Thu nhập của người miền núi phía Bắc tăng 3,5 lần nhờ nông thôn mới

VOV.VN - Thành công nhất trong việc thực hiện chương trình nông thôn mới của các tỉnh có thể nói ngắn gọn là “vượt khó và thành công”.

Là “phên dậu” ở vùng biên cương phía Bắc của Tổ quốc, sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới các địa phương trong vùng đã hoàn thành sớm mục tiêu về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 - sớm hơn 1 năm so với tiến độ được Chính phủ giao. Nổi bật là nhiều tỉnh đã xác định được các thế mạnh của địa phương để khai thác phục vụ cho phát triển kinh tế, thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, hình thành được vùng trồng cây ăn trái tập trung quy mô lớn.

Trao đổi với phóng viên VOV, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia khẳng định, những kinh nghiệm triển khai tại các địa phương này là cơ sở quan trọng để Trung ương tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống khung khổ pháp lý của chương trình xây dựng nông thôn mới.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm quan sản phẩm OCOP của Hòa Bình.

PV: Thưa Phó Thủ tướng sau gần 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở khu vực miền núi phía Bắc, Phó Thủ tướng có nhận định ra sao về những chuyển biến tích cực trong xây dựng nông thôn của các tỉnh trong vùng vốn được xác định có ý nghĩa chiến lược, quan trọng của Đất nước?

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Các tỉnh miền núi phía Bắc là vùng khó khăn nhất của cả nước với hơn 60% là đồng bào dân tộc thiểu số tính cả nước là hơn 55%. Tôi cho rằng, thành công nhất trong việc thực hiện chương trình nông thôn mới của các tỉnh có thể nói ngắn gọn là vượt khó và thành công. Tuy khó khăn như vậy nhưng với nhiều cách làm hay nhiều mô hình sáng tạo dưới sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền rồi sự hỗ trợ của Trung ương. Đặc biệt là phát huy được vai trò chủ thể của người nông dân, 14 tỉnh miền núi phía Bắc đã về đích trước 1 năm so với chỉ tiêu đặt ra đến năm 2020, thu nhập của người nông dân tăng tới 3,5 lần so với thời điểm chúng ta triển khai chương trình này vào 2009 đây là thành công nổi bật và chúng tôi rất phấn khởi và mừng cho các tỉnh trong vùng.

PV: Như Phó Thủ tướng vừa cho biết, những kinh nghiệm triển khai của các địa phương là cơ sở quan trọng để Trung ương tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống khung khổ pháp lý của Chương trình, vậy thời gian tới các địa phương cần phải tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm gì để đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025?

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Tới đây Ban chỉ đạo sẽ tổng kết và bàn định hướng chiến lược cho 5-10 năm tới, chúng tôi nghĩ rằng đối với những tỉnh còn khó khăn như hiện nay ngoài chỉ tiêu về xã nông thôn mới, huyện nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu nâng cao thì trọng điểm của 14 tỉnh miền núi phía Bắc cần tập trung vào xây dựng nông thôn mới cấp thôn bản, phấn đấu 80% thôn bản như trong Đề án của Chính phủ đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm quan các gian hàng đặc sản của các địa phương miền núi phía Bắc.

PV: Thưa Phó Thủ tướng để tiếp tục thúc đẩy Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới khu vực miền núi phía Bắc phát triển bền vững thời gian tới, thì Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo các Bộ ngành địa phương và dự kiến có những hỗ trợ gì về cơ chế chính sách cũng như nguồn lực để khu vực có thể phát triển đồng bộ nông nghiệp, nông thôn, tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bà con nơi đây?

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Về nguồn lực chúng tôi đang tổng kết riêng với các tỉnh miền núi phía Bắc việc hỗ trợ ngân sách trực tiếp khoảng 11%, qua các chương trình khác lồng ghép khoảng 25%. Như vậy tổng số 36% vốn nhà nước hỗ trợ vào đây thì so với các vùng khác đã tương xứng chưa? Vì đây là vùng đặc biệt khó khăn, quan trọng là phên dậu của Tổ quốc có ý nghĩa chiến lược cả về mặt an ninh quốc phòng.

Do đó, ngoài việc cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới thì nguồn lực của Nhà nước, của Trung ương và địa phương phải tập trung vào đây. Sắp tới ngoài chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo, Chính phủ cũng trình với Quốc hội phê duyệt đề án phát triển KTXH các xã miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số với đề xuất phê duyệt như một Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển bền vững.

Với sự tích hợp của 3 chương trình này chúng ta hi vọng 5-10 năm tới kết quả xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững và các chính sách về đồng bào dân tộc của chúng ta sẽ phát huy hiệu quả đột phá và nổi bật hơn giai đoạn 10 năm trước.

PV: Xin trân trọng cảm ơn Phó Thủ tướng!


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xây dựng nông thôn mới: Cuộc sống mới ở những vùng quê
Xây dựng nông thôn mới: Cuộc sống mới ở những vùng quê

VOV.VN - Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đông Nam bộ đã và đang tạo được dấu ấn mạnh mẽ trong cuộc cách mạng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Xây dựng nông thôn mới: Cuộc sống mới ở những vùng quê

Xây dựng nông thôn mới: Cuộc sống mới ở những vùng quê

VOV.VN - Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đông Nam bộ đã và đang tạo được dấu ấn mạnh mẽ trong cuộc cách mạng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Để nông thôn mới phát triển bền vững: Cần chất lượng hay số lượng?
Để nông thôn mới phát triển bền vững: Cần chất lượng hay số lượng?

VOV.VN - Xác định yếu tố chất lượng quan trọng hơn số lượng sẽ là lời giải cho vấn đề xây dựng nông thôn mới bền vững.

Để nông thôn mới phát triển bền vững: Cần chất lượng hay số lượng?

Để nông thôn mới phát triển bền vững: Cần chất lượng hay số lượng?

VOV.VN - Xác định yếu tố chất lượng quan trọng hơn số lượng sẽ là lời giải cho vấn đề xây dựng nông thôn mới bền vững.

Nông thôn mới và những vấn đề phát sinh cần giải quyết
Nông thôn mới và những vấn đề phát sinh cần giải quyết

VOV.VN - Nông thôn mới đi vào thực chất và thực tế đã mang lại sự chuyển biến tích cực cho đời sống vật chất, tinh thần của bà con nông thôn Đông Nam bộ.

Nông thôn mới và những vấn đề phát sinh cần giải quyết

Nông thôn mới và những vấn đề phát sinh cần giải quyết

VOV.VN - Nông thôn mới đi vào thực chất và thực tế đã mang lại sự chuyển biến tích cực cho đời sống vật chất, tinh thần của bà con nông thôn Đông Nam bộ.