VOV kỷ niệm 70 năm phát sóng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

VOV.VN - Sáng 19/12, Đài TNVN đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm phát sóng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và ra mắt sách "Từ nguồn Thạch Hãn đến bờ Hồ Gươm".

Sáng 19/12, tại 58 Quán Sứ, Hà Nội, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm phát sóng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946-19/12/2016) và giới thiệu cuốn sách “Từ nguồn Thạch Hãn đến bờ Hồ Gươm” của nhà báo Phan Quang, Nguyên Tổng Giám đốc Đài TNVN, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam. 

Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; Nhà báo Phan Quang - nguyên Tổng Giám đốc Đài TNVN và ông Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam (từ trái qua) tại buổi lễ.

Tham dự buổi lễ, về phía Đài TNVN có ông Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài TNVN, Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương (ngoài cùng bên phải); nguyên Tổng Giám đốc Đài TNVN Nguyễn Đăng Tiến; các Phó Tổng Giám đốc, nguyên Phó Tổng Giám đốc và Lãnh đạo các đơn vị của Đài TNVN.

Ngoài ra, buổi lễ còn có sự tham dự của các nhà báo, nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, nhà khoa học; các giáo sư đầu ngành trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật...
Các đại biểu cùng nghe lại băng ghi âm "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh cách đây 70 năm.

Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Kỷ đã phát biểu ôn lại kỷ niệm 70 năm ngày Toàn quốc kháng chiến và cũng là 70 năm ngày Đài Tiếng nói Việt Nam phát Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên làn sóng VOV.

Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh: "Đài Tiếng nói Việt Nam có một vinh dự to lớn là cơ quan báo chí đầu tiên phát đi Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào sáng ngày 20/12/1946, từ hang Trầm, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ (Hà Nội). Cùng với việc phát sóng bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình lịch sử vào ngày 2/9/1945, sự kiện này ghi thêm một mốc son vô cùng quan trọng trong lịch sử vẻ vang của đất nước, của nền báo chí cách mạng và của Đài Tiếng nói Việt Nam".

Cũng tại buổi lễ, Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Kỷ đã giới thiệu tới các đại biểu cuốn sách “Từ nguồn Thạch Hãn đến bờ Hồ Gươm” của nhà báo, nhà văn Phan Quang, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam. "Những trang viết sống động, chân thực được chắt lọc từ những ghi chép của nhà báo Phan Quang chắc chắn sẽ giúp cho chúng ta hiểu hơn về những năm tháng kháng chiến, kiến quốc hào hùng, đau thương nhưng cũng thật đẹp, nhiều ý nghĩa" - Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Kỷ nói. 
Nhà báo Phan Quang, tác giả cuốn sách chia sẻ: "Cuốn “Từ nguồn Thạch Hãn đến bờ Hồ Gươm” không phải là sáng tác văn học, cũng không hẳn là một bút ký được chuẩn bị từ đầu. Đây chỉ là bản ghi chép vội, rút từ sổ tay nhật ký phóng viên ghi lại bất kỳ ở đâu và không kể khi nào...".

"Những dòng nghi chép trong cuốn sách giới thiệu hôm nay là một phần nhỏ trong suốt 70 năm qua mà tôi không hề có ý định công bố, coi như đây là “một mảnh tình riêng ta với ta”. Vậy mà hôm nay, đúng vào ngày trọng đại kỷ niệm 70 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, cuốn “Từ dòng Thạch Hãn đến bờ Hồ Gươm” vinh dự được ra mắt các đồng nghiệp và độc giả trong cả nước còn có phần thưởng nào cao quý hơn cho một cuộc đời làm báo".

Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu phát biểu chúc mừng Đài Tiếng nói việt Nam và chúc mừng nhà văn, nhà báo Phan Quang.

Tại buổi lễ, GS Phong Lê cũng đã chia sẻ những ý kiến, cảm nhận, suy nghĩ về tác giả Phan Quang và cuốn sách nói riêng, về cuộc chiến đấu hào hùng và lịch  sử vẻ vang của dân tộc ta nói chung. 
Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam phát biểu tại buổi lễ.
Cũng tại buổi lễ, nhà báo Phan Quang đã ký tặng sách cho các đại biểu, khách mời.
Nhà báo Phan Quang tặng sách nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.
Nhà báo Phan Quang tặng sách cho ông Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài TNVN, Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương.
Cuốn sách “Từ nguồn Thạch Hãn tới bờ Hồ Gươm” là tập hợp những ghi chép của nhà báo Phan Quang về những năm tháng lịch sử hào hùng của dân tộc trong kháng chiến chống Pháp với cái nhìn chân thực, sống động, có cái chung và xen lẫn cả cái riêng.
Về không gian, những ghi chép của cuốn sách khởi đầu tại chiến khu Ba Lòng – thượng nguồn sông Thạch Hãn, qua nội thành Huế, từ cửa Tư Hiền, cửa Thuận Nam, Vĩnh Linh...và kết thúc bên bờ Hồ Gươm.
Trước đó, Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Kỷ đã mời nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và các đại biểu tham quan phòng Truyền thống của Đài TNVN.
 
 
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhà báo Phan Quang: Vì sao  Fidel Castro là huyền thoại?
Nhà báo Phan Quang: Vì sao Fidel Castro là huyền thoại?

VOV.VN - Theo nhà báo Phan Quang, Lãnh tụ Fidel Castro là nhà cách mạng kiên cường, một đời vì nước, vì cuộc sống của người dân.

Nhà báo Phan Quang: Vì sao  Fidel Castro là huyền thoại?

Nhà báo Phan Quang: Vì sao Fidel Castro là huyền thoại?

VOV.VN - Theo nhà báo Phan Quang, Lãnh tụ Fidel Castro là nhà cách mạng kiên cường, một đời vì nước, vì cuộc sống của người dân.

Hình ảnh: Lễ ra mắt sách “Gia tộc Tổng thống V.V.Putin”
Hình ảnh: Lễ ra mắt sách “Gia tộc Tổng thống V.V.Putin”

VOV.VN -Cuốn sách được coi như một bộ biên niên sử nước Nga suốt gần bốn thế kỷ, là một tác phẩm nghiên cứu văn hóa, lịch sử, dân tộc học rất sâu sắc.

Hình ảnh: Lễ ra mắt sách “Gia tộc Tổng thống V.V.Putin”

Hình ảnh: Lễ ra mắt sách “Gia tộc Tổng thống V.V.Putin”

VOV.VN -Cuốn sách được coi như một bộ biên niên sử nước Nga suốt gần bốn thế kỷ, là một tác phẩm nghiên cứu văn hóa, lịch sử, dân tộc học rất sâu sắc.

Nhà báo Phan Quang: “Từ nguồn Thạch Hãn đến bờ Hồ Gươm”
Nhà báo Phan Quang: “Từ nguồn Thạch Hãn đến bờ Hồ Gươm”

VOV.VN -17 tuổi, chàng trai Phan Quang đã rời làng quê lên đường kháng chiến với tâm thế: Giặc đến nhà, mỗi người dân là một chiến sĩ.

Nhà báo Phan Quang: “Từ nguồn Thạch Hãn đến bờ Hồ Gươm”

Nhà báo Phan Quang: “Từ nguồn Thạch Hãn đến bờ Hồ Gươm”

VOV.VN -17 tuổi, chàng trai Phan Quang đã rời làng quê lên đường kháng chiến với tâm thế: Giặc đến nhà, mỗi người dân là một chiến sĩ.