Chất vấn ở Quốc hội: Phải đi đến tận cùng vấn đề

VOV.VN - Mỗi kỳ họp Quốc hội, cử tri trong cả nước luôn mong mỏi một phiên chất vấn đầy nhiệt huyết, đi tới tận cùng vấn đề.

Từ chiều 10 đến hết ngày 12/6, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII bắt đầu phiên chất vấn tại hội trường. Lần này, 4 vị Bộ trưởng, trưởng ngành sẽ tham gia trả lời chất vấn. Các vấn đề liên quan đến tài chính, giáo dục-đào tạo, công tác triển khai thực hiện pháp luật và giải quyết khiếu nại tố cáo, đấu tranh phòng chống tham nhũng được đưa ra để chất vấn các vị “tư lệnh ngành”.

Tuy nhiên, điều mà các đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước quan tâm không chỉ là những câu hỏi được đặt ra ra sao; không chỉ là các câu trả lời, lời hứa, mà quan trọng là trách nhiệm cá nhân cũng như giải pháp và sự chuyển động trong lĩnh vực các vị Bộ trưởng phụ trách được thể hiện như thế nào. Bởi chỉ có hành động và chuyển động thực sự mới là câu trả lời xác đáng nhất, có ý nghĩa nhất trước đòi hỏi của thực tiễn.

 

Ảnh minh họa

Những sự kiện, vấn đề làm “nóng” nghị trường của kỳ họp Quốc hội lần trước dường như vẫn chưa nguôi trong dư luận. Và cái cách mỗi vị Bộ trưởng đón nhận, giải trình, giải quyết các vấn đề từ các đại biểu Quốc hội, cũng như những việc làm sau phiên chất vấn luôn khiến dư luận quan tâm. Theo đánh giá của đại biểu Quốc hội, của cử tri thì hầu hết các Bộ trưởng, trưởng ngành khi trả lời chất vấn đều có thái độ cầu thị, chân thành và nghiêm túc. Bởi thế, tuy chưa phải là tất cả, nhưng qua các phiên chất vấn, hầu như các vị “tư lệnh ngành” đã kịp điều chỉnh, phần nào đáp ứng được mong mỏi của người dân, củng cố được lòng tin của dân trong việc điều hành, chỉ đạo, thực hiện các lĩnh vực mình phụ trách. Nhưng cũng qua các phiên chất vấn cho thấy còn nhiều điều phải suy nghĩ.

Trước hết, là chọn vấn đề chất vấn và người bị chất vấn. Đây là vấn đề quyết định đến hiệu quả của phiên chất vấn. Nội dung chất vấn phải xuất phát từ thực tiễn và tập trung vào những vấn đề mang tầm vĩ mô, những vấn đề cử tri và dư luận xã hội quan tâm. Điều này đã được ghi nhận trong nhiều kỳ họp gần đây. Các phiên chất vấn đã chạm đến nhiều vấn đề. Từ ban hành chính sách, đến công tác quản lý Nhà nước; quản lý xã hội; những vấn đề nổi cộm trong thực tiễn cuộc sống. Nhưng nó đã đúng và trúng sự quan tâm của đông đảo cử tri cả nước hay chưa thì câu trả lời là chưa hẳn. Bởi nhiều vấn đề “nóng”, liên quan trực tiếp tới cuộc sống của người dân vẫn chưa được đưa ra, chưa được bàn tới, chưa là đề tài để chất vấn và trả lời trong nghị trường. Trong khi đó, người bị chất vấn nhiều khi không bao quát được hết lĩnh vực mình phụ trách, hoặc trả lời không đúng trọng tâm, nặng về báo cáo, giải trình. Đã có lần Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phải nhắc nhở và đề nghị người bị chất vấn “trả lời ngắn thôi”, trả lời “đúng câu hỏi”, không nên giải thích dài dòng.

Đối với người chất vấn. Với tinh thần thẳng thắn, khách quan, trong các kỳ họp Quốc hội gần đây, nhiều đại biểu đã không ngại ngần nêu những yếu kém, khuyết điểm của một số ngành, lĩnh vực gây bức xúc trong nhân dân. Những ý kiến đó luôn nhận được sự ủng hộ, đồng tình của cử tri và cả người bị chất vấn. Nhưng cũng có đại biểu nên vấn đề chưa xác đáng, chưa hỏi thẳng vấn đề, chưa đi tới cùng của vấn đề, làm cho phiên chất vấn, trả lời chất vấn thiếu tính phản biện, tính đối thoại, hay nói khác đi là thiếu chất “lửa”!

Mặc dù sau các kỳ hợp Quốc hội, sau những phiên chất vấn, qua những hành động thực tế của người được chất vấn, đại biểu Quốc hội và cử tri có thể đánh giá được động thái tích cực của họ, những chuyển động trong lĩnh vực họ phụ trách; nhưng nếu như có sự tổng kết, đánh giá cụ thể, trực tiếp hơn của Quốc hội về những gì họ đã làm được, chưa làm được, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm qua thời gian thực hiện các giải pháp, thực hiện lời hứa trước Quốc hội, trước cử tri, thì chắc rằng phiên chất vấn và trả lời chất vấn sẽ hiệu quả hơn. Người bị chất vấn thấy rõ hơn vai trò, trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu trong hoạt động của ngành, lĩnh vực mình phụ trách, để từ đó có hành động, giải pháp thiết thực, khắc phục những tồn tại, thiếu sót, bất cập.

Những đổi mới trong hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội đã và đang tạo hiệu ứng tích cực trong nhận thức, hành động của các thành viên Chính phủ. Mỗi kỳ họp Quốc hội, cử tri trong cả nước lại mong mỏi một phiên chất vấn đầy nhiệt huyết, đi tới tận cùng vấn đề của cả người chất vấn và người được chất vấn.

Có như vậy mới làm rõ bản chất của vấn đề đang được cử tri và cả xã hội quan tâm; các phiên chất vấn của Quốc hội mới ngày càng hiệu quả và thiết thực./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội gửi thư tố cáo hành vi của Trung Quốc đến Nghị viện các nước
Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội gửi thư tố cáo hành vi của Trung Quốc đến Nghị viện các nước

VOV.VN -Đến thời điểm này, Trung Quốc tiếp tục thực hiện ý đồ xác lập chủ quyền trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội gửi thư tố cáo hành vi của Trung Quốc đến Nghị viện các nước

Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội gửi thư tố cáo hành vi của Trung Quốc đến Nghị viện các nước

VOV.VN -Đến thời điểm này, Trung Quốc tiếp tục thực hiện ý đồ xác lập chủ quyền trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Một đại biểu cũng có thể đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm nếu được Quốc hội chấp thuận
Một đại biểu cũng có thể đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm nếu được Quốc hội chấp thuận

VOV.VN - Về mặt pháp lý cần phải quy định cụ thể tạo cho đại biểu Quốc hội có một vị thế để hoạt động

Một đại biểu cũng có thể đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm nếu được Quốc hội chấp thuận

Một đại biểu cũng có thể đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm nếu được Quốc hội chấp thuận

VOV.VN - Về mặt pháp lý cần phải quy định cụ thể tạo cho đại biểu Quốc hội có một vị thế để hoạt động

ĐBQH ủng hộ lấy phiếu tín nhiệm 1 lần vào giữa nhiệm kỳ
ĐBQH ủng hộ lấy phiếu tín nhiệm 1 lần vào giữa nhiệm kỳ

VOV.VN - ĐBQH kiến nghị nên để cho các chức danh được bầu có thời gian nắm bắt công việc và thể hiện khả năng

ĐBQH ủng hộ lấy phiếu tín nhiệm 1 lần vào giữa nhiệm kỳ

ĐBQH ủng hộ lấy phiếu tín nhiệm 1 lần vào giữa nhiệm kỳ

VOV.VN - ĐBQH kiến nghị nên để cho các chức danh được bầu có thời gian nắm bắt công việc và thể hiện khả năng