Đài Giải phóng A: Nơi tôi sống một thời tuổi trẻ

VOV.VN -Đầu tháng 12/1966, chúng tôi chính thức được phân công công việc về CP 90, tức Đài Giải phóng A trụ sở ở 56 Quán Sứ, Hà Nội.

Một buổi sáng trung tuần tháng 11/1966, chúng tôi gồm 10 sinh viên khoa Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đang học năm thứ tư, được xe của Đài TNVN đến đón ngay tại khu sơ tán thôn Tràng Dương, xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ, Thái Nguyên.

Chúng tôi được Đài “xin về” để chuẩn bị “đi B” làm công tác tuyên truyền vào Nam. Cuộc chia tay vô cùng xúc động. Chúng tôi được đưa tới hội trường tầng 3, ngôi nhà 3 tầng 58 Quán Sứ. Chúng tôi nghỉ tại đó trong mấy ngày đầu tham dự lớp tập huấn do Đài tổ chức.

Trải qua một tuần học chính trị, nghe thời sự trong và ngoài nước, học nghị quyết, đường lối, học nghiệp vụ phát thanh như viết tin tức, phóng sự, bình luận thời sự, đặc biệt là sử dụng chiếc máy ghi âm R4, R5 của Hungary nặng tới 4 - 5kg.

Ông Trần Lâm, Tổng Biên tập Đài TNVN dành phần lớn thời gian để nói với chúng tôi về lý tưởng của thanh niên, xác định nhiệm vụ lúc đó cho chúng tôi hiểu “đi B” không nhất thiết là phải đi vào chiến trường mà làm việc ngay tại Hà Nội, tham gia vào cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam qua làn sóng của Đài.
Gặp mặt các thế hệ Đài Phát thanh giải phóng (năm 2010) tại 58 Quán Sứ, Hà Nội.

Đầu tháng 12/1966, chúng tôi chính thức được phân công công việc: Tôi cùng anh Dương Quang Minh và Nguyễn Mạnh Hùng về Ban biên tập miền Nam, các anh Trần Quang Khải, Nguyễn Trương Đàn, Nguyễn Văn Liên… về CP 90, tức Đài Giải phóng A trụ sở ở 56 Quán Sứ, Hà Nội. Chúng tôi được dẫn về khu tập thể của Đài ở 128C Đại La để nhận chỗ ở trong những ngôi nhà tranh tre nứa lá, mỗi phòng 18m2 xếp 3 cái giường 2 tầng cho 6 người ở.

Điều khó nhất của công tác tuyên truyền phát thanh vào Nam là phải tìm hiểu đối tượng của mình, làm thế nào để đánh giá được hiệu quả các chương trình của mình được các đối tượng tiếp nhận như thế nào? Chúng tôi đã gặp gỡ nhiều người từ miền Nam ra, đặc biệt là từ thành thị miền Nam “vượt tuyến” ra Bắc để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng và đời sống của họ.

Những năm chiến tranh, Đài TNVN từng hai lần tổ chức sơ tán. Lần đầu, mùa hè năm 1967, các đơn vị của Đài chủ yếu sơ tán ở xã Tuyết Nghĩa (huyện Quốc Oai, Hà Tây). Một trung tâm kỹ thuật dã chiến được xây dựng trên một khu gò đồi, mái lá cọ, vách đất, nửa nổi nửa chìm; thiết bị thu thanh, in sang băng được che chắn kín đáo. Cán bộ, phóng viên, biên tập viên đều ở trong nhà dân nhưng ăn cơm tập thể, hầu hết đều nhận phần ăn rồi mang về ăn cùng chủ nhà.

Hằng ngày thường có một chuyến xe từ Hà Nội lên, buổi chiều từ khu sơ tán về Hà Nội, đáp ứng việc cung cấp báo chí, tài liệu, lương thực thực phẩm cho khu sơ tán, đồng thời mang băng đã hoàn chỉnh về phát sóng (bộ phận phát sóng vẫn ở lại). Cuối năm ấy, các đơn vị lục tục trở về Hà Nội nhưng khu trung tâm kỹ thuật dã chiến vẫn giữ lại có người bảo vệ, dự phòng tình huống phải sơ tán nữa.

Cuối năm 1972, toàn thành phố Hà Nội được lệnh sơ tán triệt để. Các đơn vị của Đài lại một lần nữa trở lại xã Tuyết Nghĩa. Tuy nhiên, lần này tôi được Ban miền Nam chỉ định ở lại Hà Nội cùng các anh Mai Thúc Long, Trung Ngôn, Viễn Kính với nhiệm vụ tác chiến nhanh, đáp ứng tại chỗ. Chính trong 12 ngày đêm cuối tháng 12 năm ấy, tôi được đến Bệnh viện Bạch Mai, phố Khâm Thiên, An Dương... với chiếc máy ghi âm R5 vừa viết phóng sự, vừa viết tùy bút chính luận kể về tội ác của giặc Mỹ và tinh thần người Hà Nội đánh Mỹ.

Cũng trong tháng 12 ấy, tôi cùng tiểu đội xung kích của Đài do anh Phạm Xuân Sinh ở Ban Đối ngoại phụ trách, vừa làm chương trình vừa tham gia trực chiến. Cứ nhìn thẳng vào phi đội máy bay Mỹ bay xẹt trên đầu mình trong khi cả bầu trời rực sáng ánh lửa đạn đủ các cỡ, thấy mình đang sống cùng nhịp sống của đất nước.

Sau chiến thắng Buôn Mê Thuột ngày 10/3/1975, Đài TNVN tổ chức một đoàn phóng viên đi chiến trường do anh Nguyễn Văn Hối làm trưởng đoàn, anh Nguyễn Phương Nam làm phó đoàn, tôi là phóng viên, các anh Châu, Tuất là kỹ thuật viên thu, phát sóng, anh Sỹ là nhân viên điện đài (điện báo), anh Vũ Xuân Mai lái xe. Chúng tôi có nhiệm vụ theo sát bước chân quân giải phóng viết tin bài về diễn biến trên chiến trường, về đời sống nhân dân vùng mới giải phóng.

Đến chiều 30/4, chúng tôi đã có mặt tại Đài Phát thanh Sài Gòn và ở lại thành phố mới giải phóng cho đến hết tháng 5. Trong suốt hành trình ấy, nhiều tin bài đã được chúng tôi trực tiếp đọc trong xe, sau đó phát sóng cho Hà Nội thu lại và đã phát trên các chương trình của Đài./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TP HCM kỷ niệm 50 năm thành lập Đài Phát thanh Giải phóng
TP HCM kỷ niệm 50 năm thành lập Đài Phát thanh Giải phóng

Sáng 11/2, TP HCM tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Đài Phát thanh Giải phóng (1/2/1962 – 1/2/2012), tiền thân của Đài Tiếng nói Nhân dân TP HCM ngày nay.

TP HCM kỷ niệm 50 năm thành lập Đài Phát thanh Giải phóng

TP HCM kỷ niệm 50 năm thành lập Đài Phát thanh Giải phóng

Sáng 11/2, TP HCM tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Đài Phát thanh Giải phóng (1/2/1962 – 1/2/2012), tiền thân của Đài Tiếng nói Nhân dân TP HCM ngày nay.

Đài Phát thanh giải phóng -vẹn tròn nghĩa tình đồng đội
Đài Phát thanh giải phóng -vẹn tròn nghĩa tình đồng đội

Hàng năm cứ đến ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Ban Liên lạc Đài Phát thanh Giải phóng (CP90) lại tổ chức thăm lại chiến trường xưa.

Đài Phát thanh giải phóng -vẹn tròn nghĩa tình đồng đội

Đài Phát thanh giải phóng -vẹn tròn nghĩa tình đồng đội

Hàng năm cứ đến ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Ban Liên lạc Đài Phát thanh Giải phóng (CP90) lại tổ chức thăm lại chiến trường xưa.

Đài Phát thanh Giải phóng: 14 năm trọn nghĩa, vẹn tình
Đài Phát thanh Giải phóng: 14 năm trọn nghĩa, vẹn tình

VOV.VN -Những cán bộ của Đài Phát thanh Giải phóng là những nhân chứng sống làm nên huyền thoại của ngành Phát thanh và Đài Tiếng nói Việt Nam.

Đài Phát thanh Giải phóng: 14 năm trọn nghĩa, vẹn tình

Đài Phát thanh Giải phóng: 14 năm trọn nghĩa, vẹn tình

VOV.VN -Những cán bộ của Đài Phát thanh Giải phóng là những nhân chứng sống làm nên huyền thoại của ngành Phát thanh và Đài Tiếng nói Việt Nam.

Gắn logo trên bia kỷ niệm Đài phát thanh giải phóng
Gắn logo trên bia kỷ niệm Đài phát thanh giải phóng

(VOV) -Di tích được trùng tu thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của tập thể Đài TNVN

Gắn logo trên bia kỷ niệm Đài phát thanh giải phóng

Gắn logo trên bia kỷ niệm Đài phát thanh giải phóng

(VOV) -Di tích được trùng tu thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của tập thể Đài TNVN

Tự hào Đài Phát thanh Giải phóng (CP 90)
Tự hào Đài Phát thanh Giải phóng (CP 90)

VOV.VN-Những cán bộ, phóng viên năm xưa của Đài Phát thanh giải phóng luôn dõi theo bước tiến của Đài TNVN.

Tự hào Đài Phát thanh Giải phóng (CP 90)

Tự hào Đài Phát thanh Giải phóng (CP 90)

VOV.VN-Những cán bộ, phóng viên năm xưa của Đài Phát thanh giải phóng luôn dõi theo bước tiến của Đài TNVN.