Bình Dương tìm giải pháp giữ chân công chức, viên chức

VOV.VN - Đoàn kiểm tra của Bộ Nội vụ vừa có buổi làm việc tại Bình Dương về tình hình công chức, viên chức thôi việc, bỏ việc; việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật công vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thi hành công vụ.

Vì sao có "làn sóng" nghỉ việc?

Từ ngày 1/1/2022 đến 30/9/2023, Bình Dương có 1.125 công chức, viên chức thôi việc, bỏ việc (gồm 108 công chức, 1.017 viên chức), trong đó 70 trường hợp là lãnh đạo, quản lí.

Hai lĩnh vực đặc biệt quan trọng là giáo dục và y tế có số viên chức nghỉ việc khá nhiều, cụ thể giáo dục có 675 người, y tế 270 người. Các viên chức, công chức nghỉ việc đều được giải quyết chế độ chính sách đúng quy định nên không có trường hợp khiếu nại.

Theo Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương, lí do nhiều công chức, viên chức ở Bình Dương nghỉ việc là do tinh giản biên chế theo quy định của Trung ương. Đến nay, số biên chế hiện có của tỉnh thấp nhất so với các địa phương trong vùng Đông Nam bộ, ít hơn Bình Phước khoảng 100 người, Tây Ninh 80 người. Biên chế ít, khối lượng công việc gấp 3 nên gây áp lực lớn cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Cũng vì vậy, họ đã "dứt áo ra đi".

Mặt khác, hệ thống văn bản còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán, cán bộ sợ sai khi thực thi nhiệm vụ nên chủ động xin nghỉ việc. Một lí do nữa là những cơ sở ngoài quốc doanh, ngoài Nhà nước gọi mời với chế độ đãi ngộ và mức lương hấp dẫn nên việc "chảy máu" chất xám ngày càng tăng.

“Bình Dương và TP.HCM giáp ranh nhau nhưng TP áp dụng được chính sách đặc thù theo Nghị quyết 27 của Trung ương là được nhân 1,7 lần. Còn Bình Dương không có chính sách đặc thù nên lương vẫn bình thường như các tỉnh khác, do đó dẫn đến mức lương thấp. Lương công chức mới vào làm hơn 4 triệu đồng, thử hỏi hai vợ chồng đều là công chức thì khoảng 10 triệu làm sao có thể nuôi con”, ông Nguyễn Văn Minh, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương dẫn chứng.

Nhiều chế độ nhưng vẫn khó “giữ chân”

Trước tình trạng này, Bình Dương có các chính sách thu hút, giữ chân, đãi ngộ cán bộ công chức, viên chức. Cụ thể là Nghị quyết 05/2019 về chính sách thu hút, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực; Nghị quyết 16 hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách cấp xã được hưởng các chính sách như công chức cấp xã.

Nghị quyết 16 còn hỗ trợ cho những chức danh hoạt động không chuyên trách ở ấp, khu phố cao gấp đôi mức của Trung ương; đồng thời có chế độ cho một số chức danh như phó bí thư chi bộ ấp, phó trưởng ấp, phó mặt trận ấp, các chi hội trưởng các đoàn thể ấp.

Bình Dương còn "trải thảm đỏ" mời gọi nhân tài về công tác qua chính sách hỗ trợ, như: Giáo sư 700 triệu đồng/người, Phó Giáo sư 650 triệu đồng, Thạc sĩ 500 triệu đồng, bác sĩ hơn 400 triệu đồng… và còn hỗ trợ thêm tiền thuê nhà hàng tháng bằng 0,7 lần mức lương cơ sở, hỗ trợ tiền xăng. Riêng bác sĩ còn được hỗ trợ tăng thêm 3-3,5 lần mức lương cơ bản.

Bình Dương cũng thực hiện thi tuyển công chức 2 lần/năm bổ sung vào những nơi đang thiếu; tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lí để đảm bảo tính công bằng trong tuyển dụng.

Mặc dù đã có những chính sách thu hút, hỗ trợ và giữ chân nhưng tỉnh Bình Dương vẫn rất lo lắng trước "làn sóng” cán bộ công chức, viên chức nghỉ việc. Do đó, Bình Dương kiến nghị Trung ương cho tỉnh cơ chế đặc thù như TP.HCM để có cơ hội tăng lương cho cán bộ. Để giảm áp lực công việc cho cán bộ, tỉnh đề nghị tăng thêm khoảng 500 biên chế công chức.

“Bình Dương có đặc thù riêng là tỉnh tạm gọi là phát triển nóng, tình hình biên chế khó khăn, anh em làm việc vất vả. Trên tinh thần kiểm tra, Bộ Nội vụ sẽ có hướng để tháo gỡ vướng mắc cho địa phương và có chính sách phù hợp cho từng địa phương”, ông Nguyễn Lộc Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết.

Bà Võ Thị Tuyết Thu, Phó Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ, Trưởng đoàn kiểm tra cho rằng, thời gian qua, cũng như các tỉnh thành khác, Bình Dương có nhiều cán bộ công chức, viên chức từ khu vực công chuyển sang tư. Đây là vấn đề "nóng" được dư luận quan tâm và cũng tạo “làn sóng” bất ổn trong quản lí khu vực công. Từ thực tế đó, Bộ Nội vụ có kế hoạch kiểm tra ở các địa phương để nắm tình hình thực tế, ghi nhận những đề xuất, kiến nghị phù hợp trong thời kỳ mới để trình Trung ương có chính sách phù hợp.

“Làm sao giữ chân công chức, cũng như những người xứng đáng ở lại phục vụ nền hành chính ngày một tốt hơn; còn số lượng cán bộ công chức, viên chức yếu kém nặng lực có thể thanh lọc. Từ đó, nền hành chính, cũng như quản lí hành chính công ở Bình Dương nói riêng, cả nước nói chung sẽ đảm bảo ổn định, trật tự, mang lại lợi thế cho khu vực công nhiều hơn”, bà Thu cho hay.

Theo kế hoạch, từ nay đến ngày 25/11, Đoàn kiểm tra của Bộ Nội vụ sẽ làm việc với Sở Nội vụ, Sở Y tế, Sở Giáo dục-Đào tạo, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương và các địa phương trong tỉnh Bình Dương.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

ĐBQH đề nghị đặc biệt quan tâm chính sách tiền lương cho cán bộ, công chức cơ sở
ĐBQH đề nghị đặc biệt quan tâm chính sách tiền lương cho cán bộ, công chức cơ sở

VOV.VN - Sáng 2/11, thảo luận tại hội trường về việc thực hiện ngân sách Nhà nước, các ĐBQH đề nghị Chính phủ báo cáo tổng thể nguồn lực cải cách tiền lương giai đoạn 2024 - 2026, dự báo đến năm 2030, trong đó đặc biệt quan tâm đến chính sách tiền lương, phụ cấp cho cán bộ, công chức cơ sở.

ĐBQH đề nghị đặc biệt quan tâm chính sách tiền lương cho cán bộ, công chức cơ sở

ĐBQH đề nghị đặc biệt quan tâm chính sách tiền lương cho cán bộ, công chức cơ sở

VOV.VN - Sáng 2/11, thảo luận tại hội trường về việc thực hiện ngân sách Nhà nước, các ĐBQH đề nghị Chính phủ báo cáo tổng thể nguồn lực cải cách tiền lương giai đoạn 2024 - 2026, dự báo đến năm 2030, trong đó đặc biệt quan tâm đến chính sách tiền lương, phụ cấp cho cán bộ, công chức cơ sở.

Lương công chức, viên chức thay đổi thế nào khi thực hiện cải cách tiền lương?
Lương công chức, viên chức thay đổi thế nào khi thực hiện cải cách tiền lương?

VOV.VN - Một trong những điểm đáng chú ý của chính sách cải cách tiền lương là thay đổi về thu nhập của công chức. Vậy, thu nhập của công chức, viên chức sẽ thay đổi như thế nào nếu thực hiện cải cách tiền lương?

Lương công chức, viên chức thay đổi thế nào khi thực hiện cải cách tiền lương?

Lương công chức, viên chức thay đổi thế nào khi thực hiện cải cách tiền lương?

VOV.VN - Một trong những điểm đáng chú ý của chính sách cải cách tiền lương là thay đổi về thu nhập của công chức. Vậy, thu nhập của công chức, viên chức sẽ thay đổi như thế nào nếu thực hiện cải cách tiền lương?

10 thông tư về tuyển dụng, nâng ngạch công chức sắp được bãi bỏ
10 thông tư về tuyển dụng, nâng ngạch công chức sắp được bãi bỏ

VOV.VN - Ngày 8/8/2023, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 12/2023/TT-BNV bãi bỏ một số Thông tư do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức. Thông tư 12 có hiệu lực từ ngày 1/10/2023.

10 thông tư về tuyển dụng, nâng ngạch công chức sắp được bãi bỏ

10 thông tư về tuyển dụng, nâng ngạch công chức sắp được bãi bỏ

VOV.VN - Ngày 8/8/2023, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 12/2023/TT-BNV bãi bỏ một số Thông tư do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức. Thông tư 12 có hiệu lực từ ngày 1/10/2023.

Đẩy nhanh tiến độ rà soát, sắp xếp lại số lượng cán bộ, công chức cấp xã
Đẩy nhanh tiến độ rà soát, sắp xếp lại số lượng cán bộ, công chức cấp xã

VOV.VN - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tại Phiên họp thứ năm ngày 19/7/2023, trong đó, yêu cầu đẩy nhanh tiến độ rà soát, sắp xếp lại số lượng cán bộ, công chức cấp xã.

Đẩy nhanh tiến độ rà soát, sắp xếp lại số lượng cán bộ, công chức cấp xã

Đẩy nhanh tiến độ rà soát, sắp xếp lại số lượng cán bộ, công chức cấp xã

VOV.VN - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tại Phiên họp thứ năm ngày 19/7/2023, trong đó, yêu cầu đẩy nhanh tiến độ rà soát, sắp xếp lại số lượng cán bộ, công chức cấp xã.