Việt Nam trong tuần:

Tuyển Việt Nam làm nức lòng người hâm mộ, VFF nâng giá vé bán kết

VOV.VN -Trong trận đấu cuối cùng ở vòng bảng diễn ra tối 28/11 trên sân Mỹ Đình gặp Philippines, ĐTVN đã có một màn trình diễn làm nức lòng người hâm mộ.

Thắng đậm Philippines, ĐT Việt Nam hiên ngang vào bán kết 

>> Tiền vệ Thành Lương: “ĐT Việt Nam không ngại đối thủ nào ở bán kết”
>> Clip: Tuyệt phẩm của Hoàng Thịnh vào lưới Philippines
>> Clip 3 bàn thắng ấn tượng của các học trò HLV Miura trước Philippines
>> Giành ngôi đầu bảng A, ĐTVN được VFF thưởng 1 tỷ đồng
>> HLV Miura: "Tôi không quan tâm tới đối thủ ở bán kết"
>> HLV tuyển Philippines không bất ngờ khi để thua ĐT Việt Nam
>> Cổ động viên TP HCM “cháy” hết mình cổ vũ đội tuyển Việt Nam
>> Minh Tuấn vắng mặt ở trận bán kết lượt đi AFF Cup 2014

 

Trong trận đấu cuối cùng ở vòng bảng diễn ra tối 28/11 trên sân Mỹ Đình gặp Philippines, ĐTVN đã có một màn trình diễn làm nức lòng người hâm mộ.

Trước đối thủ đang dẫn đầu bảng A với tinh thần và phong độ đang lên sau 2 trận toàn thắng, các học trò của HLV Miura đã chơi hoàn toàn áp đảo để giành chiến thắng 3-1 đầy thuyết phục.

Với 7 điểm sau 3 trận, ĐTVN đã tiến vào bán kết với tư cách đội dẫn đầu bảng A cùng thành tích bất bại (2 thắng, 1 hoà). Thành tích này của thầy trò HLV Miura đã được tưởng thưởng xứng đáng khi VFF quyết định trao thưởng ĐTVN 1 tỷ đồng.

Theo Phó Chủ tịch VFF phụ trách truyền thông và đối ngoại Nguyễn Xuân Gụ, đây là thành quả hoàn toàn xứng đáng với nỗ lực và quyết tâm thi đấu vì màu cờ sắc áo của các cầu thủ. Chính vì vậy, 1 tỷ đồng là mức thưởng hợp lý để khích lệ tinh thần cho toàn đội trước khi bước vào 2 trận bán kết lượt đi và về sắp tới với đội xếp nhì bảng B.

 

Theo Tuổi trẻ, Liên đoàn bóng đá VN (VFF) chính thức đưa ra giá vé xem đội tuyển VN tại trận bán kết AFF Suzuki Cup diễn ra trên SVĐ Mỹ Đình 19g tối ngày 11/12, theo đó vé cao nhất giá 400.000 đồng.

Cụ thể, vé trận bán kết lượt về sân nhà của đội tuyển VN có bốn mệnh giá: 150.000 đồng, 250.000 đồng, 300.000 đồng và 400.000 đồng/vé.

Vé sẽ được phân phối 60% trực tiếp đến người hâm mộ tại SVĐ Mỹ Đình vào 8g sáng ngày  6-12. Ngoài ra, VFF cũng bán vé qua tổng đài 1080 đến người hâm mộ bắt đầu từ ngày 6/12.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Liên bang Nga, Belarus

Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga V. Putin và Tổng thống Cộng hòa Belarus A. Lukashenko, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Liên bang Nga và Cộng hòa Belarus từ ngày 23-28/11.

Chuyến thăm của Tổng Bí thư đã góp phần thắt chặt quan hệ chính trị tốt đẹp và tăng cường tin cậy giữa Việt Nam với Liên bang Nga và Belarus.

>>  Gìn giữ và tăng cường quan hệ thủy chung với Liên bang Nga và Belarus
>> Tổng Bí thư kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Belarus
>> Quan hệ Nga- Việt: Bước tiến mới trên con đường chung
>> Thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương Việt Nam - Belarus
>> Tuyên bố chung Việt Nam-Belarus
>> Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội kiến Thủ tướng Belarus
>> Tổng Bí thư gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Belarus
>> Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Belarus
>> Tổng thống Nga Putin: Quan hệ Nga-Việt đầy triển vọng
>> Tuyên bố chung Việt Nam- Liên bang Nga
>> Thắt chặt quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam- LB Nga
>> Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Nga Putin 


Tổng Bí thư và Tổng thống Nga Putin hội đàm
Trong thời gian chuyến thăm, tại Liên bang Nga, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin; hội kiến Thủ tướng Dmitry Medvedev, Chủ tịch Hội đồng Liên bang V. Matvienko, Quyền Chủ tịch Duma Quốc gia Liên bang Nga I. Melnikov; gặp gỡ các cựu chiến binh, chuyên gia Nga từng làm việc tại Việt Nam và đại diện Hội Hữu nghị Nga-Việt. Nhân chuyến thăm, hai bên đã ra Tuyên bố chung về tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga và ký kết 9 văn bản, thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Alexander Lukashenko đã có cuộc gặp gỡ báo chí hai nước sau khi hội đàm

Tại Cộng hòa Belarus, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko và hội kiến Thủ tướng Mikhail Myasnikovich, Chủ tịch Hội đồng Cộng hòa Anatoly N. Rubinov, tiếp đại diện Hội Cựu chiến binh tham gia chiến đấu ở Việt Nam và Hội Hữu nghị Belarus-Việt Nam. Nhân chuyến thăm, hai bên đã ra Tuyên bố chung về tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện Việt Nam-Belarus và ký kết 3 văn bản, thỏa thuận hợp tác.

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII bế mạc với nhiều quyết sách quan trọng

>> Toàn cảnh kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII

Sau 33 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, chiều 28/11, Quốc hội đã họp phiên bế mạc sau khi biểu quyết thông qua các Nghị quyết quan trọng về lấy phiếu tín nhiệm; tái cơ cấu nền kinh tế; chất vấn, trả lời chất vấn; đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

 


Phát biểu bế mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: Với tinh thần đoàn kết, đổi mới, dân chủ và trách nhiệm cao của các đại biểu Quốc hội, Quốc hội đã hoàn thành tốt đẹp toàn bộ chương trình làm việc với những nội dung quan trọng, khối lượng công việc lớn. Quốc hội đã dành nhiều thời gian thảo luận, phân tích sâu sắc tình hình năm 2014 và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2015 để có những quyết sách đúng đắn phát triển đất nước

Tại kỳ họp này Quốc hội đã thông qua 18 Luật, 11 Nghị quyết và cho ý kiến về 12 Dự án luật khác. Đây là những văn bản pháp luật quan trọng nhằm triển khai thi hành Hiến pháp.

Quốc hội giao Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan chuẩn bị các điều kiện bảo đảm thi hành kịp thời, có hiệu quả các Luật, Nghị quyết đã được Quốc hội thông qua; đồng thời cần tiếp tục rà soát toàn bộ hệ thống pháp luật để kịp thời sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới cho phù hợp với Hiến pháp.

Dự án du lịch trên đèo Hải Vân: Chưa thấy rõ trách nhiệm?

>Dừng dự án du lịch của nhà đầu tư Trung Quốc trên đèo Hải Vân
>> Dư luận đồng tình với việc dừng dự án du lịch trên đèo Hải Vân
>> Bộ trưởng Quốc phòng nói về đề nghị dừng dự án trên đèo Hải Vân

Ngày, Ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và nhà đầu tư Trung Quốc là Công ty Cổ phần Thế Diệu đã đàm  phán và đến quyết định thống nhất dừng thực hiện dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế.

 

Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Quốc tế World Shine - Huế được Ban Quản lý Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế cấp phép vào tháng 10 năm 2013 cho Công ty Cổ phần Thế Diệu có diện tích gần 200 hecta, nằm ở cửa Khẻm, nơi vươn ra xa nhất khu vực đèo Hải Vân.

Dự án có tổng mức đầu tư 250 triệu USD; thời hạn hoạt động 50 năm kể từ khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Dự án do 4 cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật là ông Lu Wang Sheng, quốc tịch Trung Quốc làm Tổng Giám đốc.

Sau khi Ban Quản lý Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô cấp phép cho dự án, dư luận kịch liệt phản đối. Bộ Tư lệnh Quân khu 5 khẳng định: Đây là đất địa hình loại 2 không được liên doanh liên kết với đối tác nước ngoài kể cả Việt Kiều.

Việc cấp phép cho dự án có 100% vốn đầu tư nước ngoài ở vị trí nhạy cảm đã thực hiện hơn năm qua, đến khi dư luận lên tiếng phản đối, tỉnh Thừa Thiên Huế mới cho dừng dự án.

Dự án đã dừng và Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã chỉ rõ những thiếu sót của các đơn vị tham mưu. Thế nhưng cho đến nay, những người có trách nhiệm ở các đơn vị liên quan đến dự án này vẫn quanh co biện minh. Dư luận tiếp tục mong muốn lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế phải kiên quyết làm rõ và xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân có sai sót.

Ông Trần Văn Truyền phải thực hiện nghiêm quyết định xử lý về nhà, đất


>>  Ông Trần Văn Truyền phải kiểm điểm trách nhiệm
>> Vụ ông Trần Văn Truyền: Xử lý một người để cảnh báo nhiều người
>> TPHCM và Bến Tre thu hồi nhà, đất của ông Trần Văn Truyền

Chiều 26/11, ông Nguyễn Tấn Quyên, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre để thông báo Kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm về thực hiện chính sách nhà, đất đối với ông Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ và kế hoạch kiểm điểm ông Truyền trong thời gian tới.

Cuộc họp có Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thành Phong, Phó bí thư Tỉnh ủy Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Thành Hạo và ông Trần Văn Truyền cùng một số người khác tham dự.
Theo đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bí thư yêu cầu: Đối với ông Trần Văn Truyền, kiểm điểm trách nhiệm theo qui trình về các khuyết điểm, vi phạm về thực hiện chính sách nhà, đất nêu trên trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre và Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Yêu cầu các thành viên trong gia đình ông Trần Văn Truyền thực hiện nghiêm các quyết định xử lý về nhà, đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 

Đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre, thực hiện qui trình kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với ông Trần Văn Truyền về những khuyết điểm, vi phạm nêu trên.

Bên lề Đối thoại phòng, chống tham nhũng lần thứ 13 diễn ra sáng 26/11, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết, hiện nay các cơ quan chức năng đang thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ủy ban Kiểm tra T.Ư về việc thu hồi tài sản đối với trường hợp ông Trần Văn Truyền.

Trả lời câu hỏi về việc ông Trần Văn Truyền có dấu hiệu tham nhũng hay không, sau thu hồi tài sản, các bước xử lý tiếp theo như thế nào, ông Huỳnh Phong Tranh cho rằng, không thể nói gì khác hơn ngoài kết luận của Ủy ban Kiểm tra T.Ư. "Vụ việc ông Truyền mới chỉ có dấu hiệu vi phạm về tài sản, về chế độ chính sách của Nhà nước thôi", ông Tranh nói.

Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

>> Còn tiếng Nghệ thì Ví, Giặm không bao giờ mất
>> Bảo tồn di sản Ví, Giặm: Nhiều thách thức sau khi được vinh danh
>> “Hồ sơ Dân ca Ví, Giặm của Việt Nam rất thuyết phục“
>> Dân ca ví, giặm tồn tại được là nhờ cộng đồng
>> Dân ca ví, giặm trong xã hội đương đại

Vào lúc 17 giờ 10 ngày 27/11 giờ Paris (tức 23 giờ 10 cùng ngày giờ Hà Nội), tiếng gõ búa quyết định của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 của UNESCO, di sản Ví, Giặm của Việt Nam chính thức được ghi vào Danh sách di sản đại diên của nhân loại. Việt Nam chính thức có di sản văn hóa phi vật thể thứ 9 được thế giới vinh danh.


Đoàn Việt Nam tự hào 

Trong phần nhận xét về hồ sơ dân ca Ví, Giặm của Việt nam, đại diện Ban thẩm định hồ sơ nhấn mạnh: Di sản đáp ứng các yêu cầu UNESCO đặt ra; di sản có sức sống và sức lan tỏa mạnh mẽ, có những giá trị phổ biến trong cộng đồng Việt, được thực hiện trong nhiều hoạt động của đời sống như trồng lúa, dệt vải, hát ru con... Do đó, ban thẩm định hồ sơ thống nhất kiến nghị Ủy ban Liên chính phủ công nhận Dân ca Ví, Giặm là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 

Ngay sau báo cáo của hội đồng xét duyệt, đại biểu Marc Jacobs của Bỉ - 1 trong 24 nước thành viên Ủy ban Liên chính phủ của Công ước 2003 đã có phát biểu, nhấn mạnh hồ sơ của Việt Nam rất đặc biệt với nhiều giá trị quan trọng, đặc biệt và rất xứng đáng được vinh danh.

Với việc UNESCO chính thức ghi danh Dân ca Ví, Giặm vào danh sách di sản đại diện của nhân loại, loại hình nghệ thuật này sẽ có những cơ hội to lớn để phát triển và lan tỏa sâu rộng hơn. Danh sách di sản đại diện của nhân loại là danh hiệu cao quý mà UNESCO trao tặng cho các di sản văn hóa phi vật thể mang những giá trị đạt tầm cỡ toàn cầu.

Khai mạc phiên tòa phúc thẩm Nguyễn Đức Kiên và đcác bị cáo khác

>> "Bầu" Kiên được cách ly để thẩm vấn các bị cáo khác
>> Phúc thẩm “bầu” Kiên: Tùy trường hợp sẽ cho bị cáo Kiên ngồi trả lời

Sáng 28/11, tại trụ sở Tòa án Nhân dân Tối cao diễn ra phiên phúc thẩm, xét xử công khai vụ án Nguyễn Đức Kiên (tức “bầu” Kiên) cùng đồng phạm phạm tội "kinh doanh trái phép", "trốn thuế", "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".


Nguyễn Đức Kiên tại phiên phúc thẩm

Bị cáo Nguyễn Đức Kiên (sinh năm 1964, trú tại ở phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội) nguyên là Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB), nắm giữ vai trò chủ chốt tại nhiều doanh nghiệp lớn và các bị cáo khác bị Tòa án cấp sơ thẩm xét xử về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; riêng bị cáo Nguyễn Đức Kiên còn bị xét xử thêm 3 tội danh khác là “Kinh đoanh trái phép”, “Trốn thuế” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, theo đơn kháng cáo của các bị cáo.

Phiên tòa dự kiến sẽ diễn ra trong 10 ngày./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên