Tuyển lao động nước ngoài: Người mình chưa được bảo vệ

VOV.VN -Các địa phương cần xem xét lại cách cho phép nước ngoài đầu tư dự án ở địa phương nhưng người dân trong tỉnh lại không có việc làm.

Trong dịp Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh tiếp xúc cử tri mới đây, nhiều ý kiến bức xúc trước việc tỉnh cho phép tuyển 2.100 lao động Trung Quốc đến làm việc tại công trình nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 trong khi lao động trên địa bàn thất nghiệp. 

Lâu nay đã nghe nhiều chuyện thương lái nước ngoài đến Việt Nam thu gom nông sản theo kiểu lừa đảo, chụp giật để lại những hậu quả khôn lường.  Thậm chí họ còn mua gom những thứ đích thị là phá hoại sản xuất như rễ, chồi cây, móng trâu bò. Nghe nhiều thành quen rồi chặc lưỡi theo kiểu thôi cũng chỉ là con sâu bỏ rầu nồi canh. Rồi lại nghe chuyện có địa phương cho người nước ngoài thuê đất nhiều năm để làm một thứ mà bất kể người Việt nào cũng có thể làm. Bức xúc đấy, nhưng rồi lại nghĩ có khi họ vào họ tạo công ăn việc làm cho người mình. Nhưng nay, với câu chuyện ở Trà Vinh thì chẳng có cách nào để hạ nhiệt bức xúc cả. 

 

Bên trong công trình nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3, tỉnh Trà Vinh (Ảnh: Dân trí)

Cho phép nước ngoài đầu tư dự án ở Việt Nam là cách để địa phương có công trình, để tạo công ăn việc làm cho người dân. Nhưng đây lại cho họ mang đến cả nghìn người, từ lao động kỹ thuật đến lao động phổ thông vào làm việc trên đất mình trong khi người dân thất nghiệp cũng đủ cả lao động phổ thông lẫn có bằng cấp. Xin được nhắc lại câu nói bức xúc của cử tri ở Trà Vinh “Thế thì người Việt đã hại người Việt rồi”.

Nói về những vụ việc người mình không bảo vệ người mình thì đâu có ít.  Chỉ xin dẫn những trường hợp có yếu tố nước ngoài để thấy rõ tính chất nguy hại của sự việc. Điều dễ nhận thấy nhất là ở ta đâu cũng ngập tràn hàng ngoại mà là hàng kém chất lượng. Từ những thứ đơn giản như quần, áo, giầy, dép đến những thứ có đôi chút hàm lượng khoa học kỹ thuật như thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng... Và có một điểm đáng chú ý là càng vùng sâu, vùng xa, những mặt hàng này càng nhiều. Đơn giản bởi nơi ấy người dân thiếu thông tin và không có nhiều lựa chọn. Một nước nhiệt đới, làm nông là chính mà nông dân dùng cả tăm tre và đũa nhập khẩu thì thử hỏi sản xuất trong nước được bảo vệ như thế nào?  

Và cả những lô thịt gia súc, gia cầm, trái cây ngoại giá rẻ bất ngờ được bầy bán trong các siêu thị.

Những nhà nhập khẩu đã tìm mọi cách nhập hàng sắp hết hạn với giá rẻ, rồi tự gia hạn thời gian sử dụng lại để lừa dối người tiêu dùng. Với chiêu thức ấy thì trồng trọt, chăn nuôi trong nước khó mà tồn tại. Và câu chuyện đang thời sự, các nhà nhập khẩu sữa đang lũng đoạn thị trường, tìm mọi cách lách luật đẩy giá sữa lên cao chót vót. Mặc dù các nhà quản lý đang áp dụng nhiều biện pháp, trong đó có cả biện pháp hành chính, nhưng xem ra người tiêu dùng khó được hưởng giá sữa hợp lý. 

Với kiểu kinh doanh trục lợi trên đối tượng khách hàng dễ bị tổn thương nhất ấy thì biết dùng cụm từ nào khác ngoài “người mình đang hại người mình”?

Người mình đang hại người mình không chỉ đúng ở những sự vụ cụ thể, có tính đơn lẻ. Để nông sản chất lượng kém nhiễm hóa chất tự do phân phối từ chợ đầu mối đến chợ quê cho thấy có lỗ hổng ở tầm vĩ mô. Có ý kiến cho rằng, chúng ta đã hội nhập quốc tế sâu rộng, đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), rồi sắp tới là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tham gia sân chơi ấy mà đặt vấn đề bảo hộ sản xuất trong nước là lạc lõng. Xin thưa chẳng có quốc gia nào dù là một nền kinh tế mạnh nhất không áp dụng các biện pháp bảo hộ. Những vụ kiện bán phá giá là rào cản hữu hiệu mà họ đang áp dụng. Và người tiêu dùng của họ còn được bảo vệ bằng hàng rào kỹ thuật chặt chẽ. 

Nông sản của ta xuất khẩu, qua khâu kiểm nghiệm phát hiện dư lượng thuốc kháng sinh thôi đã bị tiêu hủy. Trong khi người tiêu dùng mình thì chỉ biết tự bảo vệ bằng khuyến cáo có phần thiếu trách nhiệm “Hãy là người tiêu dùng thông thái”.

Thôi thì trong thương trường, từng cá nhân, từng vụ việc cụ thể khó tránh khỏi kiểu người mình không bảo vệ người mình. Nhưng một địa phương không thể mời chào những dự án đầu tư nước ngoài không tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương.  Và ở tầm vĩ mô không thể để tình trạng người mình không được bảo vệ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam ủng hộ bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động
Việt Nam ủng hộ bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động

VOV.VN -Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Việt Nam tại Hội nghị lao động quốc tế (ILC 103) diễn ra ở trụ sở Liên Hợp Quốc

Việt Nam ủng hộ bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động

Việt Nam ủng hộ bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động

VOV.VN -Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Việt Nam tại Hội nghị lao động quốc tế (ILC 103) diễn ra ở trụ sở Liên Hợp Quốc

Người lao động TPHCM ủng hộ Hoàng Sa, Trường Sa hàng tỷ đồng
Người lao động TPHCM ủng hộ Hoàng Sa, Trường Sa hàng tỷ đồng

VOV.VN - Số tiền hơn 11,5 tỷ đồng thu được sẽ được chuyển tới các quỹ để hỗ trợ, động viên lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư và ngư dân bám biển.

Người lao động TPHCM ủng hộ Hoàng Sa, Trường Sa hàng tỷ đồng

Người lao động TPHCM ủng hộ Hoàng Sa, Trường Sa hàng tỷ đồng

VOV.VN - Số tiền hơn 11,5 tỷ đồng thu được sẽ được chuyển tới các quỹ để hỗ trợ, động viên lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư và ngư dân bám biển.

Tổng Công ty 789 đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động
Tổng Công ty 789 đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động

VOV.VN -Sáng 18/7, tại Hà Nội, Tổng Công ty 789, Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động và kỷ niệm 25 năm ngày truyền thống (19/7/1989- 19/7/2014). 

Tổng Công ty 789 đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động

Tổng Công ty 789 đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động

VOV.VN -Sáng 18/7, tại Hà Nội, Tổng Công ty 789, Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động và kỷ niệm 25 năm ngày truyền thống (19/7/1989- 19/7/2014). 

Hơn 5.000 lao động nông thôn được dạy nghề
Hơn 5.000 lao động nông thôn được dạy nghề

VOV.VN -Ngoài ra, hàng nghìn thanh niên tại các huyện nghèo đã được tạo điều kiện đi xuất khẩu lao động.

Hơn 5.000 lao động nông thôn được dạy nghề

Hơn 5.000 lao động nông thôn được dạy nghề

VOV.VN -Ngoài ra, hàng nghìn thanh niên tại các huyện nghèo đã được tạo điều kiện đi xuất khẩu lao động.

Đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn

VOV.VN - Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút sự tham gia, hỗ trợ của các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn

VOV.VN - Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút sự tham gia, hỗ trợ của các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn.