Bộ trưởng Y tế: “Mua BHYT 15 tháng không đến nỗi áp lực với học sinh”

VOV.VN -Về quy định đóng BHYT 15 tháng, Bộ trưởng Y tế cho biết học sinh có thể đóng thành 3, 6 hoặc 12 tháng, mức đóng cũng không cao.

Năm nay mức phí bảo hiểm y tế (BHYT) đối với học sinh, sinh viên bỗng dưng tăng vọt gấp 1,5 lần (tương ứng 543.000 đồng) và thu 15 tháng thay vì 12 tháng so với trước đây đang khiến dư luận không đồng tình. 

Bên cạnh đó, quy định mua theo hộ gia đình cũng gây tranh cãi, khi quy định học sinh, sinh viên không nằm trong nhóm đối tượng này.

Quy định đóng 15 tháng và tăng phí BHYT đối với học sinh chưa nhận được đồng thuận trong xã hội (Ảnh minh họa)

Quy định mua BHYT đẩy cái khó cho dân

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé 
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) nêu những bất cập trong việc triển khai BHYT cho học sinh, cụ thể là do áp dụng luật mới cho nên mức thu bảo hiểm của năm nay đối với học sinh tăng cao đã là một áp lực, nhưng cách tính của ngành bảo hiểm, thu BHYT của học sinh 15 tháng/năm, càng gây thêm khó khăn cho người dân, nhất là những hộ dân nghèo, khó khăn mà có đông con đi học.

Bên cạnh đó, ngành bảo hiểm quy định tại Thông tư liên tịch số 41 về hướng dẫn thực hiện Luật BHYT có nội dung là "Học sinh, sinh viên tham gia BHYT tại các cơ sở giáo dục không nằm trong đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình". Quy định này gây thiệt thòi cho người dân có đông con là học sinh, sinh viên.

Theo lý giải của ngành bảo hiểm, có 7 nhóm đối tượng tham gia BHYT theo luật quy định. Học sinh, sinh viên là nhóm 3, còn hộ gia đình là nhóm thứ 4, như vậy phải mua theo nhóm. Bà Kim Bé cho biết: Người dân không đồng tình với lý giải này, vì học sinh cũng là thành viên của hộ gia đình thì có quyền mua theo hộ.

Người dân thấy việc mua BHYT theo hộ gia đình đối với những hộ có đông con đi học sẽ có lợi hơn khi mua ở các cơ sở giáo dục, vì mua theo hộ sẽ được mức phí giảm dần đến 50%, còn mua tại cơ sở giáo dục chỉ giảm đến 30%.

“Cách hướng dẫn của ngành bảo hiểm đã vượt thẩm quyền quy định của luật. Luật không nói học sinh không được mua bảo hiểm theo hộ. Việc làm này đã đẩy cái khó cho dân. Tôi đề nghị ngành bảo hiểm nghiên cứu, điều chỉnh kịp thời cho dân” – đại biểu chia sẻ.

Lý giải của Bộ trưởng Y tế

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, về quy định bắt buộc thu BHYT theo hộ gia đình đã được Quốc hội thông qua. Đây là phương thức tất cả các nước đều phải thực hiện thì mới có thể tiến tới lộ trình BHYT toàn dân. Nếu thu theo hộ gia đình có lợi là số tiền đóng của người tiếp theo sẽ giảm dần đến 50% mệnh giá ban đầu, nếu tham gia từ 5 người trở lên.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Để tránh áp lực cho người dân phải đóng nhiều cho tất cả thành viên hộ gia đình một lúc, Bộ Y tế đã có công văn gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam là giãn thời gian này ra để có thời gian chuẩn bị đối với hộ gia đình.

Về vấn đề bảo hiểm học sinh đóng 15 tháng, bà Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Bộ Y tế đã có công văn và Bảo hiểm xã hội đã chỉ đạo ngành dọc của các địa phương, đã giãn ra đóng thành 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng. Mức đóng cũng không cao, vì học sinh, sinh viên đóng theo 3 mức.

Theo đó, đối với học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo hoặc đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn, hải đảo thì nhà nước mua toàn bộ thẻ bảo hiểm đó, không phải đồng chi trả. Đối với sinh viên, học sinh thuộc hộ cận nghèo, nhà nước mua 70%. Đối với học sinh, sinh viên bình thường nhà nước hỗ trợ 30%, đóng thành hai mức, 6 tháng một lần.

“Chúng tôi nghĩ không đến nỗi áp lực đối với học sinh, sinh viên” – Bộ trưởng Kim Tiến khẳng định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

BHYT học sinh sinh viên: Vì sao dư luận chưa đồng thuận?
BHYT học sinh sinh viên: Vì sao dư luận chưa đồng thuận?

VOV.VN - Bà  Nguyễn Thị Minh, Thứ trưởng, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam giải đáp các vấn đề liên quan đến BHYT học sinh, sinh viên.

BHYT học sinh sinh viên: Vì sao dư luận chưa đồng thuận?

BHYT học sinh sinh viên: Vì sao dư luận chưa đồng thuận?

VOV.VN - Bà  Nguyễn Thị Minh, Thứ trưởng, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam giải đáp các vấn đề liên quan đến BHYT học sinh, sinh viên.

BHYT học sinh: Trích 4% hoa hồng cho nhà trường là quá cao?
BHYT học sinh: Trích 4% hoa hồng cho nhà trường là quá cao?

VOV.VN - Theo một chuyên gia về BHXH, mức trích 4% hoa hồng cho nhà trường khi thu BHYT của học sinh, sinh viên (HSSV) là quá cao.

BHYT học sinh: Trích 4% hoa hồng cho nhà trường là quá cao?

BHYT học sinh: Trích 4% hoa hồng cho nhà trường là quá cao?

VOV.VN - Theo một chuyên gia về BHXH, mức trích 4% hoa hồng cho nhà trường khi thu BHYT của học sinh, sinh viên (HSSV) là quá cao.

Thu BHYT học sinh, sinh viên 15 tháng là sai qui định
Thu BHYT học sinh, sinh viên 15 tháng là sai qui định

VOV.VN - Phó Vụ trưởng Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) Đỗ Thị Thúy Hằng cho hay, không có quy định nào thu bảo hiểm y tế 15 tháng.

Thu BHYT học sinh, sinh viên 15 tháng là sai qui định

Thu BHYT học sinh, sinh viên 15 tháng là sai qui định

VOV.VN - Phó Vụ trưởng Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) Đỗ Thị Thúy Hằng cho hay, không có quy định nào thu bảo hiểm y tế 15 tháng.

BHXHVN thừa nhận thiếu sót trong hướng dẫn về BHYT học sinh, sinh viên
BHXHVN thừa nhận thiếu sót trong hướng dẫn về BHYT học sinh, sinh viên

VOV.VN - Tổng giám đốc Nguyễn Thị Minh thừa nhận đây là lỗi của BHXHVN. Tuy nhiên, chính sách BHYT cần phải có thời gian để thấm đến mọi người dân.

BHXHVN thừa nhận thiếu sót trong hướng dẫn về BHYT học sinh, sinh viên

BHXHVN thừa nhận thiếu sót trong hướng dẫn về BHYT học sinh, sinh viên

VOV.VN - Tổng giám đốc Nguyễn Thị Minh thừa nhận đây là lỗi của BHXHVN. Tuy nhiên, chính sách BHYT cần phải có thời gian để thấm đến mọi người dân.

BHYT học sinh, sinh viên: Ai tin tăng tiền sẽ tăng chất lượng?
BHYT học sinh, sinh viên: Ai tin tăng tiền sẽ tăng chất lượng?

VOV.VN - Tăng tiền đóng bảo hiểm y tế nhưng lại không có nhiều cải thiện về dịch vụ khiến dân không tin tăng tiền sẽ tăng chất lượng dịch vụ.

BHYT học sinh, sinh viên: Ai tin tăng tiền sẽ tăng chất lượng?

BHYT học sinh, sinh viên: Ai tin tăng tiền sẽ tăng chất lượng?

VOV.VN - Tăng tiền đóng bảo hiểm y tế nhưng lại không có nhiều cải thiện về dịch vụ khiến dân không tin tăng tiền sẽ tăng chất lượng dịch vụ.