Thế giới 24h: Biển Đông “dậy sóng” vì ý đồ quân sự hóa của Trung Quốc

VOV.VN - Hành động triển khai hệ thống tên lửa phòng không tới một trong các đảo mà Trung Quốc chiếm giữ trái phép ở Biển Đông đã gây quan ngại sâu sắc.

1. Ngày 17/2, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Harry Harris, tuyên bố việc Trung Quốc triển khai các tên lửa trên đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông) đi ngược lại với cam kết của Bắc Kinh không quân sự hóa khu vực này.

Đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp trái phép ở Trường Sa. (Ảnh: EPA)
Trả lời họp báo tại thủ đô Tokyo, nơi ông đang có các cuộc gặp với giới chức quốc phòng Nhật Bản, Đô đốc Harris khẳng định, động thái như vậy chính là "hành động quân sự hóa Biển Đông theo những cách mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố không làm. Đây sẽ là một dấu hiệu rõ ràng của việc quân sự hóa".

Trước đó, theo các giới chức Mỹ và Đài Loan, Trung Quốc đã triển khai một hệ thống tên lửa đất đối không tới đảo Phú Lâm - sự việc gây leo thang cẳng thẳng trong khu vực.

Động thái này của Trung Quốc cũng gây quan ngại cho Nhật Bản. Hôm nay (17/2), Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga trong buổi họp báo nhấn mạnh rằng, bất cứ hành động nào kể cả hành động xây đảo nhanh chóng với qui mô lớn ở Biển Đông, lợi dụng với mục đích quân sự, đơn phương biển đổi hiện trạng, gia tăng căng thẳng ở khu vực này đều không thể chấp nhận.

Trong khi đó, cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, ông Gen Nakatani cho rằng, hành động đơn phương làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông là hành vi gây lo ngại cho cả cộng đồng quốc tế. Trung Quốc cần phải giải thích một cách minh bạch về hành vi này. Do đó, để bảo vệ vùng biển tự do và hòa bình, việc hợp tác với cộng đồng quốc tế là vô cùng cần thiết. 

2. Cũng liên quan đến vấn đề Biển Đông, Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua (16/2) cho biết, tại Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN – Mỹ diễn ra ở Sunnylands, bang California, ông và các nhà lãnh đạo ASEAN đã thảo luận về nhu cầu để giảm bớt căng thẳng hiện nay ở Biển Đông.

Tổng thống Mỹ Barack Obama. (Ảnh: Reuters)
Theo ông Obama, các bên cũng nhất trí quan điểm cho rằng, bất kỳ tranh chấp lãnh thổ nào cũng cần phải được giải quyết một cách hòa bình thông qua các biện pháp pháp lý.

“Mỹ và ASEAN tái khẳng định cam kết mạnh mẽ của chúng tôi với trật tự khu vực, nơi mà luật pháp quốc tế, các chuẩn mực và quyền lợi của tất cả các quốc gia dù lớn hay nhỏ phải được tôn trọng”, ông Obama nói.

Tổng thống Obama cũng cho biết thêm rằng: “Chúng tôi đã thảo luận về nhu cầu thực hiện các bước đi thực chất ở Biển Đông để làm giảm căng thẳng. Trong đó bao gồm việc ngừng ngay hoạt động cải tạo, xây dựng mới và quân sự hóa khu vực tranh chấp”.

3. Ngay sau khi Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ công bố kế hoạch triển khai bộ binh tới tham chiến tại Syria, Nga, một số quốc gia và tổ chức tại Trung Đông đã phản đối quyết liệt, đồng thời cảnh báo nếu các lực lượng này đặt chân vào lãnh thổ Syria thì sẽ gây hậu quả tai hại cho toàn bộ khu vực Trung Đông.

Ông Nikolai Kovalyov, cựu Giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang Nga đồng thời là thành viên Hội đồng An ninh và chống Tham nhũng của Duma Quốc gia Nga cảnh báo, không quân Nga có thể sẽ không kích nếu các lực lượng này đặt chân vào lãnh thổ Syria bởi Nga sẽ không thể phân biệt được họ với lực lượng khủng bố và sẽ buộc phải hành động theo yêu cầu của chính quyền hợp pháp tại Syria.

Một tòa nhà ở Deir al-Zor, Syria bị bom đạn phá hủy. (Ảnh: Reuters)
Cùng ngày, thủ lĩnh phong trào Hezbollah ở Lebanon Sayyed Hassan Nasrallah cho rằng, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ một cuộc chiến tranh kéo dài ở Syria thay vì nhất trí một giải pháp có thể dẫn đến việc Tổng thống Bashar al-Assad tiếp tục tại vị.

Ngoại trưởng Iran Javad Zarif cũng cho rằng, sẽ rất nguy hiểm nếu Saudi Arabia đưa quân vào Syria; đồng thời gọi đây là một mưu đồ chính trị nhằm thu hút các nước khác vào cuộc xung đột khu vực:

Ông Zarif nói: "Chúng tôi cho rằng sẽ rất nguy hiểm khi cố lôi kéo các nước khác tham gia vào một cuộc chiến tại khu vực. Tất cả nên hướng tới việc tìm giải pháp hòa bình, không nên tạo nguy hiểm và thù địch tại khu vực”

Trong khi đó, giới phân tích cũng nhận định rằng, nếu Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia gửi bộ binh sang Syria có thể khiến Trung Đông lâm vào  một cuộc chiến tranh rộng lớn nhất trong lịch sử khu vực.

4. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm qua (16/2) đã bày tỏ quan ngại về hành động nã pháo của Thổ Nhĩ Kỳ vào các mục tiêu của các tay súng người Kurd tại Syria.

Đại sứ Venezuela tại Liên Hợp Quốc Rafael Dario Ramirez Carreno. (Ảnh: UN)
Phát biểu với báo giới sau cuộc họp kín của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Đại sứ Venezuela tại Liên Hợp Quốc Rafael Dario Ramirez Carreno, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an nhấn mạnh, tất cả 15 nước thành viên của Hội đồng Bảo an đã nhất trí yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ tuân thủ luật pháp quốc tế.

Trong một diễn biến liên quan, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm nay (17/2) nhấn mạnh, những gì đang xảy ra tại khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria là hành động “hoàn toàn trái pháp luật”.  Nga kịch liệt phản đối hành động này.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga đưa ra trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ trước đó đã liên tiếp nã pháo vào nhiều khu vực của người Kurd ở miền Bắc Syria, gây nhiều thương vong.

Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định, các cuộc tấn công nhằm đáp trả vụ nã súng của các tay súng người Kurd vào các mục tiêu Thổ Nhĩ Kỳ, song Lực lượng Bảo vệ người Kurd (YPG) và đảng Liên minh dân chủ người Kurd (PYD) đã bác bỏ cáo buộc này.

5. Hãng thông tấn Yonhap đưa tin ngày 17/2, một phi đội gồm 4 máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor của Mỹ đã bay trên bầu trời Hàn Quốc - động thái phô trương sức mạnh của 2 nước đồng minh này đối với Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng gần đây tiến hành các vụ thử hạt nhân và phóng tên lửa tầm xa mang theo vệ tinh.

Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor của Mỹ. (Nguồn: upi.com)
Nguồn tin xác nhận 4 máy bay này bay ở tầm thấp phía trên căn cứ không quân Osan của các lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc thuộc tỉnh Gyeonggi, cách thủ đô Seoul khoảng 55 km về phía Nam. 

Đây là loại máy bay chiến đấu có khả năng tàng hình cao nhất, có thể bí mật xâm nhập không phận đối phương và ném bom hạt nhân. Rất hiếm khi Mỹ đưa 4 máy bay chiến đấu tàng hình cùng một lúc tới Hàn Quốc.

Hôm 10/1 vừa qua, 4 ngày sau khi Triều Tiên tiến hành một vụ thử hạt nhân, Mỹ đã điều một máy bay ném bom chiến lược B-52 bay trên bầu trời Hàn Quốc để răn đe Triều Tiên. 

Hồi tuần trước, tàu ngầm tấn công USS Bắc Carolina của Mỹ đã tham gia tập trận chung với các lực lượng Hàn Quốc, trong khi tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS John C. Stennis cũng đang có kế hoạch tham gia các cuộc tập trận thường niên Hàn-Mỹ, dự kiến bắt đầu vào tháng tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thế giới 24h: Người dân Đài Loan tháo chạy tán loạn khi động đất
Thế giới 24h: Người dân Đài Loan tháo chạy tán loạn khi động đất

VOV.VN - BBC dẫn lời một người phụ nữ nói với kênh truyền hình địa phương rằng cô phải một cái búa để phá cửa và trèo ra khỏi nhà khi trận động đất xảy ra.

Thế giới 24h: Người dân Đài Loan tháo chạy tán loạn khi động đất

Thế giới 24h: Người dân Đài Loan tháo chạy tán loạn khi động đất

VOV.VN - BBC dẫn lời một người phụ nữ nói với kênh truyền hình địa phương rằng cô phải một cái búa để phá cửa và trèo ra khỏi nhà khi trận động đất xảy ra.

Thế giới 24h: IS âm mưu sử dụng vũ khí hóa học tấn công Mỹ
Thế giới 24h: IS âm mưu sử dụng vũ khí hóa học tấn công Mỹ

VOV.VN - Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ cũng cho biết, Washington có bằng chứng về việc IS sử dụng vũ khí hóa học nhiều lần trong cuộc chiến ở Iraq, Syria.

Thế giới 24h: IS âm mưu sử dụng vũ khí hóa học tấn công Mỹ

Thế giới 24h: IS âm mưu sử dụng vũ khí hóa học tấn công Mỹ

VOV.VN - Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ cũng cho biết, Washington có bằng chứng về việc IS sử dụng vũ khí hóa học nhiều lần trong cuộc chiến ở Iraq, Syria.

Thế giới 24h: HNCC đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ sẽ nóng tranh chấp Biển Đông?
Thế giới 24h: HNCC đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ sẽ nóng tranh chấp Biển Đông?

VOV.VN- Vấn đề tranh chấp ở Biển Đông sự kiến sẽ nóng tại Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ do Tổng thống Barack Obama chủ trì.

Thế giới 24h: HNCC đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ sẽ nóng tranh chấp Biển Đông?

Thế giới 24h: HNCC đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ sẽ nóng tranh chấp Biển Đông?

VOV.VN- Vấn đề tranh chấp ở Biển Đông sự kiến sẽ nóng tại Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ do Tổng thống Barack Obama chủ trì.

Thế giới 24h: Hàn-Triều đối đầu gay gắt về biểu tượng hòa giải Kaesong
Thế giới 24h: Hàn-Triều đối đầu gay gắt về biểu tượng hòa giải Kaesong

VOV.VN- Cả Hàn Quốc và Triều Tiên đều có những lời lẽ và hành động quyết liệt trong vụ việc liên quan đến KCN chung Kaesong- biểu tượng hòa giải liên Triều.

Thế giới 24h: Hàn-Triều đối đầu gay gắt về biểu tượng hòa giải Kaesong

Thế giới 24h: Hàn-Triều đối đầu gay gắt về biểu tượng hòa giải Kaesong

VOV.VN- Cả Hàn Quốc và Triều Tiên đều có những lời lẽ và hành động quyết liệt trong vụ việc liên quan đến KCN chung Kaesong- biểu tượng hòa giải liên Triều.

Thế giới 24h: Nga, NATO “giao chiến” tại diễn đàn an ninh Munich
Thế giới 24h: Nga, NATO “giao chiến” tại diễn đàn an ninh Munich

VOV.VN - Nga và NATO đã “giao chiến” kịch liệt bằng miệng tại hội nghị an ninh Munich. Trong khi đó cuộc chiến chống IS có thêm nhiều tiến bộ.

Thế giới 24h: Nga, NATO “giao chiến” tại diễn đàn an ninh Munich

Thế giới 24h: Nga, NATO “giao chiến” tại diễn đàn an ninh Munich

VOV.VN - Nga và NATO đã “giao chiến” kịch liệt bằng miệng tại hội nghị an ninh Munich. Trong khi đó cuộc chiến chống IS có thêm nhiều tiến bộ.

Thế giới 24h: Biển Đông-chủ đề bao trùm Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Mỹ
Thế giới 24h: Biển Đông-chủ đề bao trùm Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Mỹ

VOV.VN - Một trong những vấn đề được dự kiến sẽ “làm nóng” Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Mỹ là những căng thẳng xung quanh tranh chấp ở Biển Đông.

Thế giới 24h: Biển Đông-chủ đề bao trùm Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Mỹ

Thế giới 24h: Biển Đông-chủ đề bao trùm Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Mỹ

VOV.VN - Một trong những vấn đề được dự kiến sẽ “làm nóng” Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Mỹ là những căng thẳng xung quanh tranh chấp ở Biển Đông.