Đổi mới thi cử: Vội vã và sự đã rồi!

VOV.VN - Lý tưởng nhất là từ khi chúng ta thông báo hay là từ khi có chủ trương thì 3 năm sau mới tổ chức thi.

Thời gian qua, hai vấn đề của ngành giáo dục- đào tạo được xã hội dành sự quan tâm đặc biệt đó là đổi mới thi cử và bạo lực học đường. Đây cũng là những vấn đề được nêu trong Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân do Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIII.

Đổi mới thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng... là những giải pháp của ngành giáo dục- đào tạo thời gian qua nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, giảm áp lực thi cử căng thẳng cho học sinh và giảm sự tốn kém không cần thiết cho cả xã hội. Tuy nhiên, người dân và các chuyên gia giáo dục cũng lo lắng về tính hiệu quả và sự phù hợp thực tế của các giải pháp đổi mới này.

Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố phương án đổi mới thi cử, một số ý kiến cho rằng, quyết định của ngành là vội vã, gây khó khăn cho học sinh và cả giáo viên. Một số ý kiến khác lại nhận định, việc đổi mới thi cử tuy vội vã, nhưng đó là việc phải làm để nâng cao chất lượng đào tạo.

Tiến sỹ Giáp Văn Dương- người xây dựng cổng giáo dục trực tuyến Giapschool phân tích: “Tôi cho rằng hơi vội vã. Lý tưởng nhất là từ khi chúng ta thông báo hay là từ khi có chủ trương thì 3 năm sau mới tổ chức thi. Bởi vì khi đó các em vào lớp 10 thì các em biết rằng mình sẽ thi dưới hình thức nào đấy là tốt nhất. Nhưng mà tình thế bây giờ thì không thể làm như vậy được nữa vì nhiều lý do. Một trong những lý do là 3 năm nữa lại chuyển sang nhiệm kỳ của Bộ trưởng mới. Và thường ở đầu nhiệm kỳ thì các việc cải cách như thế này khó thực hiện, thì chỉ còn 1 năm nữa thôi để Bộ trưởng Bộ Giáo dục hiện thời thực hiện việc cải cách này. Chúng ta đang bị dồn đến đường cùng là phải làm trong năm nay hoặc năm sau cho nên không còn cách nào khác là phải thực hiện”.

Các chuyên gia cũng nhận định, việc đổi mới thi cử đang tác động tích cực đến việc dạy và học hiện nay. Về phía giáo viên dù gặp một số khó khăn nhưng đã chủ động, sáng tạo trong giảng dạy. Học sinh thì tích cực tự học hơn. Đối với kỳ thi THPT quốc gia sắp tới, do là năm đầu tiên tổ chức nên khó tránh khỏi những bất cập, sai sót nên cần có sự điều chỉnh ở kỳ thi năm sau.

Về vấn đề bạo lực học đường xảy ra ở một số trường học, các chuyên gia cho rằng, đây là hậu quả của việc buông lỏng trong giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống cho học sinh của chính gia đình, nhà trường và ngành chức năng. Khi các vụ bạo lực học đường xảy ra lại không được các bên liên quan xử lý triệt để, nên không đủ sức răn đe học sinh vi phạm, dẫn đến bạo lực học đường ngày càng phổ biến hơn, gây bức xúc trong xã hội. Hiện các đơn vị chức năng vẫn chưa có khảo sát để đánh giá đúng mức tình trạng bạo lực học đường và chưa tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề này.

Giáo sư- Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Khoa học tâm lý- Giáo dục Việt Nam cho rằng: Chúng ta đừng vội kết luận là bây giờ nguy hiểm hơn trước, năm nay cao hơn hay thấp hơn. Bởi vì trước đây có khi có nhiều vụ việc nghiêm trọng hơn mà không phát hiện ra. Nhưng tính chất các vụ việc xảy ra là rất nghiêm trọng, đáng báo động và là một cảnh báo rất ghê gớm đối với xã hội và xã hội phải lên tiếng. Nhưng vấn đề bây giờ là kiểm soát và phải xử lý thật nghiêm, phải làm nghiêm một số vụ để răn đe, chứ không phải là lúc ấy gia đình lại đút ít tiền, gia đình kia đút ít tiền lại xí xóa thì không được”.

Tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội nhận định, bạo lực học đường đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống của một bộ phận học sinh. Để giảm các vụ bạo lực học đường, cùng với sự giáo dục của gia đình thì công tác quản lý của các nhà trường phải tổ chức khoa học hơn để kịp thời phát hiện và uốn nắn các em. Bên cạnh đó, các tổ chức xã hội, cơ quan chức năng phải có chế tài xử phạt đủ mạnh để răn đe học sinh vi phạm.

“Bạo lực học đường, chúng ta để dây dưa nhiều quá. Chúng ta phải nghĩ đến chế tài xử phạt. Hiện nay, các vị thành niên của chúng ta chưa phạt được về mặt hành chính, về mặt tiền nong nhưng sẽ phải cải tạo về mặt lao động nếu những học sinh nào quá đáng, hoặc gia đình phải chịu trách nhiệm, phải phạt nặng. Chúng ta phải có chế tài tác động đến xã hội, tác động đến từng gia đình, từng học sinh thì mới chấm dứt được chứ bây giờ chúng ta cứ hô hào với trách móc nhau thì không có kết quả.”- ông Nguyễn Tùng Lâm nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng GD-ĐT: Khó khăn nhất khi đổi mới thi cử là thay đổi tư duy
Bộ trưởng GD-ĐT: Khó khăn nhất khi đổi mới thi cử là thay đổi tư duy

VOV.VN -Nếu toàn xã hội có sự thay đổi về nhận thức, tư duy theo Nghị quyết 29-NQ/TW thì đổi mới giảng dạy, học tập và thi cử mới thành công.

Bộ trưởng GD-ĐT: Khó khăn nhất khi đổi mới thi cử là thay đổi tư duy

Bộ trưởng GD-ĐT: Khó khăn nhất khi đổi mới thi cử là thay đổi tư duy

VOV.VN -Nếu toàn xã hội có sự thay đổi về nhận thức, tư duy theo Nghị quyết 29-NQ/TW thì đổi mới giảng dạy, học tập và thi cử mới thành công.

Giảm số môn thi tốt nghiệp sẽ giảm áp lực thi cử?
Giảm số môn thi tốt nghiệp sẽ giảm áp lực thi cử?

VOV.VN - "Những thay đổi này sẽ làm giảm áp lực thi cử, nhưng vẫn đảm bảo độ tin cậy về chất lượng giáo dục...". ông Mai Văn Trinh nói.

Giảm số môn thi tốt nghiệp sẽ giảm áp lực thi cử?

Giảm số môn thi tốt nghiệp sẽ giảm áp lực thi cử?

VOV.VN - "Những thay đổi này sẽ làm giảm áp lực thi cử, nhưng vẫn đảm bảo độ tin cậy về chất lượng giáo dục...". ông Mai Văn Trinh nói.

Trên 99% đỗ tốt nghiệp THPT: Tác động của đổi mới thi cử?
Trên 99% đỗ tốt nghiệp THPT: Tác động của đổi mới thi cử?

VOV.VN -Theo Bộ GD-ĐT, kết quả trên phản ánh những điều chỉnh, đổi mới của kỳ thi năm nay đã có tác động tích cực, nâng cao chất lượng đánh giá công nhận tốt nghiệp THPT.

Trên 99% đỗ tốt nghiệp THPT: Tác động của đổi mới thi cử?

Trên 99% đỗ tốt nghiệp THPT: Tác động của đổi mới thi cử?

VOV.VN -Theo Bộ GD-ĐT, kết quả trên phản ánh những điều chỉnh, đổi mới của kỳ thi năm nay đã có tác động tích cực, nâng cao chất lượng đánh giá công nhận tốt nghiệp THPT.

Đổi mới toàn diện giáo dục   nhất định phải thay đổi thi cử
Đổi mới toàn diện giáo dục nhất định phải thay đổi thi cử

VOV.VN -Đổi mới đào tạo và thi cử là những yếu tố quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực của đất nước trong tương lai.

Đổi mới toàn diện giáo dục   nhất định phải thay đổi thi cử

Đổi mới toàn diện giáo dục nhất định phải thay đổi thi cử

VOV.VN -Đổi mới đào tạo và thi cử là những yếu tố quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực của đất nước trong tương lai.