Từ bảo tàng Nguyễn Văn Huyên đến câu chuyện bảo tàng hiện nay

VOV.VN - Dù có nhiều hiện vật tốt để giới thiệu với du khách nhưng các bảo tàng hiện nay đều rất vắng khách.

Nằm trong khuôn viên ngôi nhà 4 tầng tại làng Lai Xá, huyện Hoài Đức, Hà Nội, Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên kể câu chuyện về cuộc đời, sự nghiệp nghiên cứu khoa học của giáo sư Nguyễn Văn Huyên (nguyên Bộ trưởng bộ Quốc gia Giáo dục trong gần 30 năm). Bảo tàng do con trai ông – PGS, TS Nguyễn Văn Huy và gia đình tạo lập, trước hết là để thỏa tâm nguyện kể câu chuyện bố mẹ mình sau đó là hướng đến nhu cầu giáo dục, kết nối con người. PV VOV đã có cuộc phỏng vấn với PGS, TS Nguyễn Văn Huy.

PGS, TS Nguyễn Văn Huy giới thiệu về bảo tàng cho khách thăm quan
PV: PGS, TS Nguyễn Văn Huy có thể cho biết, sau một thời gian đi vào hoạt động, du khách có đánh giá như nào với Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên?

PGS, TS Nguyễn Văn Huy: Cho đến nay thì tôi thấy bảo tàng rất được mọi người đến xem hoan nghênh. Thứ nhất là, họ thấy được lịch sử cuộc đời của ông Huyên, nó gắn liền với lịch sử của đất nước trong một thời gian rất dài. Thứ 2 là qua các cuộc giao lưu, mọi người cũng rất thích thú khi liên tưởng đến câu chuyện của gia đình mình, nó có sự gắn kết giữa bảo tàng Nguyễn Văn Huyên với bản thân câu chuyện của mỗi một gia đình. Tôi nghĩ rằng cách kết nối này tạo ra cho bảo tàng một sức sống. Một sức sống độc đáo.

PV: Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên là một bảo tàng nhỏ, chỉ trưng bày gần 400 tài liệu, hiện vật. Ngoài ra, bảo tàng lại có vị trí khá xa trung tâm Thủ đô. Theo ông, điều này có gây trở ngại cho công chúng và du khách đến thăm không?

PGS, TS Nguyễn Văn Huy: Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên cách Hà Nội đúng 15 km về phía Sơn Tây. Trong dịp Tết Dương lịch vừa rồi, bảo tàng có đón một đoàn học sinh ở Đan Phượng. Khi tôi nói chuyện và hỏi các em thì các em nói rằng “đây là lần đầu tiên chúng cháu đến thăm một bảo tàng”. Điều đó khiến tôi giật mình và cũng rất phấn khởi bởi bảo tàng Nguyễn Văn Huyên dù ở ngoại thành nhưng cũng góp phần vào sự nghiệp giáo dục ở địa phương.

Tôi cũng không hi vọng trong một tương lai gần bảo tàng sẽ đông khách, bởi tôi đã có kinh nghiệm làm ở bảo tàng Dân tộc học. Để thu hút khách là một quá trình dần dần và trong cả quá trình đấy thì bảo tàng phải luôn luôn lỗ lực cập nhật nhu cầu của xã hội thì mới thúc đẩy được khách đến thăm bảo tàng.

PV: Vậy điều quan trọng nhất của mỗi bảo tàng là phải tạo ra được những sự tương tác?

PGS, TS Nguyễn Văn Huy: Ở mỗi bảo tàng có một sự tương tác khác nhau. Ở bảo tàng Dân tộc học, sự tương đó thể hiện ở các dịp Trung Thu, tết Nguyên Đán, nhưng ở bảo tàng Nguyễn Văn Huyên thì đó là sự chia sẻ. Nhiều bảo tàng không nhận ra rằng sự chia sẻ đó là những tương tác rất tốt.

Ví dụ như hôm tôi hướng dẫn các cháu học sinh ở Đan Phượng, tôi có kể cho các cháu câu chuyện sở dĩ 2 anh em ông Huyên được đi học ở Pháp chính là nhờ sự lao động tần tảo sớm hôm của người mẹ, rồi bà lại được sự trợ giúp rất đắc lực của con gái trưởng. Tôi kể câu chuyện đó cho học sinh để các em thấy được tình mẫu tử, thấy sự lao động hi sinh của bà nội đối với bố mình cũng như là tình cảm chị em trong gia đình. Những câu chuyện nho nhỏ như thế ta có thể gieo vào lòng những đứa trẻ.

PV: Hiện nay, nhiều bảo tàng lớn vẫn vắng khách. Theo ông, nguyên nhân này xuất phát từ đâu, do hiện vật hay do cách kể?

PGS, TS Nguyễn Văn Huy: Các bảo tàng của chúng ta đều có những hiện vật rất tốt để chia sẻ với học sinh. Trước đây, khách đến bảo tàng Cách mạng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Theo tôi vấn đề quan trọng nhất là bảo tàng biết kể những câu chuyện như thế nào với người khách. Bởi những tài liệu của bảo tàng Cách mạng là vô giá như những cuốn nhật ký, công văn, hiện vật… Nó có câu chuyện, có chủ nhân, vấn đề là chúng ta phải biết kể câu chuyện gắn liền với chủ nhân của các hiện vật. Những người làm bảo tàng phải kết hợp các hiện vật với nhau thành một chuỗi các câu chuyện giống như nhà văn họ viết tiểu thuyết thì học sinh hay khách đến thăm sẽ thích. Hãy kể những câu chuyện bình dị dễ hiểu chứ đừng kể những câu chuyện bác học.

PV: Ngoài nguyên nhân nội tại thì các bảo tàng hiện nay còn có khó khăn gì trong việc thu hút khách?

PGS, TS Nguyễn Văn Huy: Cái khó khăn của chúng tôi cũng như các dịch vụ văn hóa khác đó là “một cây làm chẳng nên non”, cần sự hợp tác chặt chẽ của ngành du lịch. Chúng ta phải biết nâng niu các điểm đến văn hóa thì mới có thể tạo ra một mạng lưới điểm đến cho khách du lịch. Chứ bây giờ khách du lịch đến Hà Nội họ chẳng biết đi thăm gì. Trong khi đó các điểm đến lại vắng khách.

PV: Cảm ơn PGS, TS Nguyễn Văn Huy./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam - Điểm du lịch hấp dẫn ở Hà Nội
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam - Điểm du lịch hấp dẫn ở Hà Nội

VOV.VN - Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam luôn lọt vào danh sách điểm du lịch hấp dẫn nhất Hà Nội do Tripadvisor - trang web du lịch lớn nhất thế giới bình chọn.

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam - Điểm du lịch hấp dẫn ở Hà Nội

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam - Điểm du lịch hấp dẫn ở Hà Nội

VOV.VN - Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam luôn lọt vào danh sách điểm du lịch hấp dẫn nhất Hà Nội do Tripadvisor - trang web du lịch lớn nhất thế giới bình chọn.

Bảo tàng áo dài Việt Nam- không gian độc đáo giữa TP HCM
Bảo tàng áo dài Việt Nam- không gian độc đáo giữa TP HCM

VOV.VN - Bảo tàng Áo dài là nơi trưng bày một câu chuyện về chiếc Áo dài Việt Nam, từ lúc hình thành cùng với những đổi thay trong đời sống xã hội...

Bảo tàng áo dài Việt Nam- không gian độc đáo giữa TP HCM

Bảo tàng áo dài Việt Nam- không gian độc đáo giữa TP HCM

VOV.VN - Bảo tàng Áo dài là nơi trưng bày một câu chuyện về chiếc Áo dài Việt Nam, từ lúc hình thành cùng với những đổi thay trong đời sống xã hội...

Khánh thành và gắn biển công trình bảo tàng Nguyễn Văn Huyên
Khánh thành và gắn biển công trình bảo tàng Nguyễn Văn Huyên

VOV.VN - Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên giới thiệu 400 hiện vật, ảnh tư liệu, văn bản gốc… giới thiệu về cuộc đời cố Giáo sư Nguyễn Văn Huyên.

Khánh thành và gắn biển công trình bảo tàng Nguyễn Văn Huyên

Khánh thành và gắn biển công trình bảo tàng Nguyễn Văn Huyên

VOV.VN - Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên giới thiệu 400 hiện vật, ảnh tư liệu, văn bản gốc… giới thiệu về cuộc đời cố Giáo sư Nguyễn Văn Huyên.

Hàng ngàn lượt khách đến tham quan Bảo tàng Văn hóa Khmer Trà Vinh
Hàng ngàn lượt khách đến tham quan Bảo tàng Văn hóa Khmer Trà Vinh

VOV.VN - Chỉ hơn 1 tháng mở cửa trở lại đã có hơn 10.000 lượt khách.

Hàng ngàn lượt khách đến tham quan Bảo tàng Văn hóa Khmer Trà Vinh

Hàng ngàn lượt khách đến tham quan Bảo tàng Văn hóa Khmer Trà Vinh

VOV.VN - Chỉ hơn 1 tháng mở cửa trở lại đã có hơn 10.000 lượt khách.

Bảo tàng Hà Nội được hiến tặng hơn 600 tài liệu, hiện vật
Bảo tàng Hà Nội được hiến tặng hơn 600 tài liệu, hiện vật

VOV.VN - Trong số 600 tài liệu, hiện vật do các cá nhân hiến tặng, có nhiều tài liệu, hiện vật quý, có giá trị về mặt lịch sử.

Bảo tàng Hà Nội được hiến tặng hơn 600 tài liệu, hiện vật

Bảo tàng Hà Nội được hiến tặng hơn 600 tài liệu, hiện vật

VOV.VN - Trong số 600 tài liệu, hiện vật do các cá nhân hiến tặng, có nhiều tài liệu, hiện vật quý, có giá trị về mặt lịch sử.

Bảo tàng Mỹ thuật VN trưng bày các tác phẩm ứng dụng độc đáo
Bảo tàng Mỹ thuật VN trưng bày các tác phẩm ứng dụng độc đáo

VOV.VN - Các tác phẩm mỹ thuật đa dạng về thể loại, chất liệu, đề cao tính sáng tạo, nhưng đồng thời lại có tính ứng dụng vào sản xuất và tiêu dùng.

Bảo tàng Mỹ thuật VN trưng bày các tác phẩm ứng dụng độc đáo

Bảo tàng Mỹ thuật VN trưng bày các tác phẩm ứng dụng độc đáo

VOV.VN - Các tác phẩm mỹ thuật đa dạng về thể loại, chất liệu, đề cao tính sáng tạo, nhưng đồng thời lại có tính ứng dụng vào sản xuất và tiêu dùng.