Kỷ niệm cuối cùng khó phai với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Nhạc sĩ Trần Mạnh Tuấn đã đến thăm Trịnh Công Sơn trong những ngày cuối đời trên giường bệnh.

“Trước khi anh mất hai ngày trong bệnh viện, tôi mang thư xin phép thực hiện CD để anh ký. Cuối tờ đơn, anh ghi giá tác quyền ca khúc của anh bằng chữ là mười triệu nhưng phần số anh chỉ ghi 10.000 (mười nghìn). Đến giờ này tôi vẫn giữ nó... “ - nhạc sĩ Trần Mạnh Tuấn chia sẻ về lần cuối cùng anh gặp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Trần Mạnh Tuấn và một lần gặp gỡ Trịnh Công Sơn

PV: Lần đầu tiên anh gặp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là lúc nào?

NS Trần Mạnh Tuấn: Đó là lần tôi được mời vào TP. Hồ Chí Minh biểu diễn, lúc đó có quán Nghệ sĩ của nhóm Những người bạn do nhạc sỹ Từ Huy phụ trách. Thường thì tối thứ sáu nào cũng biểu diễn nhạc của anh, và lần đầu tiên tôi gặp anh Sơn là ở đó. Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn là một con người rất nghệ sĩ nhưng cũng rất mộc mạc. Anh lúc nào cũng trìu mến, yêu quý mọi người xung quanh và luôn tạo cảm giác dễ gần. Lúc đó tôi cũng không dám nhận là thân thiết với anh, còn anh thì chỉ là quý mến một người trẻ. Sau này đi đâu cũng có nhau. Tôi, anh Bảo Phúc được xem như một “cặp tiền đạo” người bên trái người bên phải đi “phò tá” anh Trịnh Công Sơn. Anh Phúc thì đệm đàn, tôi chơi kèn, anh Sơn hát.

PV: Khi đó, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong tưởng tượng của anh và ở ngoài đời thật có khác nhau lắm không?

NS Trần Mạnh Tuấn: Anh Sơn ở ngoài đời mộc mạc lắm, không bóng bẩy, lộng lẫy như những ca từ của anh. Thật ra tôi cũng không biết anh sáng tác lúc nào. Anh rất hay ngồi tĩnh lặng một mình. Anh có thể ngồi với bạn nhưng ngồi cũng chỉ là ngồi mà không cần nói chuyện. Có lẽ đó là lúc anh sáng tác. Nhìn ngoại hình của anh người ta không thể nào đoán được những cái đẹp trong âm nhạc của anh.

PV: Anh có những kỷ niệm đáng nhớ nào với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn?

NS Trần Mạnh Tuấn: Tôi còn nhớ lần đầu tiên anh vẽ tôi vào năm 1996. Lúc đó tôi vừa lập gia đình, hai vợ chồng đến thăm anh. Anh Sơn thuê một căn hộ ở ngay bên trong căn nhà 47C của anh và bắt hai vợ chồng tôi về ở đấy, không cho ở khách sạn. Có một hôm hai vợ chồng tôi đi ăn tối, về nhà cũng đã 2 giờ sáng. Anh qua nhà hỏi: “Về rồi à?”. Tôi thấy anh vẫn còn muốn nói chuyện nên hai vợ chồng mới sang bên nhà anh. Lúc đó anh lại nổi hứng lên bảo người nhà lấy toan và bút, màu.

Anh ngồi vẽ, còn tôi thì cứ ngủ gật. Vợ tôi ngồi cạnh cứ thúc vào chân tôi bảo tỉnh để anh vẽ. Bức tranh còn chưa khô thì tôi lại quay ra Hà Nội. Mãi hai năm sau không nhận được bức tranh. Đến khi biết ra thì anh ấy gửi cho anh Bảo Phúc trong một kỳ ra Hà Nội biểu diễn. Anh Bảo Phúc gửi lại khách sạn để gọi tôi ra lấy, lúc đó tôi lại đi Mỹ. Thế là bức tranh cứ nằm ở khách sạn ấy suốt hai năm.

Sau này có những đêm đi biểu diễn anh cũng có ký họa. Có khi ngồi ở nhà người bạn, anh lấy một tấm bìa to như cái màn hình máy tính rồi lấy bút lông ký họa và ghi ở dưới “Trịnh Công Sơn vẽ Trần Mạnh Tuấn sau đêm diễn”. Tôi có ba bức sơn dầu và hai bức ký họa. Tôi rất thích nét ký họa của anh. Nó rất đẹp, mặc dù chỉ vài đường nhưng nhìn là nhận ra ngay Trần Mạnh Tuấn.

Hay một lần biểu diễn ở sân khấu Long Phụng với chủ đề là các ca khúc của anh. Anh lên hát, anh Bảo Phúc đệm và tôi chơi kèn. Hôm đó anh hát “Một cõi đi về”. Anh hát mãi đến năm, bảy phút mà vẫn không kết được, cứ hết rồi vòng lại, hết rồi vòng lại. Tôi với anh Bảo Phúc nhìn nhau bảo: “Anh Sơn ơi, hết rồi, đỗ… đỗ lại…”. Nhưng rồi cũng không đỗ được. Nhiều lúc tính nghệ sĩ trong người anh ấy rất cao, khi anh phiêu rồi là anh cứ thế mà hát.

PV: Và còn kỷ niệm cuối cùng...

NS Trần Mạnh Tuấn: Tôi vẫn đang giữ chữ ký cuối cùng của anh Sơn. Trước đó anh có bảo “Em cứ làm CD đi. Trước mỗi bài anh sẽ nói một ít” nhưng cuối cùng lại không thực hiện được. Trước khi anh mất hai ngày, tôi mang thư xin phép thực hiện CD vào bệnh viện để anh ký. Dù là anh em chơi thân với nhau nhưng về chuyện tác quyền thì vẫn phải lo chu đáo nên tôi có đem theo một tờ biên nhận. Anh ghi ở phía dưới bằng chữ là mười triệu nhưng phần số anh chỉ ghi 10.000 (mười nghìn). Đến giờ này tôi vẫn giữ nó.

PV: Người ta vẫn gọi Trịnh Công Sơn là phù thủy của ca từ. Bản thân anh có thích cụm từ đó không?

NS Trần Mạnh Tuấn: Tôi là một nghệ sĩ chơi nhạc cụ không lời nên tôi lại quan tâm đến phần giai điệu nhiều hơn. Tôi chỉ đọc nó để hiểu thêm về tác phẩm. Giai điệu được anh Trịnh Công Sơn viết ra rất đẹp. Trong âm nhạc người ta không nói đến khó hay dễ, nhưng ở âm nhạc của anh vẫn toát lên được một cái gì đó theo tôi nghĩ là “cao”. Âm nhạc của anh rất đơn giản, giai điệu mộc mạc, và chính bởi cái mộc mạc đó tạo cho người ta những không gian và những khoảng trống. Nhạc của anh có nhiều khoảng lặng, những dấu chấm phẩy rất rõ ràng, chính vì vậy mà tôi có thể đưa tâm hồn, tình cảm của tôi vào rất nhiều.

PV: Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trịnh Công Sơn - Anh thuộc về những con người nhỏ bé...
Trịnh Công Sơn - Anh thuộc về những con người nhỏ bé...

"Sức mạnh của nhạc Trịnh Công Sơn trước hết nằm trong sự thành thực đến thơ ngây" - nhà thơ Anh Ngọc chia sẻ.

Trịnh Công Sơn - Anh thuộc về những con người nhỏ bé...

Trịnh Công Sơn - Anh thuộc về những con người nhỏ bé...

"Sức mạnh của nhạc Trịnh Công Sơn trước hết nằm trong sự thành thực đến thơ ngây" - nhà thơ Anh Ngọc chia sẻ.

Tìm chất đồng dao trong nhạc Trịnh Công Sơn
Tìm chất đồng dao trong nhạc Trịnh Công Sơn

VOV.VN - Âm hưởng dân gian, màu sắc đồng dao là yếu tố xuyên suốt chương trình "Chiều qua vẫn qua" của ca sĩ trẻ Giang Trang.

Tìm chất đồng dao trong nhạc Trịnh Công Sơn

Tìm chất đồng dao trong nhạc Trịnh Công Sơn

VOV.VN - Âm hưởng dân gian, màu sắc đồng dao là yếu tố xuyên suốt chương trình "Chiều qua vẫn qua" của ca sĩ trẻ Giang Trang.

Dàn sao Việt hội tụ trong đêm nhạc tri ân Trịnh Công Sơn
Dàn sao Việt hội tụ trong đêm nhạc tri ân Trịnh Công Sơn

(VOV) - Chương trình lấy tên là “Hương xưa” với sự tham gia của các ca sĩ Hồng Nhung, Tấn Minh, Thu Minh, Đàm Vĩnh Hưng.

Dàn sao Việt hội tụ trong đêm nhạc tri ân Trịnh Công Sơn

Dàn sao Việt hội tụ trong đêm nhạc tri ân Trịnh Công Sơn

(VOV) - Chương trình lấy tên là “Hương xưa” với sự tham gia của các ca sĩ Hồng Nhung, Tấn Minh, Thu Minh, Đàm Vĩnh Hưng.

Trịnh Công Sơn - người thầy “mở khoá” cho tân nhạc
Trịnh Công Sơn - người thầy “mở khoá” cho tân nhạc

(VOV) - Với 600 ca khúc được phổ biến rộng rãi, nhạc sỹ Trịnh Công Sơn được ví như một tài năng lớn của nền âm nhạc Việt Nam.

Trịnh Công Sơn - người thầy “mở khoá” cho tân nhạc

Trịnh Công Sơn - người thầy “mở khoá” cho tân nhạc

(VOV) - Với 600 ca khúc được phổ biến rộng rãi, nhạc sỹ Trịnh Công Sơn được ví như một tài năng lớn của nền âm nhạc Việt Nam.

Hồng Nhung nhớ "người thầy" Trịnh Công Sơn
Hồng Nhung nhớ "người thầy" Trịnh Công Sơn

(VOV) - “Đêm nhạc xưa và những tình ca Trịnh Công Sơn” diễn ra tối 19/11 tại Hà Nội là sự tưởng nhớ một người thầy, người nhạc sĩ tài hoa.

Hồng Nhung nhớ "người thầy" Trịnh Công Sơn

Hồng Nhung nhớ "người thầy" Trịnh Công Sơn

(VOV) - “Đêm nhạc xưa và những tình ca Trịnh Công Sơn” diễn ra tối 19/11 tại Hà Nội là sự tưởng nhớ một người thầy, người nhạc sĩ tài hoa.

Đêm nhạc Văn Cao - Trịnh Công Sơn: các diva cùng xúc động
Đêm nhạc Văn Cao - Trịnh Công Sơn: các diva cùng xúc động

(VOV) - Nghẹn ngào trong dòng cảm xúc, Hồng Nhung, Thanh Lam, Mỹ Linh và Ánh Tuyết đã có những phút thăng hoa trong đêm nhạc tối 8/12.

Đêm nhạc Văn Cao - Trịnh Công Sơn: các diva cùng xúc động

Đêm nhạc Văn Cao - Trịnh Công Sơn: các diva cùng xúc động

(VOV) - Nghẹn ngào trong dòng cảm xúc, Hồng Nhung, Thanh Lam, Mỹ Linh và Ánh Tuyết đã có những phút thăng hoa trong đêm nhạc tối 8/12.

Thêm 8 ca khúc của Trịnh Công Sơn được cấp phép biểu diễn
Thêm 8 ca khúc của Trịnh Công Sơn được cấp phép biểu diễn

Cục nghệ thuật biểu diễn vừa cho phép phổ biến thêm 8 ca khúc của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn.

Thêm 8 ca khúc của Trịnh Công Sơn được cấp phép biểu diễn

Thêm 8 ca khúc của Trịnh Công Sơn được cấp phép biểu diễn

Cục nghệ thuật biểu diễn vừa cho phép phổ biến thêm 8 ca khúc của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn.

Văn Cao - Trịnh Công Sơn với “Ru mãi ngàn năm”
Văn Cao - Trịnh Công Sơn với “Ru mãi ngàn năm”

(VOV) - Đêm nhạc Văn Cao - Trịnh Công Sơn với tựa đề “Ru mãi ngàn năm” sẽ diễn ra lúc 20h, ngày 8/12, tại Cung Văn Hóa Hữu Nghị Hà Nội.

Văn Cao - Trịnh Công Sơn với “Ru mãi ngàn năm”

Văn Cao - Trịnh Công Sơn với “Ru mãi ngàn năm”

(VOV) - Đêm nhạc Văn Cao - Trịnh Công Sơn với tựa đề “Ru mãi ngàn năm” sẽ diễn ra lúc 20h, ngày 8/12, tại Cung Văn Hóa Hữu Nghị Hà Nội.

Chuyện chưa kể về "Huyền thoại mẹ" của Trịnh Công Sơn
Chuyện chưa kể về "Huyền thoại mẹ" của Trịnh Công Sơn

VOV.VN - "Huyền thoại mẹ" là tác phẩm của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong đó khắc họa hình ảnh người mẹ Việt Nam anh hùng.

Chuyện chưa kể về "Huyền thoại mẹ" của Trịnh Công Sơn

Chuyện chưa kể về "Huyền thoại mẹ" của Trịnh Công Sơn

VOV.VN - "Huyền thoại mẹ" là tác phẩm của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong đó khắc họa hình ảnh người mẹ Việt Nam anh hùng.