Đình Lạc Giao – Địa chỉ đỏ ghi dấu ấn của người Kinh ở Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

VOV.VN - Được xây dựng từ năm 1928 tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Di tích Lịch sử Quốc gia Đình Lạc Giao là ngôi đình mang dấu ấn văn hóa người Kinh khi đến lập nghiệp ở Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Đây cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 1930-1945, là nơi ra mắt Ủy ban Quân quản Thị xã Buôn Ma Thuột vào ngày 18/3/1975.

Những ngày cận lễ giỗ tổ Hùng vương, Di tích Lịch sử Quốc gia Đình Lạc Giao, ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk lại nhộn nhịp người ra vào, ai nấy đều nô nức chuẩn bị nhang đèn, vật phẩm cho chính lễ.

Trang trọng thắp nén nhang lên bàn thờ, cụ Đỗ Văn Vệ, Chánh tế tại Di tích lịch sử Đình Lạc Giao giới thiệu, cùng với thờ các Vua Hùng, trong đình còn thờ Khai quốc Công thần Đào Duy Từ và cụ Phan Hộ, người có công khởi xướng thành lập làng Lạc Giao.

“Đình này từ khi ông Phan Hộ lên ông lập làng tại đây. Rồi tất cả người dân đến đây cầu an khương, hạnh phúc, làm ăn thành đạt mọi công việc. Mỗi năm tại đình diễn ra 4 lễ, gồm tế xuân, tế thu, giỗ Tổ và tưởng niệm các chiến sĩ Nam tiến. Tôi gắn bó với làng từ nhỏ cho đến bây giờ. Ông anh ruột tôi cũng từng là chánh tế đây, tôi nối dòng trở thành chánh tế của làng đến nay cũng được gần 20 năm”, cụ Vệ nói.

Theo các tài liệu lịch sử, vào những năm 1920, ông Phan Hộ và các anh em của mình từ làng Đại Cát, xã Ninh Phụng, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đã lên vùng đất hoàng thổ Ban Mê Thuột – tức thành phố Buôn Ma Thuột ngày nay, làm ăn buôn bán, lập làng và xây dựng nên Đình Lạc Giao. Ban đầu đình được dựng từ tranh tre nứa lá, đến năm 1932 thì xây dựng kiên cố bằng gạch, lợp ngói đỏ và được vua Bảo Đại sắc phong Khai quốc Công thần Đào Duy Từ trở thành Thần hoàng.

Theo các tài liệu lịch sử, vào những năm 1920, ông Phan Hộ và các anh em của mình từ làng Đại Cát, xã Ninh Phụng, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đã lên vùng đất hoàng thổ Ban Mê Thuột – tức thành phố Buôn Ma Thuột ngày nay, làm ăn buôn bán, lập làng và xây dựng nên Đình Lạc Giao. Ban đầu đình được dựng từ tranh tre nứa lá, đến năm 1932 thì xây dựng kiên cố bằng gạch, lợp ngói đỏ và được vua Bảo Đại sắc phong Khai quốc Công thần Đào Duy Từ trở thành Thần hoàng.

Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đình Lạc Giao là nơi hội họp và ra mắt của Ủy ban Cách mạng Lâm thời thị xã Buôn Ma Thuột. Đặc biệt, vào ngày 18/3/1975, tại đây đã diễn ra lễ ra mắt Ủy ban Quân quản Thị xã Buôn Ma Thuột do Đại tá Y Blôk Êban làm Chủ tịch. Năm 1990, Đình Lạc Giao được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia vào và được trùng tu, tôn tạo lại theo thiết kế nguyên bản.

Ông Nguyễn Văn Bảy, Phó ban quản lý các hoạt động văn hóa Di tích lịch sử Đình Lạc Giao, người đã gắn bó ¼ thế kỷ với ngôi đình này cho biết, dù từng bị chiến tranh tàn phá nhưng ngôi đình vẫn được người dân bảo vệ, tu sửa và trùng tu kiên cố, trở thành một dấu ấn về sự xuất hiện của những người từ miền xuôi lên Tây Nguyên lập nghiệp.

“Ngoài về đây để thắp hương thì còn có trách nhiệm giới thiệu cho mọi người biết về Đình. Bởi vì 5 tỉnh Tây Nguyên đặc biệt chỉ có Buôn Ma Thuột có một cái đình do người đồng bào miền xuôi lên đây lập. Đây là một điều trân quý mà mình không thể không gắn bó được. Ngoài việc quản lý đình thì còn quảng bá lịch sử của đình làng để cho bà con đến đây dự lễ họ hiểu hơn và có thể truyền bá điều đó về cho con cháu của họ”.

Di tích lịch sử Đình Lạc Giao tọa lạc ở góc ngã tư đường Phan Bội Châu và đường Điện Biên Phủ, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Theo ông Lại Đức Đại, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk, Đình hiện do Bảo tàng Đắk Lắk trực tiếp quản lý, là địa điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh và điểm tham quan có giá trị giáo dục lịch sử của tỉnh.

“Từ ý nghĩa lịch sử to lớn và những ý nghĩa văn hóa như vậy thì Đình Lạc Giao đang là nơi ghé thăm và giáo dục truyền thống của các thế hệ trẻ, cũng là một trong những địa điểm mà du khách mỗi lần ghé thăm thành phố Buôn Ma Thuột thì thường ghé đến Đình Lạc Giao như là một điểm du lịch tham quan về truyền thống, lịch sử và nét đẹp văn hóa của người Việt trên cao nguyên Đắk Lắk”, ông Đại cho hay.

Trải qua gần 100 năm tồn tại trên vùng đất Tây Nguyên, Đình Lạc Giao đã ghi dấu nhiều giai đoạn lịch sử trong quá trình phát triển của tỉnh Đắk Lắk, là địa chỉ đỏ trong hoạt động du lịch văn hóa và giáo dục truyền thống cho người dân tại địa phương, nhất là thế hệ trẻ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đền Nội Bình Đà - di sản độc đáo thờ Quốc tổ Lạc Long Quân
Đền Nội Bình Đà - di sản độc đáo thờ Quốc tổ Lạc Long Quân

VOV.VN - Đền Nội Bình Đà hay còn được gọi là Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân thuộc xã Bình Minh, huyện Thanh Oai (Hà Nội). Lễ hội Bình Đà có nhiều điểm đặc sắc, với các nghi thức tế lễ được lưu truyền qua hàng trăm năm và nay vẫn được các thế hệ người dân Bình Đà trân trọng lưu truyền đời này qua đời khác.

Đền Nội Bình Đà - di sản độc đáo thờ Quốc tổ Lạc Long Quân

Đền Nội Bình Đà - di sản độc đáo thờ Quốc tổ Lạc Long Quân

VOV.VN - Đền Nội Bình Đà hay còn được gọi là Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân thuộc xã Bình Minh, huyện Thanh Oai (Hà Nội). Lễ hội Bình Đà có nhiều điểm đặc sắc, với các nghi thức tế lễ được lưu truyền qua hàng trăm năm và nay vẫn được các thế hệ người dân Bình Đà trân trọng lưu truyền đời này qua đời khác.

Chùa Xiêm Cán: Điểm du lịch văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer
Chùa Xiêm Cán: Điểm du lịch văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer

VOV.VN - Chùa Xiêm Cán tọa lạc tại thành phố Bạc Liêu là ngôi chùa Phật giáo Nam tông có tuổi đời gần 140 năm, mang đậm nét văn hoá và kiến trúc của đồng bào dân tộc Khmer. Sự uy nghi và kiến trúc tuyệt đẹp của ngôi chùa này luôn để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách sau mỗi lần ghé thăm.

Chùa Xiêm Cán: Điểm du lịch văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer

Chùa Xiêm Cán: Điểm du lịch văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer

VOV.VN - Chùa Xiêm Cán tọa lạc tại thành phố Bạc Liêu là ngôi chùa Phật giáo Nam tông có tuổi đời gần 140 năm, mang đậm nét văn hoá và kiến trúc của đồng bào dân tộc Khmer. Sự uy nghi và kiến trúc tuyệt đẹp của ngôi chùa này luôn để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách sau mỗi lần ghé thăm.

Hàng nghìn người xếp hàng “chui kiệu cầu may” tại Lễ hội Bạch Đằng
Hàng nghìn người xếp hàng “chui kiệu cầu may” tại Lễ hội Bạch Đằng

VOV.VN - Theo quan niệm dân gian, tại lễ hội truyền thống Bạch Đằng (Quảng Yên, Quảng Ninh) người nào chui qua được kiệu rước Đức thánh Trần sẽ may mắn cả năm, trẻ em chui qua kiệu sẽ thông minh, khoẻ mạnh, học hành giỏi giang.

Hàng nghìn người xếp hàng “chui kiệu cầu may” tại Lễ hội Bạch Đằng

Hàng nghìn người xếp hàng “chui kiệu cầu may” tại Lễ hội Bạch Đằng

VOV.VN - Theo quan niệm dân gian, tại lễ hội truyền thống Bạch Đằng (Quảng Yên, Quảng Ninh) người nào chui qua được kiệu rước Đức thánh Trần sẽ may mắn cả năm, trẻ em chui qua kiệu sẽ thông minh, khoẻ mạnh, học hành giỏi giang.