Các tỉnh miền Trung đối mặt với nguy cơ hạn hán

VOV.VN - Đã nhiều ngày qua, tại các tỉnh miền Trung không có mưa, mực nước trên các sông lớn thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Tỉnh Quảng Ngãi đang vào mùa khô hạn. Nhiều vùng trong tỉnh người dân thiếu nước sinh hoạt, ruộng đồng bỏ hoang. Vụ hè thu tới, toàn tỉnh Quảng Ngãi có hơn 1.000ha đất sản xuất bỏ hoang vì thiếu nước.

Ông Lâm Chi, một nông dân ở xã Bình Phước, huyện Bình Sơn phân trần: “Lượng nước Thạch Nham hoặc hồ đập thì không có, chủ yếu là nước ao. Tuy nhiên, nhiều năm qua số lượng ao bị bồi lấp rất nhiều. Người dân dù có nao vét nhưng cũng không đáp ứng được. Không có nước nên ruộng đành bỏ hoang”.

Hàng trăm ha diện tích đất nông nghiệp phải bỏ hoang vì thiếu nước tưới (Ảnh: Báo Quảng Ngãi)

Nắng nóng kéo dài từ đầu năm đến nay làm cho 33 hồ chứa nước nhỏ ở tỉnh Bình Định cạn khô, nguy cơ thiếu nước tưới cho vụ sản xuất hè thu sắp tới. Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định đã có 13 hồ chứa ở các địa phương không còn nước và 20 hồ có nguy cơ là sẽ xả hết nước. Do vậy xác định vùng thiếu nước trong khoảng 3.000 ha, từ đó phối hợp với các địa phương để có định hướng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng như trong chỉ đạo sản xuất”.

Trung tâm khí tượng thuỷ văn Quảng Nam nhận định, lưu lượng nước trên các dòng sông của Quảng Nam những tháng đầu năm 2014 thiếu hụt, mực nước thấp hơn so với cùng kỳ năm 2013, nguy cơ thiếu nước nặng nhất vào khoảng tháng 7 và tháng 8/2014.

Hầu hết các hồ đập thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam mực nước thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái từ 0,5 đến gần 2m. Hiện, các nhà máy thủy điện đồng loạt đóng các cửa xả nước nên khu vực hạ lưu các sông Vu Gia, Thu Bồn độ mặn lên rất cao so với ngưỡng cho phép. Tại Trạm bơm Tứ Câu, huyện Điện Bàn, độ mặn đo được trong ngày hôm nay (1/5) là 15/1000, Trạm bơm Duy Thành 14/1000, cầu Cao Lâu 8/1000.

Ông Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam cho biết, địa phương đã phê duyệt kinh phí 20 tỷ đồng để chống hạn cho vụ Hè thu sắp tới: “Quảng Nam đang áp dụng tất cả các biện pháp từ phi công trình cho đến công trình để đảm bảo nước cho vụ Hè – thu. Đối với biện pháp phi công trình, việc đầu tiên là phát động cho toàn dân sử dụng tiết kiệm nước, sau đó đến các hệ thống quản lý hồ chứa và vấn đề điều hành nước. Chúng tôi cũng đã chỉ đạo cho các đơn vị liên quan phải giữ nước, quản lý nước cho thật chặt chẽ”.

Theo ông Lê Duy Vọng, Chi cục trưởng Chi cục thuỷ lợi và phòng chống lụt bão thành phố Đà Nẵng, trước nhu cầu cung cấp nước tưới cho hàng trăm ha lúa và rau màu vụ hè thu, cộng với nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân, Đà Nẵng đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước trong mùa khô năm nay đã hiển hiện. Hiện nay, mặn đã xâm nhập vào khu vực Cầu Đỏ, buộc nhà máy nước Đà Nẵng đã phải bơm nước từ đập An Trạch, cách xa 8km về phía thượng nguồn để dẫn nước về nhà máy xử lý.  

Cuối tuần qua, Tổng cục Thủy lợi đã có cuộc họp với lãnh đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khu vực miền Trung và các chủ đầu tư thuỷ điện trên địa bàn, đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Qua đó, thống nhất bắt đầu từ ngày 10/5 đến 31/5, các thuỷ điện A Vương, Đăk Mi4, Sông Tranh 2 sẽ xả nước với lưu lượng ít nhất từ 39m3/s đến 110m3/s. Trong thời gian xả nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, các địa phương cũng như các ngành chức năng  cần linh hoạt điều phối xả nước cho phù hợp giữa lợi ích của thuỷ điện và lợi ích của địa phương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hạn hán tiếp tục xảy ra tại Quảng Trị
Hạn hán tiếp tục xảy ra tại Quảng Trị

Do ảnh hưởng của các đợt nắng nóng kéo dài từ đầu vụ hè thu đến nay đã làm cho mực nước dự trữ ở tất cả các hồ đập và sông suối trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đều xuống dưới mức bình thường.

Hạn hán tiếp tục xảy ra tại Quảng Trị

Hạn hán tiếp tục xảy ra tại Quảng Trị

Do ảnh hưởng của các đợt nắng nóng kéo dài từ đầu vụ hè thu đến nay đã làm cho mực nước dự trữ ở tất cả các hồ đập và sông suối trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đều xuống dưới mức bình thường.

Hạn hán xảy ra trên diện rộng tại Quảng Trị
Hạn hán xảy ra trên diện rộng tại Quảng Trị

(VOV) - Hơn 500 ha lúa vụ đông-xuân, 2500 ha cà phê đang ra hoa và khoảng 1500 ha sắn... bị thiếu nước trầm trọng.

Hạn hán xảy ra trên diện rộng tại Quảng Trị

Hạn hán xảy ra trên diện rộng tại Quảng Trị

(VOV) - Hơn 500 ha lúa vụ đông-xuân, 2500 ha cà phê đang ra hoa và khoảng 1500 ha sắn... bị thiếu nước trầm trọng.

Đắk Lắk: Hạn hán nghiêm trọng giữa mùa mưa
Đắk Lắk: Hạn hán nghiêm trọng giữa mùa mưa

Mấy tháng nay các huyện vùng phía đông nam của tỉnh Đắk Lắk không có một cơn mưa. Đây là điều chưa từng xảy ra ở khu vực này.

Đắk Lắk: Hạn hán nghiêm trọng giữa mùa mưa

Đắk Lắk: Hạn hán nghiêm trọng giữa mùa mưa

Mấy tháng nay các huyện vùng phía đông nam của tỉnh Đắk Lắk không có một cơn mưa. Đây là điều chưa từng xảy ra ở khu vực này.

Hạn hán đe dọa cây công nghiệp dài ngày
Hạn hán đe dọa cây công nghiệp dài ngày

(VOV)-Ước tính đến nay, khu vực miền Trung và Tây Nguyên có hơn 10.000 ha cây công nghiệp dài ngày như cà phê, hồ tiêu đối diện với hạn hán.

Hạn hán đe dọa cây công nghiệp dài ngày

Hạn hán đe dọa cây công nghiệp dài ngày

(VOV)-Ước tính đến nay, khu vực miền Trung và Tây Nguyên có hơn 10.000 ha cây công nghiệp dài ngày như cà phê, hồ tiêu đối diện với hạn hán.

Đắk Lắk có thể bỏ lúa nước cứu cà phê vì hạn hán
Đắk Lắk có thể bỏ lúa nước cứu cà phê vì hạn hán

(VOV) -Gần 2.400 ha cây trồng bị mất trắng, chủ yếu là lúa nước và cà phê. Xét thấy nếu cứu lúa không được, tỉnh ưu tiên nước cho cà phê.

Đắk Lắk có thể bỏ lúa nước cứu cà phê vì hạn hán

Đắk Lắk có thể bỏ lúa nước cứu cà phê vì hạn hán

(VOV) -Gần 2.400 ha cây trồng bị mất trắng, chủ yếu là lúa nước và cà phê. Xét thấy nếu cứu lúa không được, tỉnh ưu tiên nước cho cà phê.

Miền Trung và Tây Nguyên đối diện hạn hán gay gắt
Miền Trung và Tây Nguyên đối diện hạn hán gay gắt

(VOV) - Đợt hạn hán này được xem như lớn nhất trong vòng 8 năm qua trên địa bàn các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên.

Miền Trung và Tây Nguyên đối diện hạn hán gay gắt

Miền Trung và Tây Nguyên đối diện hạn hán gay gắt

(VOV) - Đợt hạn hán này được xem như lớn nhất trong vòng 8 năm qua trên địa bàn các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên.

Phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL
Phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL

Khác với mọi năm là phải từ giữa tháng 3 và tháng 4 hạn hán, xâm nhập mặn mới diễn ra gay gắt, năm nay, ngay từ đầu vụ đông xuân, nhiều địa phương trong vùng đã phải đối phó với tình trạng hạn- mặn.

Phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL

Phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL

Khác với mọi năm là phải từ giữa tháng 3 và tháng 4 hạn hán, xâm nhập mặn mới diễn ra gay gắt, năm nay, ngay từ đầu vụ đông xuân, nhiều địa phương trong vùng đã phải đối phó với tình trạng hạn- mặn.

Kon Tum: Hạn hán ngày càng khốc liệt
Kon Tum: Hạn hán ngày càng khốc liệt

(VOV) -Trên 1.000 ha cây trồng thiếu nước tưới, thiệt hại ước tính đã tới trên 77 tỷ đồng.

Kon Tum: Hạn hán ngày càng khốc liệt

Kon Tum: Hạn hán ngày càng khốc liệt

(VOV) -Trên 1.000 ha cây trồng thiếu nước tưới, thiệt hại ước tính đã tới trên 77 tỷ đồng.