Đổi mới tuyển chọn cán bộ ở Thái Bình: Động lực để công chức phấn đấu

VOV.VN -Thực tế thi tuyển cán bộ, công chức đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, là động lực để cán bộ phấn đấu, bảo đảm “đúng người, đúng việc”.

Bài 1: Đổi mới tuyển chọn cán bộ, công chức:“Con sãi ở chùa thôi quét lá đa”

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cán bộ nào, phong trào ấy”, cùng với việc nâng cao chất lượng thi tuyển công chức, Tỉnh ủy Thái Bình đã đổi mới mạnh mẽ các khâu: từ tuyển chọn cán bộ, đến đào tạo, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Động lực để vươn lên

Vinh dự là một trong những người đầu tiên trúng tuyển cuộc thi tuyển chọn chức danh lãnh đạo đối với cấp huyện, thành phố ở tỉnh Thái Bình, ông Bùi Bá Vường, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Hưng cho biết: Trước khi tham gia thi tuyển, ông là Trưởng phòng Y tế huyện. Nhờ có chương trình hành động khả thi và phiếu tín nhiệm cao, ông Vường đã vượt qua 3 ứng cử viên khác trong nguồn quy hoạch để được giữ chức Phó Chủ tịch UBND huyện.

Ông Bùi Bá Vường, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Hưng

Để chọn được người lãnh đạo thực sự có năng lực, tỉnh Thái Bình đề ra 3 yêu cầu đối với người dự tuyển gồm: lấy phiếu tín nhiệm, thi viết và bảo vệ chương trình hành động trước tập thể Tỉnh ủy.

Trước đây, hình thức đề bạt, bổ nhiệm cán bộ thường dựa trên những đánh giá định tính. Nhưng với hình thức tuyển chọn này, chất lượng cán bộ đã được định lượng rõ ràng. Thực hiện đúng những điều đã đưa ra trong chương trình hành động, sau 3 năm, ông Bùi Bá Vường rất tự tin khi cho rằng, mình đã làm được những điều đã nói: Về giáo dục, huyện Đông Hưng 10 năm liên tục dẫn đầu các huyện, thành phố và năm sau tiêu chí cao hơn năm trước.

Hiện toàn huyện có 7 trường liên xã. Trường mầm non tập trung về 1 điểm để tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật chất tốt nhất; 41/44 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia, là nền tảng để thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày một tốt hơn. Đặc biệt, tỷ lệ lao động việc làm được đào tạo ngày một tăng lên và vượt chỉ tiêu đảng bộ huyện đặt ra.

Với ông Bùi Bá Vường, việc thi tuyển chức danh lãnh đạo là một trong những động lực rất lớn để cho cán bộ, công nhân viên chức phấn đấu vươn lên: “Tôi xác định việc thi tuyển chức danh lãnh đạo là một cơ hội để kiểm định lại bản thân mình khả năng thế nào để có biện pháp phấn đấu vươn lên. Ngoài phần thúc đẩy động lực của mỗi cá nhân, thì cũng chọn được những người có khả năng hơn vào chức danh lãnh đạo và cũng là một dịp để cho những người nếu không trúng tuyển một cơ hội thực tế để học tập và từng bước khắc phục một trong những hạn chế tồn tại về chức danh lãnh đạo của chúng ta”.

Không chỉ thi tuyển chức danh lãnh đạo cấp huyện, Thái Bình còn tổ chức thi tuyển đối với chức danh hiệu trưởng, hiệu phó của các trường phổ thông trên địa bàn. Việc thi tuyển đã khắc phục được nhiều tồn tại, hạn chế của việc bổ nhiệm nguồn tại chỗ như trước đây. Cụ thể, chất lượng cán bộ nguồn của từng trường khác nhau, nếu bổ nhiệm tại chỗ không qua thi tuyển sẽ dẫn đến khó tìm được cán bộ lãnh đạo, quản lý có tiêu chuẩn tốt hơn, nhất là ở những trường vùng sâu, vùng xa, nguồn cán bộ quy hoạch còn hạn chế.

Ông Phạm Văn Viễn, Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Đông Hưng

Ngoài ra, 3 năm qua, có rất nhiều nhóm chức danh cũng được tỉnh Thái Bình tổ chức thi tuyển như: Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, Phó Giám đốc và tương đương thuộc sở, ban ngành, Bí thư và Phó Bí thư các huyện, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy, Phó Hiệu trưởng các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh…

Ông Phạm Văn Viễn, Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Đông Hưng cho biết: “Hàng năm, Ban thường vụ Tỉnh ủy có mở các lớp về bồi dưỡng kiến thức về công tác xây dựng đảng và quản lý nhà nước đối với các nguồn được quy hoạch, sau đó tổ chức thi viết và Ban thường vụ Huyện ủy căn cứ vào điểm thi để lựa chọn. Đối với cấp trưởng có tính điểm thi viết để thực hiện trong Quy trình tuyển chọn, vì vậy đảm bảo quy trình dân chủ, công khai minh bạch. Đa số các đồng chí được tuyển chọn vào các chức danh lãnh đạo quản lý đã phát huy được năng lực, sở trường. Kiến thức thực tiễn được nâng lên đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của các đơn vị cần được bổ nhiệm lãnh đạo quản lý”.

Thi trượt vẫn vui vẻ

Với hình thức tuyển chọn cán bộ công khai, trên thực tế, có ứng viên tham gia thi nhiều lần nhưng không đạt, vẫn rất vui vẻ vì cuộc thi được tiến hành công bằng, minh bạch, phản ánh đúng năng lực của mỗi ứng viên và phương thức này được dư luận đánh giá cao; không còn suy nghĩ tiêu cực trong chạy chức, chạy quyền và hạn chế được vai trò cá nhân chi phối công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.

Trao đổi với phóng viên VOV, ông Trần Thế Nghiêm, Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy khẳng định: Việc tuyển chọn cán bộ đã thực hiện đúng nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, bảo đảm dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch và cạnh tranh bình đẳng, kết hợp hài hòa với việc điều động luân chuyển và phân công cấp ủy của tỉnh. Tuyển chọn cán bộ là một trong những giải pháp quan trọng của công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4.

Ông Trần Thế Nghiêm cho biết: “Hằng năm, tỉnh đều tổ chức thi viết vào đầu năm. Sau quá trình làm thì chúng tôi thấy rằng, chương trình hành động của các đồng chí đã trúng tuyển từ cấp tỉnh, đến cấp huyện tương đương đều bám sát vào chương trình hành động đã đề ra. Trong thời gian tới, chúng tôi xác định thực hiện một cách tốt hơn và quyết liệt hơn Nghị quyết trung ương 4.

Ông Trần Thế Nghiêm, Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy
Thứ nữa là trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 19 cũng nhấn mạnh công tác cán bộ trong công tác xây dựng Đảng. Ý chí của Ban thường vụ là tiếp tục thực hiện, tất cả các quy trình để bổ nhiệm cán bộ đều được lượng hóa bằng điểm”.

Có thể khẳng định, đổi mới công tác tuyển chọn cán bộ, công chức ở Thái Bình đã đem lại những kết quả tích cực, nhưng số lượng các địa phương làm được như Thái Bình chưa hẳn đã nhiều, hoặc các kỳ thi tuyển dù “công khai” nhưng nhiều người vẫn nghi ngờ tính “minh bạch”. Thực tế này dẫn đến hậu quả là “chảy máu chất xám”, người tài nản lòng, không còn tin vào các kỳ thi tuyển công chức…

Nội dung này sẽ được chúng tôi đề cập ở phần 3 của phóng sự này với tựa đề: “Thi tuyển cán bộ, công chức và niềm tin của xã hội”. Mời các bạn đón đọc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội: Gần 4.000 thí sinh thi công chức, chỉ đỗ hơn 200 người
Hà Nội: Gần 4.000 thí sinh thi công chức, chỉ đỗ hơn 200 người

VOV.VN -Đã có 3.924 hồ sơ đăng ký dự tuyển. Tuy nhiên số thí sinh trúng tuyển thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu tuyển dụng được phê duyệt là 458 người

Hà Nội: Gần 4.000 thí sinh thi công chức, chỉ đỗ hơn 200 người

Hà Nội: Gần 4.000 thí sinh thi công chức, chỉ đỗ hơn 200 người

VOV.VN -Đã có 3.924 hồ sơ đăng ký dự tuyển. Tuy nhiên số thí sinh trúng tuyển thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu tuyển dụng được phê duyệt là 458 người

Hà Nội: 30 thạc sĩ, cử nhân xuất sắc trượt thi công chức
Hà Nội: 30 thạc sĩ, cử nhân xuất sắc trượt thi công chức

Trong số các thí sinh dự thi công chức nhưng không đạt, có 5 người có bằng thạc sĩ loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài

Hà Nội: 30 thạc sĩ, cử nhân xuất sắc trượt thi công chức

Hà Nội: 30 thạc sĩ, cử nhân xuất sắc trượt thi công chức

Trong số các thí sinh dự thi công chức nhưng không đạt, có 5 người có bằng thạc sĩ loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài

Thi công chức: Không phải cứ học nước ngoài là giỏi
Thi công chức: Không phải cứ học nước ngoài là giỏi

VOV.VN - Người đi học nước ngoài không nhất thiết phải giỏi, chỉ cần có tiền là đi học được, ngoài ra, bằng cấp ở một số nước cũng cần xem xét kỹ.

Thi công chức: Không phải cứ học nước ngoài là giỏi

Thi công chức: Không phải cứ học nước ngoài là giỏi

VOV.VN - Người đi học nước ngoài không nhất thiết phải giỏi, chỉ cần có tiền là đi học được, ngoài ra, bằng cấp ở một số nước cũng cần xem xét kỹ.

Hà Nội thi công chức: Không có hộ khẩu phải là Tiến sĩ, Thủ khoa
Hà Nội thi công chức: Không có hộ khẩu phải là Tiến sĩ, Thủ khoa

Nếu người nào không có bằng Tiến sĩ, Thủ khoa mà chỉ có bằng tốt nghiệp đại học công lập, hệ chính quy loại giỏi thì tuổi đời phải dưới 30 tuổi.

Hà Nội thi công chức: Không có hộ khẩu phải là Tiến sĩ, Thủ khoa

Hà Nội thi công chức: Không có hộ khẩu phải là Tiến sĩ, Thủ khoa

Nếu người nào không có bằng Tiến sĩ, Thủ khoa mà chỉ có bằng tốt nghiệp đại học công lập, hệ chính quy loại giỏi thì tuổi đời phải dưới 30 tuổi.