Chuyện lạ ở Thanh Hóa: Con đường “xé” qua di tích cấp tỉnh

VOV.VN -Một con đường liên xã nhiều năm nay đi ngang qua di tích nghè Ngọc Nhị, chia di tích cấp tỉnh này thành hai phần.

Nghè Ngọc Nhị (thuộc thôn Ngọc Nhị, xã Quảng Vọng, huyện Quảng Xương - Thanh Hóa) được công nhận di tích cấp tỉnh năm 2000 (cấp đổi bằng năm 2011). Nghè tôn thờ Hồng Thánh Đức uy Vũ dũng Đại vương Nguyễn Hồng, danh tướng thời Lý. Đặc biệt, tại đây còn lưu giữ 5 sắc phong của 5 đời vua.

Con đường bê tông nhựa liên xã chạy cắt qua khu di tích 

Tướng quân Nguyễn Hồng sinh từ đời Hồng Phúc. Ông sinh ngày 2/6 năm Nhâm Tuất, là người học cao, biết rộng, võ nghệ cao cường, tiếng tăm lừng lẫy đến tận kinh đô. Năm ông 21 tuổi, vua sai sứ thần đón ông về kinh yết kiến. Thấy ông diện mạo phi thường, tài năng chấn thế, vua bèn phong cho ông chức Đô úy thái bảo và giao cho ông đi trấn thủ vùng Thanh Hóa – Nghệ Tĩnh.

Đến năm ông 25 tuổi, vua phong cho ông chức Đại thần Phục quốc thần úy và giao cho ông đưa quân đi đánh giặc Chiêm Thành, chỉ trong một trận thành công mà dẹp yên bờ cõi. Trên đường trở về kinh thành báo công, khi đến quê nhà thì ông lâm bệnh và chết. Nhà vua được tin, thương nhớ ông đã cấp kinh phí chôn cất và lập miếu thờ tại làng Ngọc Nhị, xã Quảng Vọng, huyện Quảng Xương ngay từ lúc ông mất.

Con đường chia công Nghinh môn một bên, Chính tẩm một bên đường

Những năm chiến tranh chống Mỹ, do nhận thức sai lệch về các di sản văn hóa, tín ngưỡng nên nghè Ngọc Nhị đã bị phá vỡ, còn lại khu đất trống và cổng nghè xây bằng gạch gọi là Nghinh môn. Nhân dân hậu thế trong xã luôn tôn thờ ông nên đã cất giữ toàn bộ phả tích, các sắc phong cùng với đồ thờ cúng, linh ngai của ông. Hằng năm, nhân dân xã Quảng Vọng vẫn tổ chức cúng viếng ông.

Thời gian gần đây, người dân, chính quyền địa phương liên tục có các kiến nghị tới các cấp về việc con đường đi qua khu di tích, “xé” đôi di tích, việc đã tồn tại từ trước khi nghè Ngọc Nhị được công nhận là di tích cấp tỉnh.

Nghè Ngọc Nhị thờ danh tướng Nguyễn Hồng được công nhận di tích cấp tỉnh năm 2000

Ông Nguyễn Hữu Tớm (70 tuổi, người dân sống ngay cạnh nghè Ngọc Nhị) cho biết: “Gia đình tôi sống ở đây bao đời nay. Nghè Ngọc Nhị theo các cụ kể lại, có từ trước Cách mạng tháng 8/1945, người dân ghi nhớ công ơn của danh tướng Nguyễn Hồng đã lập nghè thờ cúng. Đến những thập niên 60, 70 của thế kỷ trước, nghè bị dỡ bỏ một phần lấy các cột làm trường học; cũng chính thời điểm này người dân đi lại nhiều nên thành lối đi ngang nghè, dần rồi thành đường đi. Nhưng không hiểu sao, sau này nghè được dân dựng lại thì con đường vẫn được các cấp chính quyền quy hoạch đổ bê tông nhựa chia cắt nghè thành hai phần; phần cổng Nghinh môn phía trước và phần Trung đường, Chính tẩm phía sau”.

Vì thế, tuy là di tích cấp tỉnh nhưng nghè Ngọc Nhị lại tồn tại hai phần trong một tổng thể bởi con đường đi ngang qua. Hàng năm người dân tổ chức cúng lễ, thắp hương ngày mùng một, ngày rằm, lễ tết đều cảm thấy không an tâm. Phần vì là một nơi tâm linh lại bị chia cắt, phần vì con đường ngang qua gây mất an toàn giao thông.

Tuy vấn đề nhiều lần đã được bà con nhân dân phản ánh, kiến nghị với xã, với huyện nhưng chưa được giải quyết. Ngay chính quyền xã cũng xác nhận nhiều lần đề nghị với huyện có biện pháp điều chỉnh con đường.

Tại Nghè còn lưu giữ 5 sắc phong của 5 đời vua ghi nhận công đức của Tướng quân Nguyễn Hồng

Ông Nguyễn Hữu Tâm - Bí thư Đảng ủy xã Quảng Vọng cho biết: “Chính quyền xã và người dân địa phương luôn mong muốn các cấp có thẩm quyền sớm có giải pháp đưa con đường ra khỏi di tích. Quyền hạn của xã không thể giải quyết, nên nhiều lần chúng tôi đã đề nghị lên huyện”.

Ông Viên Đình Lưu - Trưởng phòng quản lý di tích (Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thanh Hóa) cho biết: “Nghè Ngọc Nhị được công nhận là di tích cấp tỉnh năm 2000. Khi lập hồ sơ di tích thì đã có con đường chạy qua nghè, do vậy, qua các lần Hội đồng thẩm định đã có đề nghị huyện Quảng Xương phải nắm lại con đường để không đi qua khu di tích nhưng không hiểu sao đến nay, đã 15 năm chưa được giải quyết”.

Còn ông Nguyễn Xuân Thanh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thanh Hóa thì cho rằng: “Nguyện vọng của người dân là chính đáng. Di tích cấp tỉnh không thể có con đường chạy ngang qua được. Sắp tới, chúng tôi sẽ kiểm tra lại và phối hợp với các đơn vị có liên quan để có biện pháp giải quyết, bảo vệ di tích”.

Trong Điều 2, Quyết định số 186 về xếp hạng di tích lịch sử văn hóa nghè Ngọc Nhị, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa có ghi rõ: Nghiêm cấm mọi hoạt động xây dựng, khai thác trái phép trong khu vực di tích đã được khoanh vùng bảo vệ. UBND huyện Quảng Xương, UBND xã Quảng Vọng (nơi có di tích) thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Nghè Ngọc Nhị, di tích cấp tỉnh thế nhưng có một con đường “xé” ngang di tích, vi phạm Luật di sản. Thiết nghĩ, các ngành chức năng, nhất là ngành quản lý văn hóa cần sớm có biện pháp giải quyết vấn đề trên./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hình ảnh di tích Đài Tiếng nói Việt Nam sơ tán trong kháng chiến
Hình ảnh di tích Đài Tiếng nói Việt Nam sơ tán trong kháng chiến

VOV.VN -Hang Trầm là địa điểm sơ tán đầu tiên của VOV khi rời Hà Nội để tiếp tục công tác phát thanh trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Hình ảnh di tích Đài Tiếng nói Việt Nam sơ tán trong kháng chiến

Hình ảnh di tích Đài Tiếng nói Việt Nam sơ tán trong kháng chiến

VOV.VN -Hang Trầm là địa điểm sơ tán đầu tiên của VOV khi rời Hà Nội để tiếp tục công tác phát thanh trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Khánh thành Bia di tích Đài Tiếng nói Việt Nam tại hang Trầm
Khánh thành Bia di tích Đài Tiếng nói Việt Nam tại hang Trầm

VOV.VN - Sáng nay (23/8) đã diễn ra lễ khánh thành Bia di tích Đài Tiếng nói Việt Nam tại hang Trầm, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Khánh thành Bia di tích Đài Tiếng nói Việt Nam tại hang Trầm

Khánh thành Bia di tích Đài Tiếng nói Việt Nam tại hang Trầm

VOV.VN - Sáng nay (23/8) đã diễn ra lễ khánh thành Bia di tích Đài Tiếng nói Việt Nam tại hang Trầm, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Khánh thành Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích K9
Khánh thành Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích K9

VOV.VN - Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ khánh thành Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích K9 - Đá Chông. 

Khánh thành Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích K9

Khánh thành Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích K9

VOV.VN - Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ khánh thành Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích K9 - Đá Chông. 

Phát hiện 2 di tích tại Thành nhà Hồ
Phát hiện 2 di tích tại Thành nhà Hồ

Trong khi khai quật trên diện tích 2.000 m2, các nhà khảo cổ vừa làm phát lộ 2 di tích nằm sâu trong lòng đất là hộ hào thành và bờ hào thành.

Phát hiện 2 di tích tại Thành nhà Hồ

Phát hiện 2 di tích tại Thành nhà Hồ

Trong khi khai quật trên diện tích 2.000 m2, các nhà khảo cổ vừa làm phát lộ 2 di tích nằm sâu trong lòng đất là hộ hào thành và bờ hào thành.

Hà Nội: Nhiều di tích lịch sử, khu vui chơi thu hút khách dịp 2/9
Hà Nội: Nhiều di tích lịch sử, khu vui chơi thu hút khách dịp 2/9

VOV.VN -Ngày Quốc khánh 2/9 năm nay chỉ được nghỉ một ngày nên các điểm tham quan, vui chơi tại Hà Nội thu hút rất đông du khách. 

Hà Nội: Nhiều di tích lịch sử, khu vui chơi thu hút khách dịp 2/9

Hà Nội: Nhiều di tích lịch sử, khu vui chơi thu hút khách dịp 2/9

VOV.VN -Ngày Quốc khánh 2/9 năm nay chỉ được nghỉ một ngày nên các điểm tham quan, vui chơi tại Hà Nội thu hút rất đông du khách.