Việt Nam trong tuần

Quốc hội thảo luận về oan sai: Bồi thường ông Nguyễn Thanh Chấn 7,2 tỷ đồng

VOV.VN - Thảo luận về tình hình oan sai, các đại biểu Quốc hội cho rằng, 71 trường hợp oan sai phát hiện trong 3 năm qua chỉ là phần nổi của tảng băng chìm...

Tuần làm việc thứ 3 Quốc hội thảo luận nhiều vấn đề nóng 

Kết thúc tuần làm việc thứ 3, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian để bàn, thảo luận về các dự án Luật đồng thời cho ý kiến về chủ trương đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành, về tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan.


Thảo luận về tình hình oan sai trong tố tụng hình sự, các đại biểu Quốc hội cho rằng, 71 trường hợp oan sai được phát hiện trong 3 năm qua chỉ là phần nổi của tảng băng chìm làm giảm lòng tin của người dân vào công lý và gây bức xúc trong dư luận.

Tại phiên họp, đa số đại biểu cho rằng, án oan sai, tình trạng chậm khắc phục án oan sai và bức cung nhục hình đã làm giảm lòng tin của người dân vào công lý, gây bức xúc trong dư luận. Do vậy các ý kiến đề nghị cần có xử lý kịp thời thích đáng với những người để xảy ra oan sai, bức cung nhục hình, đồng thời đề nghị có bồi thường, minh oan kịp thời cho người bị oan sai.

>> Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình xin lỗi người bị oan
>> Bộ trưởng Công an nói về nguyên nhân dẫn đến án oan, sai
>> Oan sai 21 năm chưa được bồi thường: Lỗi do đâu?
>> “Oan sai dù một vụ cũng ảnh hưởng đến hình ảnh tố tụng”
>> “Có những vụ án dùng bức cung, nhục hình nhưng hồ sơ rất đẹp“

Cũng trong tuần làm việc vừa qua, các đại biểu Quốc hội dành thời gian nghe báo cáo về tình hình Biển Đông.

>> 'Chính phủ báo cáo Quốc hội khá đầy đủ và rõ về tình hình Biển Đông'

Một trong những dự án Luật được Quốc hội thảo luận sôi nổi và cũng là vấn đề cử tri rất quan tâm là dự án Luật tổ chức chính quyền địa phương với việc lựa chọn mô hình cho tổ chức chính quyền địa phương? Tại phiên thảo luận, các đại biểu cơ bản đồng tình với phương án tổ chức Hội đồng nhân dân ở cả 3 cấp nhưng vẫn bày tỏ băn khoăn về hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân. Nhiều ý kiến cho rằng, thời gian qua cơ quan này hoạt động còn hình thức, do số lượng đại biểu kiêm nhiệm quá nhiều dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”.

>> Quốc hội thảo luận việc bỏ hay giữ Hội đồng Nhân dân
>> Cơ quan dân cử phải thực quyền
>> Đại biểu Quốc hội đề nghị luật hóa việc chống đi bầu cử thay
>> Hội đồng nhân dân: Quyền lực lớn nhưng làm gì cũng vướng

Công khai, minh bạch trong thu chi ngân sách là nội dung được nhiều đại biểu đánh giá cao khi thảo luận về dự án Luật ngân sách Nhà nước (sửa đổi).

>> Tình trạng lồng ghép tạo bất hợp lý trong thực thi ngân sách

Cũng trong tuần này, Dự án Luật trưng cầu ý dân - một dự luật đã nằm trong kế hoạch xây dựng luật, pháp lệnh từ năm 2006 đã được Quốc hội thảo luận tại tổ. Hai vấn đề quan trọng cần Quốc hội quyết định trong dự luật này là: Nội dung trưng cầu ý dân và chủ thể có quyền đề nghị trưng cầu ý dân.

Đồ án sân bay Long Thành 

Về chủ trương đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Tờ trình của Chính phủ tại kỳ họp này có nhiều điểm khác so với báo cáo tại kỳ họp thứ 8. Trong đó, Chính phủ chỉ trình chủ trương đầu tư xây dựng sân bay giai đoạn 1 thực hiện từ năm 2018 - 2025 với quy mô 25 triệu hành khách, số vốn đầu tư đã giảm gần 1/3 từ 7,8 tỷ đô la xuống còn 5,2 tỷ đô la Mỹ. 

Một điểm khác biệt nữa là mặc dù chỉ thực hiện giai đoạn 1 của dự án, nhưng chủ trương của Chính phủ vẫn làm quy hoạch diện tích đất cho cả 3 giai đoạn. Trong phần này đã có sự tách bạch giữa dự án sử dụng quỹ đất quốc phòng và đất cho các công trình kinh tế không được tính vào chi phí sân bay. Ngoài ra, đề án còn đưa ra những tính toán kiểm định, tiếp tục khẳng định dự án sẽ không tác động nhiều tới nợ công…

>> Xây dựng sân bay Long Thành: Yêu cầu suất đầu tư hợp lý
>> Đại biểu Quốc hội nói về Dự án sân bay Long Thành
>> Đa số đại biểu QH tán thành chủ trương xây dựng sân bay Long Thành
>> Dự án sân bay Long Thành: 9.540 tỷ đồng GPMB cho cả 3 giai đoạn
>> Dự án sân bay Long Thành qua góc nhìn của chuyên gia và đại biểu QH
>> Dự án Sân bay Long Thành không tác động nhiều tới nợ công?
>> Dự án sân bay Long Thành: Vẫn còn tới 9 điều bất cập!

Thủ tướng thăm, làm việc tại châu Âu, Bắc Phi

Sau khi tham dự Lễ ký chính thức Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu ngày 29/5 tại Kazakhstan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn đại biểu Việt Nam lên đường đi thăm chính thức Algeria, Bồ Đào Nha và Bulgaria từ ngày 31/5-6/6/2015.

Chuyến thăm, làm việc của Thủ tướng theo lời mời của Thủ tướng nước Cộng hòa Kazakhstan Karim Massimov, Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ và Nhân dân Algeria Abdelmalek Sellal, Thủ tướng nước Cộng hòa Bồ Đào Nha Pedro Passos Coelho và Thủ tướng nước Cộng hòa Bulgaria Boyko Metodiev Borisov.

Báo động khẩn cấp, đại dịch MERS-CoV

Trước tình hình bệnh viêm đường hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) lây lan nhanh tại Hàn Quốc, để chủ động các biện pháp phòng, chống không để dịch xâm nhập vào nước ta, Bộ Y tế đã tăng cường các hoạt động giám sát, truyền thông và sẵn sàng đáp ứng khi có ca bệnh xâm nhập.

Máy đo thân nhiệt đã được triển khai tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất để kiểm tra thân nhiệt hành khách

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã ký quyết định thành lập 4 Đội phản ứng nhanh phòng, chống dịch bệnh MERS-CoV tại 4 khu vực trên cả nước là miền Bắc, miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên.

Cách nhận biết dịch bệnh MERS-CoV

VOV.VN - Phần lớn bệnh nhân nhiễm MERS-CoV thường có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp cấp gồm: sốt trên 38°C, ho và khó thở…

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện về việc phòng, chống dịch bệnh Mers-Cov. Theo đó, nhằm chủ động kiểm soát ngăn chặn dịch bệnh lây nhiễm vào Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với Tổ chức y tế thế giới, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh Mers-Cov để thông báo kịp thời về tính nguy hiểm, nguyên nhân lây bệnh, cách thức lan truyền và phương pháp phòng, chống dịch cho nhân dân biết để nhân dân chủ động phòng, chống dịch Mers-Cov; đánh giá, dự báo khả năng lây nhiễm vào Việt Nam để chủ động lên kế hoạch phòng, chống.

Ông Nguyễn Thanh Chấn sắp nhận được bồi thường 7,2 tỷ đồng?

Thông tin tới Quốc hội chiều 5/6, Chánh án Tòa án NDTC Trương Hòa Bình cho biết, về vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang), cơ quan chức năng đã xin lỗi và thương lượng bồi thường. Ông Chấn cũng đã đồng ý mức bồi thường 7,2 tỷ đồng và đang làm thủ tục để chi trả.

Liên quan đến vấn đề này, chiều 5/6, trả lời phóng viên VOV.VN qua điện thoại, ông Thân Văn Hoạt – người đại diện pháp lý của ông Nguyễn Thanh Chấn cho biết, còn một khoản bồi thường nữa về tổn thất tinh thần của ông Nguyễn Thanh Chấn, hiện nay giữa gia đình và cơ quan tố tụng vẫn chưa đi đến thống nhất.

Tai nạn giao thông nghiêm trọng tại TP.HCM, 5 người thiệt mạng


Rạng sáng 31/5, trên quốc lộ 1A đoạn đi qua Cổng Khu chế xuất Linh Trung 1, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra một vụ tai nạn liên hoàn nghiêm trọng giữa một xe kéo container với ô tô 5 chỗ và 1 xe khách 50 chỗ. Vụ tai nạn khiến 5 người trong 1 gia đình thiệt mạng tại chỗ.

Khai báo với Cơ quan cảnh sát điều tra, tài xế Võ Văn Răng (SN 1967, ngụ ở Thủ Đức, người điều khiển xe đầu kéo biển số  51C – 181.44 gây ra vụ tai nạn), thì khi xe vừa đổ dốc cầu vượt Linh Trung đã bị mất thắng, sau đó va chạm với xe tải biển số 60C- 132.44 khiến chiếc xe này văng qua 1 bên.

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP HCM đã làm rõ một số nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn là do tài xế điều khiển xe thiếu tập trung, không quan sát kỹ mặt đường nên khi xe bị sự cố đã lúng túng và đạp nhầm chân ga.

Việt Nam chưa cho phép nhập khẩu thanh mai 

Lấy buôn chỉ 50.000-60.000 đồng/thùng 8kg, ra đến cổng chợ, thanh mai có giá 100.000 đồng/kg, thậm chí có nơi bán đến 200.000 đồng/kg. Thanh mai Trung Quốc đang là mặt hàng siêu lợi nhuận được tranh nhau mua ở chợ đầu mối.

Nhiều khách đi đường thấy quả lạ, tò mò mua về ăn thử

 Trước thông tin quả thanh mai (dâu rừng) chất lượng kém tràn lan thị trường có xuất xứ từ Trung Quốc, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Nguyễn Xuân Hồng khẳng định Việt Nam chưa cấp phép nhập khẩu bất cứ lô hàng thanh mai nào từ Trung Quốc.

Vị này cho biết, cuối tháng 5 vừa qua, trong quá trình kiểm tra tại một số cửa khẩu phía Bắc, lực lượng chức năng đã phát hiện một lô hàng khoảng 10 tấn quả thanh mai nhập lậu tại Lào Cai.

Về lý do chưa cho phép nhập khẩu loại quả này về Việt Nam, theo vị này xuất phát từ việc chưa kiểm dịch thực vật để đánh giá nguy cơ dịch bệnh đến cây trồng trong nước, chứ hoàn toàn không liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm.

Việc một lượng lớn quả thanh mai không rõ nguồn gốc vẫn được bàn bày trên thị trường hiện nay, ông Hồng nhận định có thể từ Trung Quốc qua hình thức trao đổi hàng hóa cư dân biên giới và một phần có xuất xứ từ Việt Nam. " Bởi thanh mai là loại cây mọc hoang nên tại một số địa phương như Quảng Ninh, Quảng Bình, Lào Cai... đều có", ông nói.

Để xác định được nguồn gốc rõ ràng, cần thời gian và lực lượng để kiểm tra. Tuy nhiên, ông Hồng cho rằng người tiêu dùng không quá lo lắng về các thông tin nguồn gốc về thứ quả này. Bởi thực tế, hiện không ít loại quả của Trung Quốc đảm bảo an toàn thực phẩm đều được nhập khẩu về Việt Nam.

SEA Games: Đoàn thể thao Việt Nam sếp thứ 2 với 13 HCV

Sau ngày thi đấu đầu tiên thi đấu cực kỳ ấn tượng giành 2 HCV, phá 3 kỷ lục SEA Games, Ánh Viên tiếp tục là niềm hy vọng  vàng của đoàn TTVN trong ngày 7/6 cùng với Hoàng Quý Phước.

Không chỉ riêng bơi lội, trong ngày thi đấu hôm nay 7/6, đoàn Thể thao Việt Nam còn chờ đợi HCV ở các môn đấu kiếm, bắn súng, wushu...

Kết thúc ngày thi đấu 6/6 với 9 HCV, nâng tổng số HCV lên con số 13, Đoàn thể thao Việt Nam (TTVN) đã vươn lên xếp thứ hai trên bảng tổng sắp, sau chủ nhà Singapore.

Trong ngày thi đấu 6/6, bơi lội là bộ môn gặt hái nhiều thành công nhất trong ngày thi đấu 6/6. Nguyễn Thị Ánh Viên đã giành 2 HCV ở nội dung 800m tự do nữ và 400m hỗn hợp nữ. Ở cả hai nội dung này, cô gái 18 tuổi người Cần Thơ đều phá kỷ lục của SEA Games, cũng là kỷ lục của chính mình.

Kình ngư Hoàng Quý Phước cũng đã xuất sắc giành HCV và phá kỷ lục SEA Games ở cự li 200m tự do nam.

Bộ môn Đấu kiếm lại trở thành niềm tự hào của Việt Nam khi giành thêm 2 HCV. Tối ngày 6/6, các vận động viên Nguyễn Tiến Nhật, Nguyễn Phước Đến, Nguyễn Văn Thắng và Phạm Hùng Dương đã đánh bại đội tuyển chủ nhà Singapore với tỉ số sát nút 44/43 để mang về tấm huy chương vàng nội dung Đấu kiếm 3 cạnh đồng đội nam.

Đấu kiếm mang về cho Đoàn TTVN tấm HCV thứ 13 (Ảnh: Ngọc Duy)

Không lâu sau đó, đội tuyển Đấu kiếm lại một lần nữa mang tin vui về khi Bùi Văn Tài, Nguyễn Xuân Lợi, Tô Đức Anh và Vũ Thành An đã giành huy chương vàng nội dung kiếm chém đồng đội nam.

Như vậy, với 2 huy chương vàng trong ngày thi đấu 6/6, đội tuyển Đấu kiếm đã mang về cho đoàn thể thao Việt Nam tổng cộng 6 huy chương vàng.

Trong khi đó, Nguyễn Thị Thanh Phúc đã giành HCV ở nội dung 20km đi bộ và đây cũng là HCV đầu tiên của bộ môn điền kinh tại SEA Games 28.

Đội thể dục dụng cụ nam Việt Nam cũng đã xuất sắc mang về cho đoàn 1 huy chương vàng sau khi vượt qua Singapore và Thái Lan.

Nhóm vận động viên Lê Thanh Tùng, Hoàng Cường, Đinh Phương Thanh, Phạm Phước Hưng và Đặng Nam thi đấu thành công để giành chiến thắng trước Thái Lan và Singapore. Ở môn thi đồng đội nam, nhóm VĐV này đã đoạt 344,7 điểm, bỏ xa Thái Lan (318,15 điểm) và Singapore (318,1 điểm).

Tối 6/6, Nguyễn Thị Thanh Thủy đã giành huy chương vàng hạng cân 52kg Judo nữ sau khi đánh bại Phone Naly (Lào).

Nguyễn Thị Thi thì giành HCV đơn nữ ở môn bi sắt sau khi đánh bại VĐV Indonesia Alfath Annisa 29/22 trong trận chung kết.

19h30 ngày 7/6 U23 Việt Nam - U23 Timor Leste. Nếu giành thêm ít nhất 1 điểm ở cuộc đối đầu này, thầy trò HLV Toshiya Miura sẽ chính thức có vé trên chuyến tàu vào bán kết. Ở chiều ngược lại, về lý thuyết, U23 Timor Leste vẫn còn cơ hội, dù rất nhỏ. /.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên