Trung Quốc và Mỹ điện đàm về vấn đề thương mại

VOV.VN - Phó Thủ tướng, Trưởng đoàn Trung Quốc về đối thoại kinh tế Trung Quốc - Mỹ Lưu Hạc sáng 27/5 đã có cuộc điện đàm đầu tiên với Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai.

Theo thông tin từ Bộ Thương mại Trung Quốc, hai bên đã tiến hành các cuộc trao đổi thẳng thắn, thiết thực và mang tính xây dựng với thái độ bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.

Hai bên cho rằng sự phát triển của thương mại song phương là rất quan trọng, đồng thời trao đổi về các vấn đề cùng quan tâm và nhất trí tiếp tục duy trì liên lạc.

Trước đó, theo một số nguồn thạo tin, Mỹ và Trung Quốc đã có cuộc điện đàm cấp làm việc vào đêm 25/5 giờ Washington. Trong cuộc trao đổi, phía Trung Quốc đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dỡ bỏ thuế quan như một phần thiết yếu của bước đi tiếp theo trong quan hệ Trung-Mỹ.

Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai trước đó từng thể hiện lập trường “cứng rắn” rằng Trung Quốc "cần thực hiện" những lời hứa đã đưa ra trong Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1. Chính quyền của Tổng thống Biden sẽ tập trung vào việc thực hiện các hiệp định và quy tắc thương mại hiện có.

Trước khi cuộc điện đàm diễn ra đã có những đồn đoán về việc Trung Quốc sẽ thay Trưởng đoàn đối thoại kinh tế Trung-Mỹ Lưu Hạc bằng Phó Thủ tướng Hồ Xuân Hoa. Tuy nhiên, Bộ Thương mại Trung Quốc ngay sau đó đã bác bỏ tin đồn và nhấn mạnh thông tin này "không đúng sự thật."

Được biết, là đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc, đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh cao hơn đáng kể so với các đối tác khác. Tổng giá trị thương mại Trung-Mỹ trong 4 tháng đầu năm là 1.440 tỷ Nhân dân tệ, tăng 50,3%. Trong đó, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ tăng 49,3%, nhập khẩu từ Mỹ tăng 53,3%. Thặng dư thương mại với Mỹ tăng 47%.

Theo nhận định của các chuyên gia, chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc vẫn đang trong quá trình định hình và chính quyền mới của Mỹ chưa có ý định dừng cuộc chiến thương mại với Trung Quốc do cựu Tổng thống Trump khởi xướng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ chuẩn bị chiến lược mới đối phó với thương mại "bất công" của Trung Quốc
Mỹ chuẩn bị chiến lược mới đối phó với thương mại "bất công" của Trung Quốc

VOV.VN - Trong bản báo cáo mới, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ đã nêu ra chiến lược thương mại của chính quyền mới ở Mỹ, trong đó bao gồm cả các biện pháp đối phó với thách thức từ Trung Quốc.

Mỹ chuẩn bị chiến lược mới đối phó với thương mại "bất công" của Trung Quốc

Mỹ chuẩn bị chiến lược mới đối phó với thương mại "bất công" của Trung Quốc

VOV.VN - Trong bản báo cáo mới, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ đã nêu ra chiến lược thương mại của chính quyền mới ở Mỹ, trong đó bao gồm cả các biện pháp đối phó với thách thức từ Trung Quốc.

Mỹ xem xét lại thỏa thuận thương mại với Trung Quốc được ký dưới thời ông Trump
Mỹ xem xét lại thỏa thuận thương mại với Trung Quốc được ký dưới thời ông Trump

VOV.VN - Chính quyền tân Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ xem xét lại tất cả các biện pháp đảm bảo an ninh quốc gia mà người tiền nhiệm Donald Trump đưa ra, bao gồm cả thỏa thuận thương mại Mỹ- Trung giai đoạn 1.

Mỹ xem xét lại thỏa thuận thương mại với Trung Quốc được ký dưới thời ông Trump

Mỹ xem xét lại thỏa thuận thương mại với Trung Quốc được ký dưới thời ông Trump

VOV.VN - Chính quyền tân Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ xem xét lại tất cả các biện pháp đảm bảo an ninh quốc gia mà người tiền nhiệm Donald Trump đưa ra, bao gồm cả thỏa thuận thương mại Mỹ- Trung giai đoạn 1.

Trung Quốc chỉ trích Mỹ “chính trị hóa” vấn đề kinh tế thương mại
Trung Quốc chỉ trích Mỹ “chính trị hóa” vấn đề kinh tế thương mại

VOV.VN - Trung Quốc hôm nay (04/01) tiếp tục lên tiếng phản đối việc Mỹ hủy niêm yết ba công ty viễn thông của nước này và chỉ trích đây là hành động “chính trị hóa” vấn đề kinh tế thương mại.

Trung Quốc chỉ trích Mỹ “chính trị hóa” vấn đề kinh tế thương mại

Trung Quốc chỉ trích Mỹ “chính trị hóa” vấn đề kinh tế thương mại

VOV.VN - Trung Quốc hôm nay (04/01) tiếp tục lên tiếng phản đối việc Mỹ hủy niêm yết ba công ty viễn thông của nước này và chỉ trích đây là hành động “chính trị hóa” vấn đề kinh tế thương mại.