Trung Quốc lo ngại Nhật-Mỹ sửa đổi hợp tác phòng thủ

VOV.VN - Đại diện của Trung Quốc đã cảnh báo Nhật Bản và Mỹ không nên làm tổn hại các lợi ích của Trung Quốc.

Lần đầu tiên trong gần 2 thập kỷ, Nhật Bản và Mỹ đang chỉnh sửa lại các nguyên tắc hướng dẫn hợp tác quốc phòng song phương nhằm đối phó với sự mở rộng quân sự của Trung Quốc và gia tăng vai trò của Nhật Bản trong phòng thủ khu vực.

Tổng thống Obama và Thủ tướng Abe (ảnh: todayonline)
Một bản báo cáo tạm thời được công bố vào hôm 8/10 cho biết, Mỹ và Nhật Bản đang theo đuổi một mối quan hệ đối tác rộng rãi hơn thông qua nâng cao năng lực và chia sẻ trách nhiệm.

Việc sửa đổi lại này - lần đầu tiên kể từ năm 1997 - xuất hiện vào thời điểm Nhật Bản và Trung Quốc gia tăng căng thẳng về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông, còn bán đảo Triều Tiên thì nóng lên với chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.

Hồi đầu tuần, Koji Kano, một quan chức của Bộ Ngoại giao Nhật có nói như sau: “Điều mà chúng tôi phải đối mặt xử lý hôm nay là hoàn toàn khác với những gì mà chúng tôi nhắm tới hồi năm 1997”.

Các chỉ đạo mới sửa đổi sẽ tính đến các thay đổi chính sách dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe giúp Nhật Bản gánh thêm trách nhiệm về quốc phòng của bản thân và về phòng thủ khu vực, đồng thời giảm nhẹ một số gánh nặng quân sự cho Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương.

Trước khi báo cáo trên được công bố, Trung Quốc cho hay họ sẽ theo dõi sát sao những định hướng mới giữa Nhật Bản và Mỹ, đồng thời cảnh báo hai nước này không nên “can thiệp” vào các lợi ích của Trung Quốc.

Phát ngôn viên Hồng Lỗi phát biểu tại một cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh: “Không nên vượt quá quy mô hợp tác song phương. Không nên làm tổn hại lợi ích của một bên thứ 3 như là Trung Quốc”.

Hồi tháng 7, Nội các của Thủ tướng Abe đã phê chuẩn cách giải thích mới đối với bản hiến pháp hòa bình của Nhật Bản. Cách giải thích này cho phép quân đội Nhật bảo vệ Mỹ và các đồng minh khác dưới khuôn khổ mang tên “tự vệ tập thể”.

Hồi tháng 12/2013, Nhật Bản cũng thông qua các hướng dẫn quốc phòng theo đó việc phòng thủ hải đảo phía nam là một ưu tiên, nhất là đối với các đảo do Nhật kiểm soát nhưng có tranh chấp với nước khác như là quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Bản báo cáo sơ bộ nói trên nhấn mạnh tầm quan trọng của sự điều phối nhuần nhuyễn giữa Nhật Bản và Mỹ nhằm bảo đảm phản ứng nhanh trước một loạt các khả năng, bao gồm các nguy cơ gần với một cuộc tấn công quân sự thực sự.

Trong các báo cáo khác trước đó, Nhật Bản đã bày tỏ quan ngại về các vụ việc thuộc “mảng tối” như là việc các ngư dân Trung Quốc chiếm các đảo đang tranh chấp hay một tàu ngầm “nước ngoài” xâm nhập vùng nước xung quanh các đảo này.

Các quan chức Nhật Bản cho hay, các sửa đổi về hợp tác quốc phòng Nhật-Mỹ bao gồm các lĩnh vực mới như phòng thủ tên lửa, thiết bị quân sự, và an ninh hàng hải để ứng phó tốt hơn với môi trường an ninh đang thay đổi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?
Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?

(VOV) - Không phải đến bây giờ phương Tây mới đưa ra những cáo buộc về sự hiện diện của Trung Quốc tại Lục địa Đen.

Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?

Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?

(VOV) - Không phải đến bây giờ phương Tây mới đưa ra những cáo buộc về sự hiện diện của Trung Quốc tại Lục địa Đen.

Tàu Hải cảnh Trung Quốc tiếp tục xâm nhập Senkaku/Điếu Ngư
Tàu Hải cảnh Trung Quốc tiếp tục xâm nhập Senkaku/Điếu Ngư

VOV.VN - Từ đầu năm đến nay, đây là lần thứ 20 tàu Hải cảnh Trung Quốc xâm nhập khu vực này.

Tàu Hải cảnh Trung Quốc tiếp tục xâm nhập Senkaku/Điếu Ngư

Tàu Hải cảnh Trung Quốc tiếp tục xâm nhập Senkaku/Điếu Ngư

VOV.VN - Từ đầu năm đến nay, đây là lần thứ 20 tàu Hải cảnh Trung Quốc xâm nhập khu vực này.

Quân đội Trung Quốc có phải là rồng “xịn”?
Quân đội Trung Quốc có phải là rồng “xịn”?

VOV.VN - Nhìn bề ngoài, vũ khí Trung Quốc khá hiện đại, không thua kém vũ khí của phương Tây. Thế nhưng thực tế như thế nào?

Quân đội Trung Quốc có phải là rồng “xịn”?

Quân đội Trung Quốc có phải là rồng “xịn”?

VOV.VN - Nhìn bề ngoài, vũ khí Trung Quốc khá hiện đại, không thua kém vũ khí của phương Tây. Thế nhưng thực tế như thế nào?

Tình báo Ấn Độ mổ xẻ thủ đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông - Ấn Độ Dương
Tình báo Ấn Độ mổ xẻ thủ đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông - Ấn Độ Dương

VOV.VN - Chủ tịch Ủy ban Tình báo Ấn Độ đã vạch ra các toan tính thâm hiểm của Trung Quốc đối với Biển Đông, Ấn Độ Dương và lãnh thổ Ấn Độ.

Tình báo Ấn Độ mổ xẻ thủ đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông - Ấn Độ Dương

Tình báo Ấn Độ mổ xẻ thủ đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông - Ấn Độ Dương

VOV.VN - Chủ tịch Ủy ban Tình báo Ấn Độ đã vạch ra các toan tính thâm hiểm của Trung Quốc đối với Biển Đông, Ấn Độ Dương và lãnh thổ Ấn Độ.

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin
Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

VOV.VN - Nối tiếp thành công ở châu Phi, Trung Quốc đang tích cực mở rộng thế lực về mọi mặt ngay trên “sân sau” của siêu cường Mỹ.

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

VOV.VN - Nối tiếp thành công ở châu Phi, Trung Quốc đang tích cực mở rộng thế lực về mọi mặt ngay trên “sân sau” của siêu cường Mỹ.

Các điểm yếu của quân đội Trung Quốc và ván cờ Đông Á
Các điểm yếu của quân đội Trung Quốc và ván cờ Đông Á

VOV.VN - Dưới con mắt của nhà phân tích người Nhật Mizokami, quân đội Trung Quốc chỉ là một con rồng giấy.

Các điểm yếu của quân đội Trung Quốc và ván cờ Đông Á

Các điểm yếu của quân đội Trung Quốc và ván cờ Đông Á

VOV.VN - Dưới con mắt của nhà phân tích người Nhật Mizokami, quân đội Trung Quốc chỉ là một con rồng giấy.

‘Yếu tố’ Mỹ trong tranh chấp Trung - Nhật
‘Yếu tố’ Mỹ trong tranh chấp Trung - Nhật

(VOV) - Từ thời kỳ đầu, Mỹ đã can dự vào tranh chấp chủ quyền giữa 2 nước và ít dấu hiệu cho thấy Mỹ sẽ dễ dàng từ bỏ...

‘Yếu tố’ Mỹ trong tranh chấp Trung - Nhật

‘Yếu tố’ Mỹ trong tranh chấp Trung - Nhật

(VOV) - Từ thời kỳ đầu, Mỹ đã can dự vào tranh chấp chủ quyền giữa 2 nước và ít dấu hiệu cho thấy Mỹ sẽ dễ dàng từ bỏ...

Tàu ngầm siêu thanh Trung Quốc chỉ mất 2 tiếng để tiếp cận bờ biển Mỹ?
Tàu ngầm siêu thanh Trung Quốc chỉ mất 2 tiếng để tiếp cận bờ biển Mỹ?

VOV.VN - Công nghệ mới tạo ra bong bóng khí quanh tàu ngầm, khiến tàu giảm hẳn lực cản của nước và di chuyển cực nhanh.

Tàu ngầm siêu thanh Trung Quốc chỉ mất 2 tiếng để tiếp cận bờ biển Mỹ?

Tàu ngầm siêu thanh Trung Quốc chỉ mất 2 tiếng để tiếp cận bờ biển Mỹ?

VOV.VN - Công nghệ mới tạo ra bong bóng khí quanh tàu ngầm, khiến tàu giảm hẳn lực cản của nước và di chuyển cực nhanh.