Thế giới 24h: Mỹ- Trung “tranh cãi nảy lửa” quanh vấn đề Biển Đông

VOV.VN - Hôm 18/4, quân đội Mỹ bày tỏ phản đôí về việc Trung Quốc hạ cánh máy bay quân sự trên bãi đá Chữ Thập và sau đó Trung Quốc đã lên tiếng "biện minh". 

1. Trong một thông cáo gửi cho CNN, Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Đại úy Jeff Davis nói rằng “Chúng tôi biết rằng một máy bay quân sự Trung Quốc đã hạ cánh tại đá Chữ Thập vào hôm 17/4. Không rõ vì sao Trung Quốc lại sử dụng máy bay quân sự chứ không phải là máy bay dân sự”. 

Mỹ và Philippines đã liên tục bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc cải tạo trái phép các bãi đá thành đảo nhân tạo ở nhiều khu vực thuộc Biển Đông – một trong những tuyến hàng hải thương mại nhộn nhịp nhất thế giới. Nhiều đảo như thế ở rất xa Trung Quốc. 

Máy bay Y-8 hạ cánh phi pháp xuống đá Chữ Thập. Ảnh: ChinaNews.

Thông cáo của phát ngôn viên Mỹ Davis có đoạn: “Chúng tôi hối thúc Trung Quốc tái khẳng định họ không có kế hoạch triển khai và luân chuyển máy bay quân sự tại các vị trí tiền tiêu (trái phép) của họ ở Biển Đông, nhằm giữ đúng các cam kết của họ trước đây”.

Trung Quốc đơn phương cho rằng dự án cải tạo của họ ở đây là tuân thủ luật quốc tế nhưng Mỹ và các nước láng giềng của Trung Quốc lo ngại Trung Quốc sẽ sử dụng các đảo nhân tạo này để phóng chiếu sức mạnh quân sự và phá vỡ thêm một bước nữa thế cân bằng quyền lực trên Biển Đông.

Sau lời phản bác của Mỹ, theo Reuters, Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 19/4 đã trắng trợn cho rằng việc đáp máy bay quân sự Y-8 phi pháp xuống đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam để đưa công nhân đi cấp cứu là "hết lòng phục vụ nhân dân". 

Bộ này cũng phản pháo khi Mỹ nghi ngờ lý do Trung Quốc sử dụng máy bay quân sự thay vì dân sự để cấp cứu người. Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố, “Chúng tôi không thể không hỏi: Nếu một công dân Mỹ đột nhiên bị bệnh trên đất Mỹ, liệu quân đội Mỹ có thể khoanh tay đứng nhìn?”.

Trong thông cáo của mình, Trung Quốc còn ngang nhiên nói Mỹ "không có quyền" bình luận về hoạt động cải tạo phi pháp của nước này. 

2. Giải Pulitzer 2016 đã vinh danh các hãng thông tấn AP, Reuters và báo New York Times. Theo Reuters, tác phẩm đoạt giải của AP có tựa đề “Thủy sản từ những người nô lệ” đã đi sâu vào điều tra việc lạm dụng người lao động tại khu vực Đông Nam Á để cung cấp thủy sản cho các siêu thị và nhà hàng của Mỹ. 

Phóng sự ảnh "Nô lệ ở xưởng chế biến thủy sản" của hãng tin AP cùng hình ảnh về tàu cá nước ngoài đánh bắt xa bờ được giải thưởng Pulitzer 2016.

Nhờ loạt bài phóng sự này, hơn 2.000 lao động đã không còn phải làm việc như nô lệ và một loạt những cải cách sâu rộng đã được thực hiện trong ngành công nghiệp nói trên.

Trong bức thư đề cử tác phẩm này lên các Giám khảo giải Pulitzer, người phụ trách biên tập của AP Kathleen Carroll cho biết, các phóng viên “nhận thấy tình trạng lao động làm việc như nô lệ trong ngành công nghiệp này đã được giải quyết”.

Trong khi đó, những hình ảnh về người tị nạn châu Âu đã giúp hãng tin hàng đầu thế giới Reuters và tờ báo nổi tiếng New York Times cùng chia nhau giải thưởng trong hạng mục Ảnh cho tin nóng.

Những bức ảnh đoạt giải của Reuters do phóng viên Yannis Behrakis- người phụ trách việc chụp ảnh thời sự tại Hy Lạp và Síp phụ trách thực hiện. Phóng viên ảnh Behrakis từng đoạt giải Nhiếp ảnh gia của năm 2015 khi còn làm cho tờ Guardian. 

3. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 18/4 bác thông tin báo chí cho rằng Nga và Mỹ đang bí bật đàm phán bên ngoài khuôn khổ hòa đàm Syria ở Geneve. 

Tuyên bố đưa ra sau khi có những thông tin báo chí cho rằng, Nga và Mỹ có một kênh đàm phán bí mật nào đó để quyết định số phận của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. 

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. (ảnh: Reuters).

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng: “Những nỗ lực nhằm tuyên truyền rằng có kênh thông tin bí mật mà qua đó có người quyết định số phận của Tổng thống al-Assad là vượt ngoài khuôn khổ đàm phán Syriavà không phải là sự thật. Tôi tin rằng, điều này nhằm phá vỡ việc thực thi nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”.  

Ông Lavrov một lần nữa nhấn mạnh, chỉ có người Syria mới có quyền quyết định vận mệnh của quốc gia Trung Đông này.

Trong khi đó, văn phòng Tổng thống Mỹ (Nhà Trắng) cho biết, ông Obama và người đồng cấp Vladimir Putin ngày 18/4 đã có cuộc điện đàm thảo luận cuộc khủng hoảng ở Syria và Ukraine, qua đó nhất trí sẽ tăng cường hợp tác trong cả 2 vấn đề này.

4. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vừa công bố thêm danh sách hàng chục các loại hàng hóa và nguyên vật liệu bị cấm đưa vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Triên, trong một nỗ lực nhằm thắt chặt hơn nữa các biện pháp trừng phạt đối với quốc gia này. 

Danh sách các mặt hàng bị cấm đưa vào Triều Tiên gồm 12 hệ thống có thể được sử dụng để phát triển tên lửa và hạt nhân. (Ảnh: Armyrecognition).
Theo Ủy ban trừng phạt Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên của Liên Hợp Quốc, các hàng hóa, nguyên vật liệu, công nghệ bổ sung vào danh mục cấm có thể được Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên sử dụng để phát triển hạt nhân, vũ khí sinh học, vũ khí hóa học cùng các phương tiện vận chuyển. 

Cụ thể, danh sách các mặt hàng này gồm 12 hệ thống có thể được sử dụng để phát triển tên lửa và hạt nhân, chẳng hạn như niken, coban, vòng nhôm, thép dạng thanh hoặc dạng ống với đường kính 75mm hoặc lớn hơn. Ngoài ra, còn có 14 chất hóa học khác như  nhôm clorua và các hợp chất khác dùng trong sản xuất vũ khí hóa học.

Việc cấm các loại hàng hóa nêu trên phù hợp với nghị quyết trừng phạt Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua ngày 2/3 sau các vụ thử hạt nhân và phóng tên lửa đạn đạo của nước này.

Ủy ban trừng phạt Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên có nhiệm vụ báo cáo việc bổ sung các loại hàng hóa trong danh mục cấm cho Hội đồng Bảo an trong vòng 15 ngày kể từ khi nghị quyết được thông qua. 

5. Sáng 19/4, phiến quân Taliban tiến hành vụ đánh bom xe liều chết nhằm vào cơ quan an ninh quốc gia ở thủ đô Kabul, Afghanistan. Theo thông tin ban đầu có một số người chết và khoảng 200 người bị thương. Người phát ngôn Bộ Y tế cho biết, trong số bị thương có nhiều dân thường và một số binh sỹ Afghanistan. 

Một nhân viên an ninh đang đứng gác bên ngoài cơ quan an ninh quốc gia ở thủ đô Kabul, Afghanistan. (ảnh: EPA). 

Đây là vụ tấn công đầu tiên ở thủ đô kể từ khi Taliban tuyên bố bắt đầu chiến dịch tổng tấn công mùa Xuân cách đây 1 tuần. Ngay sau vụ nổ, người ta nhìn thấy khói đen dày đặc bốc lên từ khu vực gần đại sứ quán Mỹ và gần Trụ sở Phái bộ Hỗ trợ Kiên quyết do NATO đứng đầu ở trung tâm thủ đô Kabul. Tuy nhiên, đại sứ quán Mỹ và phái bộ NATO khẳng định họ không bị ảnh hưởng do vụ nổ. 

Taliban đăng tải thông báo trên mạng rằng họ tiến hành vụ đánh bom liều chết nhằm vào đơn vị chuyên bảo vệ các bộ trưởng và các quan chức cấp cao.

Trong tuyên bố phát đi từ phủ tổng thống, cách hiện trường vụ nổ chỉ vài trăm mét, Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani lên án vụ tấn công bằng ngôn từ mạnh mẽ nhất.

Giao tranh đã bùng phát ở thành phố Kunduz, phía Bắc từ 1 tuần nay sau khi Taliban tuyên bố chiến dịch tổng tấn công hàng năm, nhưng khu vực thủ đô khá yên ắng cho tới sáng nay.

Giới quan sát cho rằng, phiến quân Taliban đang củng cố lực lượng và hiện đang ở thời điểm mạnh nhất kể từ bị liên quân do Mỹ đứng đầu lật đổ vào năm 2001. 

6. Các nhân viên cứu hộ Ecuador ngày 18/4 đã cứu sống được 3 người bị kẹt hơn 32 giờ liền trong đống đổ nát sau trận động đất kinh hoàng tối 16/4.

Theo AP, những hình ảnh trên truyền hình Ecuador về vụ cứu sống 3 người nói trên đã đem lại hy vọng cho người dân về việc có thể tìm thêm được hàng chục người vẫn còn mất tích trong bối cảnh số người thiệt mạng đã lên đến 413, trong đó có 1 người Mỹ và 2 người Canada. 

Các nhân viên cứu hộ Ecuador kéo một người bị kẹt trong đống đổ nát của trận động đất ra ngoài. Ảnh AP.

Để có thể tiếp cận với 3 người bị kẹt trong một trung tâm thương mại ở Manta, các nhân viên cứu hộ đã phải tìm cách cắt bê tông để tạo ra một cái hố có rộng 70cm để kéo một người phụ nữ trong số họ lên trước.

Các nhân viên cứu hộ đã đồng loạt vỗ tay hoan hô sau khi người phụ nữ này bước ra từ đống đổ nát trong trạng thái rối loạn. Cả người bà này bị bụi bám kín. Dù người đàn bà này liên tục kêu ca rằng mình bị đau, tình hình sức khỏe của bà ta không có gì đáng ngại.

Sau đó, cũng tại đây, 50 nhân viên cứu hộ cùng chó nghiệp vụ đã dùng kích thủy lực và khoan để tìm cách cứu một người phụ nữ khác và một thanh niên trẻ. Cả 3 người này đều đã được đưa đến bệnh viện gần đó. Như vậy, trong 24 giờ qua, đã có 8 người được giải cứu.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ Ecuador, một loạt quốc gia như Mỹ, Cuba, Mexico, Tây Ban Nha, Chile, Venezuale, Peru cử chuyên gia và đưa hàng cứu trợ tới đất nước này. Liên minh châu Âu thông báo sẽ cấp ngay 1 triệu euro giúp các nạn nhân trận động đất. Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn thông báo đã chuẩn bị máy bay tới sơ tán các nạn nhân bị mắc kẹt./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thế giới 24h: Máy bay quân sự Trung Quốc hạ cánh ở đá Chữ Thập
Thế giới 24h: Máy bay quân sự Trung Quốc hạ cánh ở đá Chữ Thập

VOV.VN - Theo tờ Thời báo Hoàn cầu, đây là “lần đầu tiên quân đội Trung Quốc công khai thừa nhận việc cho máy bay hạ cánh trên đá Chữ Thập”.

Thế giới 24h: Máy bay quân sự Trung Quốc hạ cánh ở đá Chữ Thập

Thế giới 24h: Máy bay quân sự Trung Quốc hạ cánh ở đá Chữ Thập

VOV.VN - Theo tờ Thời báo Hoàn cầu, đây là “lần đầu tiên quân đội Trung Quốc công khai thừa nhận việc cho máy bay hạ cánh trên đá Chữ Thập”.

“Phán quyết của Tòa trong vụ kiện Trung Quốc phải có tính ràng buộc”
“Phán quyết của Tòa trong vụ kiện Trung Quốc phải có tính ràng buộc”

VOV.VN - Anh hy vọng phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực là cơ hội để Trung Quốc và Philippines đối thoại về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

“Phán quyết của Tòa trong vụ kiện Trung Quốc phải có tính ràng buộc”

“Phán quyết của Tòa trong vụ kiện Trung Quốc phải có tính ràng buộc”

VOV.VN - Anh hy vọng phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực là cơ hội để Trung Quốc và Philippines đối thoại về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Thế giới 7 ngày: Mỹ thị sát Biển Đông, Trung Quốc vẫn luận điệu cũ
Thế giới 7 ngày: Mỹ thị sát Biển Đông, Trung Quốc vẫn luận điệu cũ

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cùng người đồng cấp Philippines Gazmin đã cùng có mặt trên tàu sân bay USS John C. Stennis đi thị sát Biển Đông.

Thế giới 7 ngày: Mỹ thị sát Biển Đông, Trung Quốc vẫn luận điệu cũ

Thế giới 7 ngày: Mỹ thị sát Biển Đông, Trung Quốc vẫn luận điệu cũ

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cùng người đồng cấp Philippines Gazmin đã cùng có mặt trên tàu sân bay USS John C. Stennis đi thị sát Biển Đông.

Trung Quốc thừa nhận cho máy bay quân sự hạ cánh ở đá Chữ Thập
Trung Quốc thừa nhận cho máy bay quân sự hạ cánh ở đá Chữ Thập

VOV.VN - Máy bay Y-8 của Trung Quốc ngang nhiên bay ra đá Chữ Thập ở Biển Đông để đưa ba công nhân bị bệnh về thành phố Tam Á, đảo Hải Nam để điều trị. 

Trung Quốc thừa nhận cho máy bay quân sự hạ cánh ở đá Chữ Thập

Trung Quốc thừa nhận cho máy bay quân sự hạ cánh ở đá Chữ Thập

VOV.VN - Máy bay Y-8 của Trung Quốc ngang nhiên bay ra đá Chữ Thập ở Biển Đông để đưa ba công nhân bị bệnh về thành phố Tam Á, đảo Hải Nam để điều trị. 

Australia thẳng thắn bày tỏ lo ngại với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông
Australia thẳng thắn bày tỏ lo ngại với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông

Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đã thẳng thắn nêu lo ngại về Biển Đông trong các cuộc hội đàm với giới lãnh đạo Trung Quốc tại Bắc Kinh.

Australia thẳng thắn bày tỏ lo ngại với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông

Australia thẳng thắn bày tỏ lo ngại với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông

Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đã thẳng thắn nêu lo ngại về Biển Đông trong các cuộc hội đàm với giới lãnh đạo Trung Quốc tại Bắc Kinh.

Mỹ phản đối Trung Quốc hạ cánh máy bay quân sự trên đá Chữ Thập
Mỹ phản đối Trung Quốc hạ cánh máy bay quân sự trên đá Chữ Thập

VOV.VN - Việc máy bay quân sự Trung Quốc hạ cánh trái phép trên đá Chữ Thập (của Việt Nam) ở Biển Đông đã vấp phải sự phản đối của Mỹ.

Mỹ phản đối Trung Quốc hạ cánh máy bay quân sự trên đá Chữ Thập

Mỹ phản đối Trung Quốc hạ cánh máy bay quân sự trên đá Chữ Thập

VOV.VN - Việc máy bay quân sự Trung Quốc hạ cánh trái phép trên đá Chữ Thập (của Việt Nam) ở Biển Đông đã vấp phải sự phản đối của Mỹ.