Đau lòng từ dự án Làng Chài: Dân mất bè, không nhà... biết kêu ai?

VOV.VN -Để thực hiện quản lý, di chuyển nhà bè trên Vịnh Hạ Long, người dân đã phải di dời bè làm nhà ở nhưng họ đang lo lắng vì không có nơi để sống.

Từ năm 2008, UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt “Đề án sắp xếp, quản lý, di chuyển nhà bè trên Vịnh Hạ Long”. Đây là đề án có tầm chiến lược, tạo cho cuộc sống của ngư dân có tính bền vững; bảo vệ môi trường sinh thái biển. Nhưng đó chỉ là trên giấy?

Lên bờ và bơ vơ không nhà

Để di dời bè làm nhà ở, lồng bè nuôi cá của dân, ông Nguyễn Hữu Nhã - Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất TP. Hạ Long cho biết, về quy trình phải thẩm định, kiểm đếm, lập phương án đền bù, bồi thường được tổ chức rất chặt chẽ và minh bạch, từng bước được xác minh rất cụ thể.

Khi tổ công tác đi đo đạc, kiểm đếm đều có các thành phần tham gia: cán bộ phường (địa chính, cán bộ ủy ban, công an khu vực, cán bộ khu phố); cán bộ chủ dự án và cán bộ Trung tâm quỹ đất. Bước đầu tiên là xác định đối tượng chủ bè là ai? Thời điểm có bè, từ ngày 21/3/2008 trở về trước thì được giải quyết, sau ngày 21/3/2008 trở về sau còn đang xem xét.

Ngư dân làng chài kể khổ với phóng viên VOV

Trên cơ sở xác minh này, Hội đồng bồi thường xem xét, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau đó, tổ chức bốc thăm công khai và ông Nhã là người đứng ra tổ chức bốc thăm tại Trung tâm này. Như vậy, Trung tâm là một trong những đơn vị chủ chốt từ khâu thẩm định, cho đến việc đo đạc kiểm đếm, xem xét và phê duyệt.

Có thể nói, ngần ấy con người của nhiều tổ chức chính quyền cùng với thời gian 5 năm được thẩm định thì không thể sai sót cho bất cứ ai khi được tham gia bốc thăm lần đầu để nhận nhà miễn phí. Vậy mà, chị Dương Thị Lan ở phường Hồng Thắng cho biết: “Vợ chồng em có hộ khẩu riêng (có con nhỏ), có bè từ đầu năm 2008, họ đến đo đạc bè của nhà em, cả 2 vợ chồng không biết chữ. Đến khi phường Hồng Thắng gọi em về bốc thăm, bốc được số nhà 21 - Lô 8, chúng em mừng lắm, chỉ chờ đợi cùng mọi người để nhận nhà. Đến khi phân nhà thì bảo em không đủ tiêu chuẩn, thu hồi nhà”.

Rồi chị Lan chìa cho chúng tôi xem tờ giấy bốc thăm được nhận nhà. Chị Lan cho biết thêm: Chị làm đơn nhiều lần, cho nên cuối năm 2015, UBND phường Hồng Thắng gọi về lần 2 bảo là bốc thăm, rồi đợt 3 nhưng đều báo hoãn. Chị hỏi ông Nguyễn Văn Lành, cán bộ UBND phường thì ông Lành nói “không được trọn gói đâu, phải trả góp” nhưng đến nay vẫn chưa thấy gọi. Bè thì tháo dỡ rồi, bây giờ nuôi 2 con nhỏ, nhà thì không có ở, phải ở nhờ nhà bố mẹ chồng.

Dân tố cán bộ

“vòi tiền”?

Đầu năm 2016, chờ mãi không thấy chính quyền cấp hoặc mua nhà trả góp, chị Dương Thị Lan cho biết đã cùng một số người đồng ý mỗi hộ nộp tiền “bôi trơn” 10 triệu đồng cho Trưởng Khu mong để được bốc thăm được nhà trước Tết Nguyên đán 2016.

Chị Dương Thị Lan rụt rè tố cáo: “Anh Hải, Trưởng Khu đến nhà bố em nói, mỗi hộ đưa 10 triệu đồng thì sẽ được bốc thăm nhà trước Tết 2016. Lúc đó có cả bố mẹ em và hai vợ chồng em cũng ở đó nghe rất rõ. Bố mẹ em cũng không có nhà ở. Hộ khẩu của vợ chồng em đã chuyển về phường Hà Phong này rồi thì sẽ được nhà 100% trước Tết. Em đưa trực tiếp cho anh Hải 10 triệu đồng, lúc đưa tiền có cả bố mẹ chồng của em cũng đứng đó. Hỏi thì anh ấy cứ bảo sắp rồi”.

Ông Dương Văn Quang - bố chị Dương Thị Lan than phiền: “Năm 2001, vợ chồng tôi có bè ở Vạn Giò; Năm 2003, gia đình tôi chuyển bè lên Vũng Đỏ; Năm 2007, tôi chuyển bè về Vung Vương; Đến năm 2008, tôi lại chuyển về Cống Đầm. Tại đây, nuôi cá toàn bị chết, tôi lại quay trở lại về Vung Vương. Việc di chuyển bè của gia đình tôi, Ban Quản lý vịnh đều biết.

Ông Vũ Văn Hùng, Khu trưởng làng Chài nói: “Cứ đưa bè cho Nhà nước rồi Nhà nước cho nhà sau hoặc mua trả góp, nhưng đến nay cũng không nhận được một khoản tiền hỗ trợ nào. Hiện nay, vợ chồng tôi đang ở nhờ nhà em gái.  Nhà có 5 khẩu, cuối năm 2014, họ kéo bè nhà tôi đi, không đưa cho tôi một loại giấy tờ gì, biên bản có ghi nhưng họ bảo gia đình không cần phải giữ gì cả. Bây giờ tôi chẳng có gì trong tay để làm chứng mình có bè. Tôi làm đơn nhiều lần gửi Ban Quản lý vịnh. Cuối năm 2014, phường Hà Phong gọi ra để bốc thăm, đến nơi lại hoãn, bảo chờ đợt sau”.

Còn về khoản 10 triệu đồng, ông Dương Văn Quang bức xúc: “Hôm anh Hải sang nhà nói muốn nhanh để bốc thăm, mỗi hộ nộp 10 triệu đồng để anh Hải đưa cho phường, Ban QL vịnh hay gì gì đó, lúc đó tôi không có tiền. Khi vay được tiền, gặp anh Hải đang uống rượu ở quán định đưa thì anh Hải bảo, hôm nay muộn rồi cứ gửi bà Phạm Thị Lý (thông gia với ông Quang).

Vào lúc 15h chiều hôm sau, anh Hải có đến nhà thông gia với tôi lấy tiền rồi. Gia đình tôi, hộ khẩu còn ở phường Hồng Thắng, nên anh Hải xin thêm 1 triệu đồng để chuyển về phường Hà Phong, tổng cộng là 11 triệu. Nhưng đến nay vẫn chưa chuyển khẩu cho nhà tôi. Gặp thì anh Hải bảo cố đợi, qua bầu cử sẽ nhận được nhà. Cứ hứa hẹn hết tháng 5 rồi lại tháng 6. Bây giờ tháng 7 rồi cũng chẳng thấy gì?!”.

Về việc này, bà Phạm Thị Lý xác nhận: “Tôi nhớ chiều hôm đó, anh Hải đến nhà tôi có hỏi “Anh Quang có gửi tiền cho cháu không? Tôi bảo có, và đưa cả 11 triệu đồng cho anh Hải và cả hộ khẩu của ông Quang để chuyển”.

Cũng chung tâm trạng bức xúc, ông Nguyễn Văn Nhật phản ánh: “Tôi có người con trai Nguyễn Văn Thoại, hai vợ chồng cháu có bè từ năm 2003. Mọi thủ tục có đầy đủ, chính quyền có đến đo vẽ nhà bè của cháu. Tham gia bốc thăm đợt 1, cháu bốc được số nhà 46 - Lô 1, chờ chuẩn bị nhận nhà.

Đến hôm phân nhà, bỗng dưng bảo trường hợp của cháu bị đình chỉ và nói sang đợt 2. Bố con tôi đến gặp anh Thông,  Phó Chủ tịch UBND phường Hồng Thắng thì chỉ nhận được câu “anh Thoại không được nhà”, còn lý do tại sao thì không nói rõ. Bè của cháu bị phường kéo đi để đốt. Trước khi kéo đi, con tôi yêu cầu làm giấy xác nhận, nhưng phường bảo không phải giấy tờ gì cả. Hiện nay, vợ chồng cháu có 2 đứa con, nhà không có, đành mua cái thuyền nan cũ đi câu lưới, cả 4 khẩu đang lên đênh trên biển”.

Ngư dân phản ánh là vậy, nhưng cán bộ TP Hạ Long thì khẳng định khi bàn giao nhà bè đều có biên bản, bị đình chỉ không được nhận nhà đều có văn bản trả lời. Để làm rõ vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Nhã hứa sẽ cung cấp tài liệu để chứng minh.

Tuy nhiên, đang làm việc chưa kết thúc, ông Nhã viện lý do phải tiếp đoàn kiểm toán rồi hẹn đến chiều sẽ gửi tài liệu. Nhưng đó chỉ là lời hứa... Đến giờ này phóng viên vẫn chưa nhận được hồi âm từ ông Nhã. Cán bộ là thế, dân mất bè, không nhà, cuộc sống khó khăn biết kêu ai?/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngư dân Bình Thuận mất tích ngoài khơi Vũng Tàu
Ngư dân Bình Thuận mất tích ngoài khơi Vũng Tàu

VOV.VN -Một ngư dân tỉnh Bình Thuận đang hoạt động đánh bắt hải sản ngoài khơi bị rơi xuống biển, mất tích và hiện vẫn chưa tìm thấy.

Ngư dân Bình Thuận mất tích ngoài khơi Vũng Tàu

Ngư dân Bình Thuận mất tích ngoài khơi Vũng Tàu

VOV.VN -Một ngư dân tỉnh Bình Thuận đang hoạt động đánh bắt hải sản ngoài khơi bị rơi xuống biển, mất tích và hiện vẫn chưa tìm thấy.

Mất mùa cá ngừ, đời sống ngư dân Khánh Hòa khó khăn
Mất mùa cá ngừ, đời sống ngư dân Khánh Hòa khó khăn

VOV.VN -Những chuyến biển gần đây, đa số các tàu cá chuyên khai thác cá ngừ của ngư dân tỉnh Khánh Hòa bị thua lỗ, đời sống nhiều ngư dân gặp khó khăn.

Mất mùa cá ngừ, đời sống ngư dân Khánh Hòa khó khăn

Mất mùa cá ngừ, đời sống ngư dân Khánh Hòa khó khăn

VOV.VN -Những chuyến biển gần đây, đa số các tàu cá chuyên khai thác cá ngừ của ngư dân tỉnh Khánh Hòa bị thua lỗ, đời sống nhiều ngư dân gặp khó khăn.

Ngư dân vớt thêm được một mảnh hợp kim nặng 30kg nghi của SU-30MK2
Ngư dân vớt thêm được một mảnh hợp kim nặng 30kg nghi của SU-30MK2

VOV.VN -Tàu cá của ngư dân tiếp tục vớt thêm được một mảnh hợp kim nặng khoảng 30kg nghi của chiếc tiêm kích Su30-MK2 trong lúc đánh bắt trên biển.

Ngư dân vớt thêm được một mảnh hợp kim nặng 30kg nghi của SU-30MK2

Ngư dân vớt thêm được một mảnh hợp kim nặng 30kg nghi của SU-30MK2

VOV.VN -Tàu cá của ngư dân tiếp tục vớt thêm được một mảnh hợp kim nặng khoảng 30kg nghi của chiếc tiêm kích Su30-MK2 trong lúc đánh bắt trên biển.

60 ngư dân Bình Thuận bị bắt giữ ở Indonesia
60 ngư dân Bình Thuận bị bắt giữ ở Indonesia

VOV.VN -Tổng số tàu cá của Bình Thuận bị bắt là 8 tàu với hơn 60 lao động bị bắt giữ ở Indonesia.

60 ngư dân Bình Thuận bị bắt giữ ở Indonesia

60 ngư dân Bình Thuận bị bắt giữ ở Indonesia

VOV.VN -Tổng số tàu cá của Bình Thuận bị bắt là 8 tàu với hơn 60 lao động bị bắt giữ ở Indonesia.

Tàu ngư dân vớt được mảnh vỡ nghi của máy bay SU-30MK2
Tàu ngư dân vớt được mảnh vỡ nghi của máy bay SU-30MK2

VOV.VN - Một tàu cá của ngư dân đã vớt được các mảnh vỡ nghi của máy bay SU-30 MK2 và bàn giao cho lực lượng chức năng kiểm tra.

Tàu ngư dân vớt được mảnh vỡ nghi của máy bay SU-30MK2

Tàu ngư dân vớt được mảnh vỡ nghi của máy bay SU-30MK2

VOV.VN - Một tàu cá của ngư dân đã vớt được các mảnh vỡ nghi của máy bay SU-30 MK2 và bàn giao cho lực lượng chức năng kiểm tra.

Bình minh về bên làng chài Lăng Cô
Bình minh về bên làng chài Lăng Cô

VOV.VN - Những buổi bình minh bên làng chài Lăng Cô có nhiều nét riêng biệt và rất đỗi tuyệt vời của một vùng biển nằm kề với núi.

Bình minh về bên làng chài Lăng Cô

Bình minh về bên làng chài Lăng Cô

VOV.VN - Những buổi bình minh bên làng chài Lăng Cô có nhiều nét riêng biệt và rất đỗi tuyệt vời của một vùng biển nằm kề với núi.