“Siêu lừa” 140 tỷ đồng từ bán sim, thẻ điện thoại lĩnh án

Vờ quen biết Tổng Giám đốc Viettel có thể mua thẻ, sim điện thoại giá rẻ bán lại có lãi, "siêu lừa" đã chiếm đoạt hơn trăm tỷ đồng của các bị hại

Ngày 13/8, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt án tù chung thân đối với “siêu lừa” Nguyễn Thị Hạnh (sinh năm 1973, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. 

Theo cáo buộc, đầu năm 2006, bà Phạm Hồng Vân (sinh năm 1958, ở quận Ba Đình, Hà Nội) gặp và quen biết Nguyễn Thị Hạnh tại quán gội đầu. Hạnh nói với bà Vân là hiện Hạnh đang làm ăn, buôn bán sim, thẻ nạp điện thoại di động. Hạnh bịa ra chuyện có quen biết thân thiết với Tổng Giám đốc của Công ty Viettel nên mua được thẻ nạp điện thoại và sim điện thoại di động giá rẻ bán lại có lãi.
Nguyễn Thị Hạnh tại phiên tòa ngày 13/8 (Ảnh: Zing)

Nghe giới thiệu, bà Vân đặt vấn đề mua hàng của Hạnh và Hạnh đồng ý. Thời gian đầu, Hạnh chấp nhận thua thiệt, mua sim, thẻ với giá thị trường rồi bán lại cho bà Vân với giá thấp hơn và giao hàng đầy đủ số lượng. 

Thấy bán có lãi, bà Vân tin tưởng và tiếp tục buôn bán với Hạnh. Biết bà Vân bị “sập bẫy”, Hạnh nói: “Nếu bán hàng theo phương thức cũ tạo ra nhiều đầu mối sẽ loạn thị trường” và bảo bà Vân giao tiền cho Hạnh để cô ta trực tiếp buôn bán, số tiền lãi mỗi ngày được từ 1 – 2 triệu đồng trên 100 triệu đồng tiền hàng. Thời gian trả lãi suất tùy theo thỏa thuận, trả theo ngày.

Tin tưởng Hạnh, bà Vân lấy tiền của mình đồng thời vay thêm tiền của nhiều người thân là con gái, em gái… chuyển cho Hạnh với tổng số tiền hơn 190 tỷ đồng. 

Theo lời khai của bà Vân, Hạnh mới chỉ trả được hơn 143 triệu đồng tiền lãi và gốc. Sau đó nhiều lần bà Vân đến yêu cầu Hạnh thanh toán nốt tiền nhưng cô ta khất lần không trả. Tính đến thời điểm bị bắt, Hạnh còn chiếm đoạt của bà Vân số tiền gần 47 tỷ đồng đồng tiền gốc. Nhưng Hạnh khai đã trả hết tiền gốc và lãi. 
Tại cơ quan điều tra, Hạnh và bà Vân thừa nhận giao nhận tiền cho nhau để buôn bán điện thoại và thẻ sim. Việc giao nhận tiền vốn và trả tiền lãi được phản ánh tại 15 tờ giấy biên nhận số tiền gần 24 tỷ đồng. 

Ngoài giấy biên nhận trên, việc giao tiền và trả tiền còn lại giữa hai bên chỉ được bà Vân tự ghi sổ theo dõi, không có chữ ký của Hạnh. Do vậy, cơ quan điều tra xác định chỉ đủ cơ sở kết luận số tiền Hạnh đang chiếm đoạt của bà Vân là gần 24 tỷ đồng. 

Mở rộng điều tra, cơ quan công an phát hiện thấy với cùng thủ đoạn tương tự, vào tháng 8/2008, Hạnh lừa đảo của mẹ con bà Giang Thị Kim Dung (sinh năm 1955, ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội) số tiền hơn 115 tỷ đồng để lừa mua bán sim, thẻ điện thoại giá rẻ. 

Hiện tại, Hạnh không có khả năng thanh toán số tiền đã lừa đảo của các bị hại./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gia Lai: Dân kêu cứu vì bị lừa đảo, chiếm đoạt đất sản xuất
Gia Lai: Dân kêu cứu vì bị lừa đảo, chiếm đoạt đất sản xuất

VOV.VN - Ông Nguyễn Như Phi, Chủ tịch UBND huyện Mang Yang khẳng định, sẽ chỉ đạo điều tra, làm sáng tỏ vụ việc, đảm bảo quyền lợi cho người dân.

Gia Lai: Dân kêu cứu vì bị lừa đảo, chiếm đoạt đất sản xuất

Gia Lai: Dân kêu cứu vì bị lừa đảo, chiếm đoạt đất sản xuất

VOV.VN - Ông Nguyễn Như Phi, Chủ tịch UBND huyện Mang Yang khẳng định, sẽ chỉ đạo điều tra, làm sáng tỏ vụ việc, đảm bảo quyền lợi cho người dân.

Bị lừa tiền, gọi người dọn sạch nhà kẻ lừa đảo
Bị lừa tiền, gọi người dọn sạch nhà kẻ lừa đảo

Gọi điện nhiều lần nhưng Yến không trả tiền, biết bị lừa tiền, Thoa phá khóa nhà trọ của Yến và gọi bạn đến chuyển hết đồ về quê.

Bị lừa tiền, gọi người dọn sạch nhà kẻ lừa đảo

Bị lừa tiền, gọi người dọn sạch nhà kẻ lừa đảo

Gọi điện nhiều lần nhưng Yến không trả tiền, biết bị lừa tiền, Thoa phá khóa nhà trọ của Yến và gọi bạn đến chuyển hết đồ về quê.

Hà Nội: Bắt kẻ lừa đảo qua mạng internet
Hà Nội: Bắt kẻ lừa đảo qua mạng internet

Với thủ đoạn lừa đảo qua mạng interner, đối tượng Tuấn đã liên tiếp gây ra 4 vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản khác trên địa bàn huyện Mê Linh.

Hà Nội: Bắt kẻ lừa đảo qua mạng internet

Hà Nội: Bắt kẻ lừa đảo qua mạng internet

Với thủ đoạn lừa đảo qua mạng interner, đối tượng Tuấn đã liên tiếp gây ra 4 vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản khác trên địa bàn huyện Mê Linh.

Giả danh Chủ tịch tập đoàn lừa đảo tiền “xây dựng nông thôn mới“
Giả danh Chủ tịch tập đoàn lừa đảo tiền “xây dựng nông thôn mới“

Lợi dụng chủ trương về xây dựng nông thôn mới, Nguyễn Văn An đã chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng từ các doanh nghiệp.

Giả danh Chủ tịch tập đoàn lừa đảo tiền “xây dựng nông thôn mới“

Giả danh Chủ tịch tập đoàn lừa đảo tiền “xây dựng nông thôn mới“

Lợi dụng chủ trương về xây dựng nông thôn mới, Nguyễn Văn An đã chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng từ các doanh nghiệp.

TGĐ Công ty SVA mạo nhận quen lãnh đạo Bộ Công an để lừa đảo
TGĐ Công ty SVA mạo nhận quen lãnh đạo Bộ Công an để lừa đảo

Mạo nhận có nhiều mối quan hệ với lãnh đạo Bộ Công an, Sơn yêu cầu Hải phải chi 6 tỉ đồng để Sơn lo việc Công an quận Cầu Giấy đang điều tra.

TGĐ Công ty SVA mạo nhận quen lãnh đạo Bộ Công an để lừa đảo

TGĐ Công ty SVA mạo nhận quen lãnh đạo Bộ Công an để lừa đảo

Mạo nhận có nhiều mối quan hệ với lãnh đạo Bộ Công an, Sơn yêu cầu Hải phải chi 6 tỉ đồng để Sơn lo việc Công an quận Cầu Giấy đang điều tra.

Bắt tạm giam 1 luật sư để điều tra tội lừa đảo
Bắt tạm giam 1 luật sư để điều tra tội lừa đảo

VOV.VN -Luật sư Dương Kim Sơn bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra tội lừa đảo số lượng lớn đối với của Công ty VN Pharma.

Bắt tạm giam 1 luật sư để điều tra tội lừa đảo

Bắt tạm giam 1 luật sư để điều tra tội lừa đảo

VOV.VN -Luật sư Dương Kim Sơn bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra tội lừa đảo số lượng lớn đối với của Công ty VN Pharma.

Tự xưng là “cháu Trung tướng Công an”, lừa đảo tiền tỷ
Tự xưng là “cháu Trung tướng Công an”, lừa đảo tiền tỷ

Với tài "chém gió" là "cháu Trung tướng Công an", đối tượng Sĩ đã lừa nhiều nạn nhân với số tiền hơn 1 tỷ đồng.

Tự xưng là “cháu Trung tướng Công an”, lừa đảo tiền tỷ

Tự xưng là “cháu Trung tướng Công an”, lừa đảo tiền tỷ

Với tài "chém gió" là "cháu Trung tướng Công an", đối tượng Sĩ đã lừa nhiều nạn nhân với số tiền hơn 1 tỷ đồng.