94 điểm cầu tham dự chuyên đề kỹ năng phòng chống bạo lực học đường

Phòng GD-ĐT huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình vừa tổ chức thành công chuyên đề “Kỹ năng phòng chống bạo lực học đường” năm học 2023-2024. Chuyên đề được tổ chức ở 94 điểm cầu trực tuyến, với trên 6.000 đại biểu tham gia.

Tham dự chuyên đề có Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội PGS.TS Nguyễn Thị Hương; Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại Học Quốc gia Hà Nội PGS.TS Trần Thành Nam; Chủ tịch Công đoàn Đại học Quốc gia Hà Nội Thạc sĩ Nguyễn Thị Thảo; Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Thái Bình Nguyễn Ngọc Hà; Phó Chủ tịch UBND huyện Thái Thụy Nguyễn Đức Trọng; Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Thái Thụy Đỗ Trường Sơn.

Tại chuyên đề, PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại Học Quốc gia Hà Hội đã truyền đạt nhiều nội dung quan trọng và bổ ích liên quan đến vấn đề cả xã hội đang quan tâm - đó là vấn đề bạo lực học đường.

Các nội dung được chia sẻ trong chuyên đề đã giúp cho các nhà trường, giáo viên, cha mẹ học sinh và các ban ngành, đoàn thể địa phương nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn về bạo lực học đường. Đồng thời, cung cấp cho cha mẹ học sinh, giáo viên, học sinh những kĩ năng cần thiết để phòng tránh, cũng như kĩ năng xử lý các tình huống bạo lực học đường có thể xảy ra.

Chuyên đề cũng giúp chỉ rõ trách nhiệm của nhà trường, giáo viên, của gia đình và xã hội trong việc phòng chống bạo lực học đường. Qua đó, giúp cho sự phối hợp giữa 3 môi trường giáo dục “Nhà trường - Gia đình - Xã hội” thêm chặt chẽ, hiệu quả. Đặc biệt là vai trò của gia đình - môi trường giáo dục đầu tiên và quan trọng để hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục đạo đức, lối sống cho mỗi thành viên.

Các chuyên gia lưu ý cha mẹ học sinh cần chủ động nắm bắt diễn biến tâm lý của con em mình từ những việc nhỏ nhất để thường xuyên trao đổi với nhà trường.

Tại chuyên đề cũng có sự tham gia của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thảo - Chủ tịch Công đoàn Đại học Quốc gia Hà Nội (MC Thảo Vân) trong phần giao lưu với các đại biểu tham dự, làm cho buổi Chuyên đề đầy hào hứng và thú vị.

Theo Phòng GD-ĐT huyện Thái Thụy, chuyên đề “Kỹ năng phòng chống bạo lực học đường” là một hoạt động đầy ý nghĩa và có tác dụng rất lớn đối với ngành Giáo dục Thái Thụy trong những ngày đầu học kỳ II năm học 2023-2024.

Để ngăn chặn bạo lực học đường nói riêng, để không xảy ra những sự việc đáng tiếc, đau lòng như ở một số địa phương trong thời gian vừa qua, cha mẹ học sinh và các cấp các ngành cần chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với nhà trường để quản lý con em mình, nhất là khoảng thời gian ngoài nhà trường. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bình quân 50 cơ sở giáo dục lại xảy ra một vụ bạo lực học đường
Bình quân 50 cơ sở giáo dục lại xảy ra một vụ bạo lực học đường

VOV.VN - Trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ GD-ĐT cho biết, các diễn biến của bạo lực học đường đang khá phức tạp. Theo con số thống kê, thì bình quân khoảng 50 cơ sở giáo dục lại xảy ra một vụ bạo lực học đường.

Bình quân 50 cơ sở giáo dục lại xảy ra một vụ bạo lực học đường

Bình quân 50 cơ sở giáo dục lại xảy ra một vụ bạo lực học đường

VOV.VN - Trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ GD-ĐT cho biết, các diễn biến của bạo lực học đường đang khá phức tạp. Theo con số thống kê, thì bình quân khoảng 50 cơ sở giáo dục lại xảy ra một vụ bạo lực học đường.

Ngăn chặn bạo lực học đường: Cần tăng cường nhận thức pháp luật cho học sinh
Ngăn chặn bạo lực học đường: Cần tăng cường nhận thức pháp luật cho học sinh

VOV.VN - Bạo lực học đường vẫn là một vấn đề nan giải, thậm chí có chiều hướng diễn biến phức tạp gần đây. Bên cạnh giải quyết hậu quả, ngăn chặn bạo lực trong môi trường giáo dục là yêu cầu rất cấp thiết.

Ngăn chặn bạo lực học đường: Cần tăng cường nhận thức pháp luật cho học sinh

Ngăn chặn bạo lực học đường: Cần tăng cường nhận thức pháp luật cho học sinh

VOV.VN - Bạo lực học đường vẫn là một vấn đề nan giải, thậm chí có chiều hướng diễn biến phức tạp gần đây. Bên cạnh giải quyết hậu quả, ngăn chặn bạo lực trong môi trường giáo dục là yêu cầu rất cấp thiết.

Học sinh cần “sức đề kháng” để ngăn chặn bạo lực học đường
Học sinh cần “sức đề kháng” để ngăn chặn bạo lực học đường

VOV.VN - Giải pháp để ngăn chặn bạo lực học đường là xây dựng cho các em “sức đề kháng”, tự phân biệt được cái tốt cái xấu. Về lâu dài, phải xây dựng văn hóa học đường cho học sinh.

Học sinh cần “sức đề kháng” để ngăn chặn bạo lực học đường

Học sinh cần “sức đề kháng” để ngăn chặn bạo lực học đường

VOV.VN - Giải pháp để ngăn chặn bạo lực học đường là xây dựng cho các em “sức đề kháng”, tự phân biệt được cái tốt cái xấu. Về lâu dài, phải xây dựng văn hóa học đường cho học sinh.

Bạo lực học đường: Nỗi ám ảnh bao giờ chấm dứt?
Bạo lực học đường: Nỗi ám ảnh bao giờ chấm dứt?

VOV.VN - Trường học là môi trường giáo dục, thế nhưng sự tồn tại của bạo lực học đường đã trở thành nỗi ám ảnh của không ít học sinh, là mối lo ngại của rất nhiều gia đình và để lại những hệ lụy khó lường. Làm sao để không còn bạo lực học đường là câu hỏi và là nỗi trăn trở của toàn xã hội.

Bạo lực học đường: Nỗi ám ảnh bao giờ chấm dứt?

Bạo lực học đường: Nỗi ám ảnh bao giờ chấm dứt?

VOV.VN - Trường học là môi trường giáo dục, thế nhưng sự tồn tại của bạo lực học đường đã trở thành nỗi ám ảnh của không ít học sinh, là mối lo ngại của rất nhiều gia đình và để lại những hệ lụy khó lường. Làm sao để không còn bạo lực học đường là câu hỏi và là nỗi trăn trở của toàn xã hội.

Bạo lực học đường và nguy cơ phạm tội trong thanh thiếu niên
Bạo lực học đường và nguy cơ phạm tội trong thanh thiếu niên

VOV.VN - Học sinh xích mích, cãi nhau, đánh nhau là chuyện thường tình của cái tuổi còn nông nổi. Nhưng điều đáng nói là tính chất và mức độ của các vụ bạo lực học đường ngày càng nghiêm trọng. Đây chính là mầm mống dẫn tới tội phạm ở trẻ vị thành niên.

Bạo lực học đường và nguy cơ phạm tội trong thanh thiếu niên

Bạo lực học đường và nguy cơ phạm tội trong thanh thiếu niên

VOV.VN - Học sinh xích mích, cãi nhau, đánh nhau là chuyện thường tình của cái tuổi còn nông nổi. Nhưng điều đáng nói là tính chất và mức độ của các vụ bạo lực học đường ngày càng nghiêm trọng. Đây chính là mầm mống dẫn tới tội phạm ở trẻ vị thành niên.