Hàng trăm giáo viên ở Hà Tĩnh mất việc: Không phải chuyện hiếm?

VOV.VN -Các địa phương chưa phát hiện tiêu cực trong tuyển dụng không có nghĩa là "sạch", không có tiêu cực. 

Thời gian qua, hàng loạt vụ “lùm xùm” trong việc tuyển dụng viên chức ngành giáo dục khiến dư luận thực sự lo ngại. Mặc dù, công tác tuyển dụng có những quy trình chặt chẽ, nhưng khi đi vào thực tế nó lại bị “biến báo” theo cách riêng của hội đồng tuyển dụng. Có thể nói, những tiêu cực về tuyển dụng trong ngành giáo dục không phải chỉ có ở một số địa phương được đưa lên báo chí thời gian qua mà kể cả thành phố lớn cũng rộ lên những tiêu cực.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn gặp một số giáo viên ở Hà Tĩnh (ảnh khai thác)

Theo ý kiến phản ánh của nhiều giáo viên, từ nhiều năm nay, nhiều địa phương, các sở, phòng giáo dục tiến hành ký hợp đồng ngắn hạn với các giáo viên theo học kỳ, theo năm học để tích điểm ưu tiên khi có đợt thi tuyển hoặc xét tuyển. Nhiều người đã theo dạy hợp đồng theo hình thức này cả chục năm trời nhưng lại không được tuyển dụng vì nhiều lý do. Khi ký kết các hợp đồng lao động kiểu này, quyền lợi của người lao động của bị ảnh hưởng rất nhiều. Bởi có những nơi, giáo viên được dạy cả năm thì còn được đóng bảo hiểm, nhưng có nơi chỉ thuê giáo viên dạy 3-4 tháng/năm nên không được đóng bảo hiểm. Nhiều người thấy tương lai quá “mù mịt” nên đã tự bỏ cuộc chơi. Có người cố bám trụ với nghề thì ước mong “Giá như họ tổ chức thi tuyển thì mình còn có cửa chạy”.

Việc tuyển dụng cán bộ công chức, viên chức đã có qui định cụ thể trong các văn bản như Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Nghị định 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, Nghị định số 29/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và các văn bản hướng dân thi hành trong việc tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức. Thế nhưng, các vi phạm xảy ra trong quá trình tuyển dụng ở nhiều đơn vị, trong đó có các đơn vị của ngành giáo dục không còn là chuyện hiếm gặp. Sự việc xảy ra ở Hà Tĩnh lần này được cho là “na ná” với nhiều địa phương trong cả nước. Vậy lỗi do đâu mà hàng trăm giáo viên cùng rơi vào một hoàn cảnh?

Trước hết, có thể thấy Hội đồng tuyển dụng đã không làm đúng chức trách, nhiệm vụ của mình, không minh bạch, công khai trong khâu thi tuyển, tuyển dụng. Nhiều ý kiến chuyên gia giáo dục, pháp luật đều khẳng định trong sự việc lần này cái sai đầu tiên thuộc về đơn vị tuyển dụng.

Còn các nạn nhân thì sao? Họ có lỗi gì trong chuyện này không? Rõ ràng, họ biết chắc chắn việc tuyển dụng đó không đúng luật và họ có thể bị sa thải bất cứ lúc nào nhưng vẫn chấp nhận cuộc chơi. Vậy cho nên, sau cuộc làm việc của Thứ trưởng Bộ Nội vụ với lãnh đạo Hà Tĩnh thì nhiều người vẫn hoang mang không biết công việc của mình sẽ đi đâu, về đâu.

Bây giờ, vấn đề còn lại là làm sao giải quyết cho hợp lý hợp tình.

Sau Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Hà Nội, Lào Cai… câu chuyện về những khuất tất trong tuyển dụng viên chức cho ngành giáo dục sẽ còn được phát hiện ở đâu nữa? Tại sao một sự việc nhức nhối xảy ra ở nhiều địa phương mà các cơ quan quản lý không có giải pháp gì ngăn chặn? Các địa phương chưa bị nêu tên không có nghĩa là đã “sạch” trong công tác thi tuyển, tuyển dụng mà chỉ là “kính thưa các vị chưa bị lộ”.

Tình trạng tiêu cực trong thi tuyển viên chức giáo dục đang ở mức báo động. Trước thực trạng này, từ tháng 5/2014, sau những tiêu cực ở ngành giáo dục Bắc Ninh, Bộ Nội vụ ký công văn 1586  gửi các bộ ngành, đơn vị có liên quan về tăng cường quản lí công tác tuyển dụng công chức viên chức. Trong công văn này, Bộ Nội vụ nhấn mạnh: Trong thời gian vừa qua vẫn có tình trạng một số cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập chưa làm tốt công tác tuyển dụng công chức, viên chức, vẫn để xảy ra tình trạng ký hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế mà không thực hiện tuyển dụng công chức hoặc ký hợp đồng lao động làm các công việc chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Sau hơn 1 năm có văn bản chấn chỉnh của Bộ Nội vụ về vấn đề thi tuyển công chức, viên chức, có vẻ tình hình không được cải thiện nhiều. Người dân, đặc biệt là các thí sinh đã không còn đặt niềm tin vào sự công bằng, minh bạch ở các hội đồng tuyển dụng này. Bởi có vẻ như đồng tiền đang khuynh đảo các hội đồng thi?./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hàng trăm giáo viên Hà Tĩnh bị mất việc: Lỗi tại ai?
Hàng trăm giáo viên Hà Tĩnh bị mất việc: Lỗi tại ai?

VOV.VN -ĐB Lê Như Tiến: "Tại sao lại đổi lỗi cho giáo viên trong khi cần xử lý thật nghiêm hội đồng tuyển chọn?"

Hàng trăm giáo viên Hà Tĩnh bị mất việc: Lỗi tại ai?

Hàng trăm giáo viên Hà Tĩnh bị mất việc: Lỗi tại ai?

VOV.VN -ĐB Lê Như Tiến: "Tại sao lại đổi lỗi cho giáo viên trong khi cần xử lý thật nghiêm hội đồng tuyển chọn?"

Tuyển dụng viên chức giáo dục ở Lào Cai: Nhiều người trượt oan?
Tuyển dụng viên chức giáo dục ở Lào Cai: Nhiều người trượt oan?

VOV.VN -Một bất ngờ trong kỳ xét tuyển viên chức giáo dục tại Lào Cai là khi kết quả niêm yết công khai, phát hiện hàng trăm bài thi không được chấm

Tuyển dụng viên chức giáo dục ở Lào Cai: Nhiều người trượt oan?

Tuyển dụng viên chức giáo dục ở Lào Cai: Nhiều người trượt oan?

VOV.VN -Một bất ngờ trong kỳ xét tuyển viên chức giáo dục tại Lào Cai là khi kết quả niêm yết công khai, phát hiện hàng trăm bài thi không được chấm

Hà Nội chấm dứt hợp đồng với 184 giáo viên mầm non
Hà Nội chấm dứt hợp đồng với 184 giáo viên mầm non

Trước sự việc này, đoàn kiểm tra của Bộ Nội vụ đã có buổi làm việc với Hà Nội và trực tiếp gặp gỡ các giáo viên bị chấm dứt hợp đồng để nắm rõ câu chuyện.

Hà Nội chấm dứt hợp đồng với 184 giáo viên mầm non

Hà Nội chấm dứt hợp đồng với 184 giáo viên mầm non

Trước sự việc này, đoàn kiểm tra của Bộ Nội vụ đã có buổi làm việc với Hà Nội và trực tiếp gặp gỡ các giáo viên bị chấm dứt hợp đồng để nắm rõ câu chuyện.