Độc đáo nghệ thuật hát sắc bùa ngày Tết

VOV.VN - Hát sắc bùa Phú Lễ còn gọi là diễn xướng sắc bùa là một phong tục lâu đời với nhiều nét độc đáo của người dân Bến Tre.
 

Đây là loại hình sinh hoạt của cư dân nông nghiệp, mang tính nghi lễ pha tạp với pháp đạo thuật và chỉ diễn ra vào dịp Tết Nguyên đán để cầu may, chúc phúc cho gia chủ. Cùng tìm hiểu về loại hình nghệ thuật độc đáo chỉ có ở Bến Tre này.

Hát sắc bùa ở Phú Lễ, huyện Ba Tri - Bến Tre ra đời vào khoảng giữa thế kỷ XVIII, tồn tại cho đến những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX. Xuất phát từ xã Phú Lễ, hát sắc bùa Bến Tre đã lan tỏa qua các xã khác, địa bàn hoạt động mạnh nhất là các xã của huyện Ba Tri và huyện Giồng Trôm. Những năm gần đây, hát sắc bùa đã sống lại cùng với những ngày Tết đến, xuân về và lễ hội ở địa phương Bến Tre.

Biểu diễn hát sắc bùa ở TP Cần Thơ. (Ảnh: Thanh Tùng)

Hát sắc bùa Phú Lễ hoạt động chủ yếu vào dịp Tết Nguyên Đán. Thông thường hàng năm độ khoảng 27, 28 tháng Chạp, các thành viên của đội hát tụ tập lại để tập dợt lại cho thuần thục. Đến đêm 30 tết thì bắt đầu lên đường đi lưu diễn. Cách thức lưu diễn của đội hát thường là hát trong đêm. Ban ngày cả nhóm tìm nơi tá túc để nghỉ ngơi cũng như tập dượt lại. Mỗi đợt đi diễn như vậy thường kéo dài từ 7 ngày hoặc đến hết tháng Giêng mới trở về nhà.

Trải qua bao nhiêu năm điệu hát sắc bùa đã bị đẩy lùi vào quá khứ bởi những dòng nhạc hiện đại ngày nay, những người trẻ ở Phú Lễ bây giờ không còn ai biết hát điệu sắc bùa nữa. Điệu hát độc đáo đó giờ chỉ còn trong hồi ức của những người già.

Ông Lư Văn Hội, Phó chủ tịch Hội di sản văn hóa, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bến Tre cho biết: “Hát sắc bùa Phú Lễ là một trong 6 hình thức diễn xướng dân gian ở Bến Tre. Những hình thức này cái nào cũng có nguy cơ mai một rất cao. Đặc biệt là hát sắc bùa nguy cơ mai một cao hơn rất nhiều so với các hình thức diễn xướng khác. Bởi vì nghệ nhân đã qua đời rồi. Môi trường để cho hát sắc bùa tồn tại không còn phù hợp như trước đây.”

Hát sắc bùa là một hình thức diễn xướng dân gian độc đáo, một nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng trong dịp Tết cổ truyền dân tộc ở Phú Lễ. Nói đây là nét văn hóa đặc trưng là bởi toàn khu vực miền Nam, chỉ có Hát sắc bùa ở Phú Lễ - Bến Tre là sâu đậm và chuyên nghiệp nhất. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan, cũng như do sự biến đổi không ngừng của đời sống xã hội hiện đại mà Hát sắc bùa đang dần bị quên lãng. Giới trẻ hiện nay ở Bến Tre nói chung, Phú Lễ nói riêng phần lớn đều không biết về Hát sắc bùa. Anh Bùi Hữu Nghĩa ở Bến Tre đã dành nhiều thời gian nghiên cứu loại hình hát sắc bùa đã nhận định như vậy.

Anh còn cho biết, vấn đề này đang được anh ấp ủ để thực hiện trong đề tài luận văn cao học mà anh đang thực hiện tại Trường Đại học Trà Vinh: “Hát sắc bùa có 2 phần. Phần mang tính nghi lễ và phần giúp vui. Phần nghi lễ gồm trấn bùa, dùng lời cá tiếng hát và tấm bùa để trấn tà ma. Còn sau đó là phần hát giúp vui chúc tụng. Như chúc tụng các nghề của gia chủ như làm ruộng, dệt vải. Loại hình này chỉ diễn ra vào dịp Tết. Bây giờ những nghệ nhân còn lại rất ít. Những người nghiên cứu hát sắc bùa dần dần cũng ít đi. Do đó, rất cần nghiên cứu để phục hồi, bảo tồn giá trị truyền thống văn hóa.”

Qua lời kể của những nhà nghiên cứu về loại hình nghệ thuật độc đáo này cho thấy một đội hát sắc bùa ít nhất 4 nghệ nhân, nhiều nhất 12 người dưới sự điều khiển của một ông bầu. Mỗi nghệ nhân vừa là diễn viên, vừa là nhạc công. Nhạc cụ của đội gồm: Một đàn cò, một trống cơm và sanh tiền, sanh cái cho các nghệ nhân còn lại. Trong hát sắc bùa, người hát chính gọi là “Cái kể” cũng là đội trưởng mang trống cơm, những người còn lại hát hòa theo gọi là “Con xô”.

Trước thực tế loại hình Hát sắc bùa đứng trước nguy cơ mai một, vài năm gần đây, hưởng ứng phong trào xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, với sự quyết tâm của các cán bộ quản lý tỉnh Bến Tre nói chung và xã Phú Lễ nói riêng, Hát sắc bùa Phú Lễ đang trong quá trình khôi phục dần.

Ông Lư Văn Hội, Phó chủ tịch Hội di sản văn hóa, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bến Tre cho biết: “Cuối năm ngoái, Uỷ ban nhân dân xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tổ chức lễ ra mắt đội hát sắc bùa. Đội hát sắc bùa xã Phú Lễ được thành lập có 21 thành viên. Các thành viên trong đội hát sắc bùa của Bến Tre đã trở thành những người tiên phong trong việc học hỏi, truyền đạt loại hình văn hóa dân gian cho thế hệ kế thừa, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.”

Sẽ thật thiếu sót và đáng tiếc biết bao khi điệu sắc bùa Phú Lễ ngày Xuân ngày càng mai một cùng với những nỗ lực mà các nghệ nhân xưa đã gầy dựng lên cho vùng đất xứ dừa này. Đưa Hát sắc bùa trở lại trong đời sống nhân dân nhất là dịp Tết đến, Xuân về không những có ý nghĩa to lớn trong công cuộc bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể của địa phương mà còn góp phần tạo nên một Bến Tre với những đặc trưng văn hóa rất riêng khó lẫn với các vùng miền khác trong khu vực./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khôi phục, quảng bá nghệ thuật hát Xẩm Hà Nội
Khôi phục, quảng bá nghệ thuật hát Xẩm Hà Nội

Ngày 27/9, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam đã công bố chương trình "Nghệ thuật hát Xẩm Hà Nội" giới thiệu những bài hát mang chủ đề về Thăng Long - Hà Nội  

Khôi phục, quảng bá nghệ thuật hát Xẩm Hà Nội

Khôi phục, quảng bá nghệ thuật hát Xẩm Hà Nội

Ngày 27/9, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam đã công bố chương trình "Nghệ thuật hát Xẩm Hà Nội" giới thiệu những bài hát mang chủ đề về Thăng Long - Hà Nội  

UNESCO đánh giá cao nghệ thuật hát Xoan
UNESCO đánh giá cao nghệ thuật hát Xoan

Hát Xoan sẽ được thông qua để công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Thế giới.

UNESCO đánh giá cao nghệ thuật hát Xoan

UNESCO đánh giá cao nghệ thuật hát Xoan

Hát Xoan sẽ được thông qua để công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Thế giới.

Kết thúc Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính toàn quốc lần thứ 3 năm 2009
Kết thúc Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính toàn quốc lần thứ 3 năm 2009

Ban tổ chức trao 10 giải A cho cá nhân và tập thể của các đoàn Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên…

Kết thúc Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính toàn quốc lần thứ 3 năm 2009

Kết thúc Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính toàn quốc lần thứ 3 năm 2009

Ban tổ chức trao 10 giải A cho cá nhân và tập thể của các đoàn Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên…

Đêm tôn vinh nghệ thuật Hát Xoan Phú Thọ
Đêm tôn vinh nghệ thuật Hát Xoan Phú Thọ

Tối 15/1, tại thành phố Việt Trì, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ cùng với Viện Âm nhạc Việt Nam tổ chức Đêm trình diễn Hát Xoan và tôn vinh những nghệ nhân Hát Xoan.  

Đêm tôn vinh nghệ thuật Hát Xoan Phú Thọ

Đêm tôn vinh nghệ thuật Hát Xoan Phú Thọ

Tối 15/1, tại thành phố Việt Trì, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ cùng với Viện Âm nhạc Việt Nam tổ chức Đêm trình diễn Hát Xoan và tôn vinh những nghệ nhân Hát Xoan.  

Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính toàn quốc lần thứ IV
Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính toàn quốc lần thứ IV

(VOV) -Liên hoan là một bước chuẩn bị tiến tới lập hồ sơ trình UNESCO công nhận hát then – đàn tính là di sản văn hóa phi vật thể.

Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính toàn quốc lần thứ IV

Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính toàn quốc lần thứ IV

(VOV) -Liên hoan là một bước chuẩn bị tiến tới lập hồ sơ trình UNESCO công nhận hát then – đàn tính là di sản văn hóa phi vật thể.

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính lần thứ 4
Khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính lần thứ 4

(VOV) - Đây là dịp để các nghệ nhân, nghệ sĩ, ca sĩ của các tỉnh gặp gỡ giao lưu, giới thiệu loại hình nghệ thuật quí báu…

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính lần thứ 4

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính lần thứ 4

(VOV) - Đây là dịp để các nghệ nhân, nghệ sĩ, ca sĩ của các tỉnh gặp gỡ giao lưu, giới thiệu loại hình nghệ thuật quí báu…