Tôn vinh bản sắc 54 dân tộc trong tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam

VOV.VN - Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” sẽ có các triển lãm ảnh, tái hiện nghi lễ truyền thống, trồng vườn cây đại đoàn kết, giới thiệu ẩm thực Nam bộ…

 

Chào mừng 90 năm Ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2020), Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” được tổ chức từ ngày 16/11 - 23/11/2020 tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Triển lãm ảnh với các chủ đề “90 năm chặng đường vẻ vang của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” và “Sắc màu di sản văn hóa tại Ngôi nhà chung” khai mạc vào ngày 17/11. Triển lãm nhằm quảng bá bản sắc văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc; bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Trong khuôn khổ tuần lễ, các cộng đồng tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cũng tổ chức nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc như "Sắc màu văn hóa dân tộc Chăm và tái hiện lễ hội Katê - di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Chăm, tỉnh Ninh Thuận"; tái hiện nghi thức “Đón nàng Trăng” và một số hoạt động diễn xướng dân gian của đồng bào dân tộc Thái tỉnh Nghệ An; giới thiệu và trình diễn lễ cưới của dân tộc Pà Thẻn, tỉnh Hà Giang; tái hiện nghi thức "Mừng lúa mới" của dân tộc Ba Na, tỉnh Gia Lai.

Ban Tổ chức bố trí không gian trình diễn Đờn ca tài tử, giới thiệu ẩm thực dân gian Nam bộ, giới thiệu sản phẩm du lịch của Cần Thơ, Long An, Bến Tre… Ngoài ra còn có các hoạt động giao lưu văn hóa, quảng bá các sản phẩm văn hóa, du lịch, nghề truyền thống của một số địa phương; tọa đàm “Phát huy vai trò của người tiêu biểu trong xây dựng khối đại đoàn kết và bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc”; trồng 90 cây ăn quả, hình thành vườn cây Đại đoàn kết các dân tộc… 

Chương trình khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam”, gắn với biểu dương 90 điển hình tiêu biểu trong các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở sẽ diễn ra vào tối 16/11/2020./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trang phục truyền thống của đồng bào Khmer
Trang phục truyền thống của đồng bào Khmer

VOV.VN - Trang phục của đồng bào Khmer rất đa dạng, trong đó trang phục lễ cưới và dạ hội, lễ chùa vẫn rất thịnh hành. Riêng trang phục lao động gần như bị mai một, chỉ còn số ít người lớn tuổi mặc những trang phục truyền thống này.

Trang phục truyền thống của đồng bào Khmer

Trang phục truyền thống của đồng bào Khmer

VOV.VN - Trang phục của đồng bào Khmer rất đa dạng, trong đó trang phục lễ cưới và dạ hội, lễ chùa vẫn rất thịnh hành. Riêng trang phục lao động gần như bị mai một, chỉ còn số ít người lớn tuổi mặc những trang phục truyền thống này.

Triển lãm Tranh đồ hoạ các nước ASEAN lần thứ 3 - Việt Nam 2020
Triển lãm Tranh đồ hoạ các nước ASEAN lần thứ 3 - Việt Nam 2020

VOV.VN - Với 345 tác phẩm của 182 tác giả từ 10 quốc gia thành viên ASEAN đăng ký tham dự, Hội đồng nghệ thuật đã lựa chọn 117 tác phẩm để trưng bày, giới thiệu tại triển lãm và 11 tác phẩm xuất sắc được trao giải thưởng.

Triển lãm Tranh đồ hoạ các nước ASEAN lần thứ 3 - Việt Nam 2020

Triển lãm Tranh đồ hoạ các nước ASEAN lần thứ 3 - Việt Nam 2020

VOV.VN - Với 345 tác phẩm của 182 tác giả từ 10 quốc gia thành viên ASEAN đăng ký tham dự, Hội đồng nghệ thuật đã lựa chọn 117 tác phẩm để trưng bày, giới thiệu tại triển lãm và 11 tác phẩm xuất sắc được trao giải thưởng.

Gìn giữ lời nói vần của người Êđê trong đời sống hiện đại
Gìn giữ lời nói vần của người Êđê trong đời sống hiện đại

VOV.VN - Nói vần là cách nói của người Êđê, được truyền miệng qua nhiều thế hệ, được xem là thể loại văn học dân gian. Mới đây, tỉnh Đắk Lắk đã lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, đưa lời nói vần của dân tộc Êđê vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Gìn giữ lời nói vần của người Êđê trong đời sống hiện đại

Gìn giữ lời nói vần của người Êđê trong đời sống hiện đại

VOV.VN - Nói vần là cách nói của người Êđê, được truyền miệng qua nhiều thế hệ, được xem là thể loại văn học dân gian. Mới đây, tỉnh Đắk Lắk đã lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, đưa lời nói vần của dân tộc Êđê vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Cây sáo cúng của người La ha
Cây sáo cúng của người La ha

VOV.VN - Cây sáo cúng của người La ha có tên Pây A. Tiếng sáo "kết duyên" với lời thầy cúng tạo nên bản nhạc thiêng kết nối giữa con người với thế giới thần linh.

Cây sáo cúng của người La ha

Cây sáo cúng của người La ha

VOV.VN - Cây sáo cúng của người La ha có tên Pây A. Tiếng sáo "kết duyên" với lời thầy cúng tạo nên bản nhạc thiêng kết nối giữa con người với thế giới thần linh.