dạy môn GDCD, giảng dạy đạo đức rất khó khăn khi truyền đạt những chuẩn mực đạo đức trong sách vở khi mà thực tế xã hội có quá nhiều tiêu cực. Cô giáo GDCD dạy "thực hiện công bằng trong giáo dục" nhưng các thầy cô dạy Toán, Lý, Hóa... lại được dạy thêm và học sinh chỉ học thêm các môn đó?. Cô dạy GDCD dạy "mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật" nhưng nhiều người khi phạm luật giao thông lại gọi điện thoại cho “người quen” thì lại được tha? Cô GDCD dạy "lương y như từ mẫu" nhưng chính cô thầy giáo cũng phải chịu cảnh "giam lỏng" khi đi khám sức khỏe cho bản thân và con cái của họ vì không quen biết hay không có phong bì... Đã đến lúc phải "chấn hưng đạo đức của toàn xã hội" chứ không chỉ "đạo đức" trong ngành Giáo dục”- Bạn Hương viết.

Theo độc giả Nguyễn Thị Kim Chung, đạo đức, nhân cách con người được hình thành và phát triển trong cuộc sống, chịu ảnh hướng của các mối quan hệ xã hội. Hiện nay thế hệ trẻ chịu ảnh hưởng không nhỏ mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường. Đạo đức của lớp trẻ hiện nay không thể tiến bộ được nếu như người lớn không nhìn hết những căn nguyên ảnh hưởng tiêu cực đến nó. Hàng ngày, hàng giờ trẻ đang chứng kiến lối sống thiếu gương mẫu của bộ phận không nhỏ của người lớn, đặc biệt là việc tham nhũng, sách nhiễu, bè phái, coi đồng tiền hơn nhân cách con người. Cái xấu đó len lỏi đến tất cả các tầng lớp trong xã hội.

Bạn Kim Chung trăn trở “hoạt động của các đoàn thể là sân chơi, đồng thời cũng là nơi thể nghiệm những kiến thức mà trẻ đã lĩnh hội được ở nhà trường cũng như trong cuộc sống, nhưng hoạt động của Đội và Đoàn chỉ mang tính hình thức, thiếu thực tế đối với từng độ tuổi. Mối quan hệ giữa 3 môi trường giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội không có sự gắn kết. Theo tôi, muốn chấn hưng nền giáo dục nước nhà phải có sự cải cách trong toàn xã hội, tất cả đều có lỗi. Muốn giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ không chỉ chỉnh sửa chương trình giáo dục mà phải chỉnh sửa tư cách của các cấp lãnh đạo, đội ngũ các nhà giáo dục và phải tạo điều kiện cho các đoàn thể hoạt động một cách thiết thực, gắn với thực tế”.

Cùng quan điểm với độc giả Kim Chung, bạn Hoàng Anh cho rằng, song song với việc quan tâm giáo dục đạo đức trong trường học thì chính những người lớn, những người có quyền, có chức cũng phải làm gương là những người tốt. Nếu không thày cô cứ dạy, cứ giáo dục nhưng trò không tiếp nhận được bao vì những hình ảnh phản cảm luôn trước mắt, trong cuộc sống các em. 

Học sinh không còn thời giờ để học “làm người”?

Cho rằng học sinh bây giờ phải chịu áp lực quá lớn về thời gian, không còn thời gian cho những việc khác, trong đó có việc rèn đức, bạn Nguyễn Thị Huệ viết: “Thời gian học các em đã chiếm hết thời gian giáo dục của bố mẹ thì làm sao các em hiểu được đạo đức làm người là như thế nào. Đối với học sinh Tiểu học, một ngày học 2 buổi ở trường, tối về lại làm bài ở lớp cô giao, khi làm xong các em đã cảm thấy buồn ngủ và mệt mỏi. Tôi mong rằng, Bộ GD-ĐT  hãy chấn chỉnh lại và giảm bớt thời gian học ở trường để các em còn có thời gian gần gũi và sự quan tâm giáo dục của gia đình”.

“Tôi mong nền giáo dục nước nhà những người quan tâm và chỉ đạo hướng đi vào thực tế. Chương trình học bớt đi. Trên lớp đưa môn đạo đức vào chương trình học hàng đầu và - cần chấn chỉnh ngay bệnh học thành tích”- Bạn Minh Giang viết.

Cũng trăn trở về đạo đức trong xã hội hiện nay, bạn Hoàng Anh Tú cho rằng, nếu học vấn cao nhưng đạo đức, kỹ năng sống kém thì sẽ hỏng mọi việc. “Nhưng muốn làm việc này, điều then chốt vẫn là từ ý thức đạo đức của giáo viên. Rất nhiều giáo viên hiện nay tư cách đạo đức quá yếu. Vậy thì sao dạy được học sinh thành người có ý thức đạo đức tốt được”.

Bạn Nguyễn Cường thì cho rằng, đạo đức học sinh xuống cấp không thể trách các em, không thể đổ lỗi cho ngành giáo dục, nhà trường và giáo viên vì xã hội nào thì “sản phẩm” đấy. Gia đình không thể giáo dục các em khi ra xã hội còn nhiều điều xấu và tiêu cực. Thử hỏi, giáo viên muốn dạy thật nhưng bệnh thành tích đã ăn sâu thì không thể làm khác được. Và khi thầy cô giảng trên lớp những điều tốt đẹp nhưng ngoài xã hội còn nhiều tiêu cực thì các em tin không? “Muốn thay đổi trước hết làm cho môi trường giáo dục trong sạch, không phải bắt nguồn từ giáo viên mà  phải từ cả xã hội. Phải làm cho cái xấu không có đất sống, các em được sống trong môi trường lành mạnh mới là trường học thiết thực nhất”.

Cùng quan điểm với độc giả Nguyễn Cường, bạn Chấn Hưng cũng cho rằng, chúng ta đừng đổ lỗi cho giáo dục mà hãy nhìn vào thực tế cuộc sống, xã hội mà ta đang sống xem nó phát triển như thế nào. Muốn chấn hưng giáo dục, phải chấn hưng xã hội trước đã, sống và làm theo pháp luật thì mới mong có được môi trường sống lành mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thứ trưởng GD-ĐT: Nguồn nhân lực bị “loại” ngay trên sân nhà
Thứ trưởng GD-ĐT: Nguồn nhân lực bị “loại” ngay trên sân nhà

VOV.VN-Nhiều doanh nghiệp không tuyển dụng được nhân sự vì hiện nay, nhiều lao động thiếu kiến thức xã hội, kỹ năng thực hành kém.

Thứ trưởng GD-ĐT: Nguồn nhân lực bị “loại” ngay trên sân nhà

Thứ trưởng GD-ĐT: Nguồn nhân lực bị “loại” ngay trên sân nhà

VOV.VN-Nhiều doanh nghiệp không tuyển dụng được nhân sự vì hiện nay, nhiều lao động thiếu kiến thức xã hội, kỹ năng thực hành kém.

Giáo dục Đại học: Không nên phân biệt trường ngoài công lập!
Giáo dục Đại học: Không nên phân biệt trường ngoài công lập!

VOV.VN-Theo nhiều chuyên gia, công lập và ngoài công lập như đôi cánh của con chim, phải phát triển cân đối thì mới cất cánh được...

Giáo dục Đại học: Không nên phân biệt trường ngoài công lập!

Giáo dục Đại học: Không nên phân biệt trường ngoài công lập!

VOV.VN-Theo nhiều chuyên gia, công lập và ngoài công lập như đôi cánh của con chim, phải phát triển cân đối thì mới cất cánh được...

Chấn hưng giáo dục phải bắt đầu từ người thầy
Chấn hưng giáo dục phải bắt đầu từ người thầy

VOV.VN -Sách giáo khoa viết dở mà gặp một thầy giỏi thì giờ học vẫn tốt, học sinh vẫn khá được. Do vậy, đào tạo sư phạm phải có sự thay đổi.

Chấn hưng giáo dục phải bắt đầu từ người thầy

Chấn hưng giáo dục phải bắt đầu từ người thầy

VOV.VN -Sách giáo khoa viết dở mà gặp một thầy giỏi thì giờ học vẫn tốt, học sinh vẫn khá được. Do vậy, đào tạo sư phạm phải có sự thay đổi.

"Tôi ủng hộ việc không chấm điểm học sinh lớp 1"
"Tôi ủng hộ việc không chấm điểm học sinh lớp 1"

VOV.VN-Việc chấm điểm cho học sinh lớp 1 sẽ không thể chính xác, công bằng vì hiện có quá nhiều phụ huynh cho con học trước.

"Tôi ủng hộ việc không chấm điểm học sinh lớp 1"

"Tôi ủng hộ việc không chấm điểm học sinh lớp 1"

VOV.VN-Việc chấm điểm cho học sinh lớp 1 sẽ không thể chính xác, công bằng vì hiện có quá nhiều phụ huynh cho con học trước.

Nguyên Thứ trưởng GD-ĐT: Đào tạo Đại học không ổn!
Nguyên Thứ trưởng GD-ĐT: Đào tạo Đại học không ổn!

VOV.VN - "Đầu vào thi cử quá nặng nề, nhưng trong quá trình học không có sự sàng lọc, học bao nhiêu ra trường bấy nhiêu..."

Nguyên Thứ trưởng GD-ĐT: Đào tạo Đại học không ổn!

Nguyên Thứ trưởng GD-ĐT: Đào tạo Đại học không ổn!

VOV.VN - "Đầu vào thi cử quá nặng nề, nhưng trong quá trình học không có sự sàng lọc, học bao nhiêu ra trường bấy nhiêu..."