Từ nhà xuất khẩu lớn nhất, Ấn Độ giờ phải nhập khẩu vaccine Covid-19

VOV.VN - Sau khi tặng và bán hàng chục triệu liều vaccine ngừa Covid-19 ra nước ngoài, giờ đây Ấn Độ lại rơi vào tình trạng thiếu vaccine trong bối cảnh làn sóng Covid-19 mới đang bùng phát tại quốc gia đông dân thứ 2 thế giới.

Ấn Độ ngày 15/4 lần đầu tiên vượt mốc 200.000 ca mắc Covid-19 ghi nhận trong một ngày và đang tìm cách tiêm chủng cho nhiều người dân trong nước hơn nữa với các loại vaccine sản xuất nội địa.

Đối mặt với sự gia tăng chóng mặt các ca mắc mới, cùng sự quá tải của các bệnh viện sau khi các biện pháp hạn chế và phong tỏa được nới lỏng, Ấn Độ giờ đây đang phải thay đổi quy định để có thể nhanh chóng nhập khẩu – những quy định từng gây khó dễ cho các nhà sản xuất dược phẩm nước ngoài như Pfizer.

Ấn Độ sẽ nhập khẩu vaccine Sputnik V của Nga từ tháng này để tiêm chủng cho khoảng 125 triệu dân.

Sự đảo ngược vận mệnh này không chỉ ảnh hưởng tới cuộc chiến chống đại dịch của Ấn Độ mà còn ảnh hưởng tới chiến dịch tiêm chủng ở hơn 60 nước nghèo, chủ yếu ở châu Phi, trong nhiều tháng.

Cơ chế COVAX, với sự hỗ trợ của WHO và liên minh vaccine toàn cầu Gavi, đặt mục tiêu đảm bảo sự tiếp cận vaccine công bằng trên khắp thế giới nhưng lại đang phụ thuộc khá nhiều vào nguồn cung cấp từ Ấn Độ - nơi được coi là công xưởng dược phẩm của châu Á.

Trong tháng 4 này, Ấn Độ mới chỉ xuất khẩu khoảng 1,2 triệu liều vaccine. Đó chỉ là một con số nhỏ so với 64 triệu liều đã được chuyển ra nước ngoài từ cuối tháng 1 đến tháng 3/2021, theo dữ liệu từ Bộ Ngoại giao nước này.

Một nguồn thạo tin về chiến lược vaccine của Ấn Độ cho biết, những liều vaccine có sẵn hiện nay có thể được sử dụng ở trong nước khi New Delhi đối mặt với “tình huống khẩn cấp”, bởi Ấn Độ “không có cam kết nào với các nước khác”.

Bộ Ngoại giao Ấn Độ, phụ trách các thỏa thuận vaccine với nước ngoài, tuần trước cũng cho biết, nhu cầu trong nước có thể làm thay đổi mức độ xuất khẩu vaccine.

Các nước trong cơ chế COVAX, đặc biệt là châu Phi, là những nước chịu ảnh hưởng trước tiên. Một quan chức y tế của Liên Hợp Quốc liên quan tới việc phân phối vaccine ở châu Phi nói rằng: “Quá phụ thuộc vào một nhà sản xuất là một mối lo ngại lớn”.

Giám đốc Cơ quan ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Phi John Nkengasong trước đó nói rằng, việc trì hoãn nguồn cung ứng từ Ấn Độ có thể sẽ là một thảm họa.

Những bước đi sai lầm

Reuters dẫn các nguồn tin cho biết, việc Ấn Độ và COVAX chậm chốt đơn đặt hàng, thiếu đầu tư vào sản xuất, thiếu nguyên liệu thô và việc đánh giá thấp làn sóng Covid-19 trong nước là các yếu tố đã dẫn tới sự thiếu hụt vaccine hiện nay ở Ấn Độ.

Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII), nhà sản xuất vaccine lớn thứ 2 thế giới tuyên bố sẽ phân phối ít nhất 2 tỷ liều vaccine ngừa Covid-19 tới các nước có thu nhập thấp và trung bình và một nửa trong số này sẽ được bàn giao vào cuối năm nay.

Tuy nhiên, SII cũng đang chịu sức ép phải đáp ứng nhu cầu của chính phủ các nước khác như Anh, Canada, Saudi Arabia trong bối cảnh việc sản xuất vaccine của AstraZeneca trên toàn cầu đang gặp phải một số vấn đề.

Trong khi đó, việc Mỹ hạn chế cung cấp thiết bị chủ chốt và nguyên liệu thô cho các nhà sản xuất vaccine nước ngoài đã hạn chế các hoạt động của SII và Viện này không thể thực hiện mục tiêu nâng sản lượng hàng tháng từ 70 triệu liều lên 100 triệu liều.

Một rào cản khác đối với mục tiêu cung ứng của SII là sự do dự của Ấn Độ trong việc chốt hợp đồng. Nếu được thực hiện sớm, SII có thể đã đẩy mạnh sản lượng của vaccine AstraZeneca ngay từ khi các cơ quan chức năng vẫn chưa phê duyệt loại vaccine này.

Ấn Độ đã mất nhiều tháng để thảo luận về mức giá cuối cùng cho mỗi liều và chỉ ký đơn đặt hàng sơ bộ gần 2 tuần sau khi cơ quan dược phẩm Ấn Độ phê duyệt vaccine của AstraZeneca.

SII đã tìm kiếm hơn 400 triệu USD từ chính phủ Ấn Độ để nâng công suất, nhưng không có cam kết nào được đưa ra.

Bài toán hóc búa với COVAX

Ngay chính COVAX cũng không bật đèn xanh cho việc vận chuyển vaccine từ SII tới các nước tham gia cơ chế cho đến sau khi nhận được giấy phép từ WHO vào giữa tháng 2 vừa qua.

Nguồn tin liên quan tới cơ chế COVAX cho biết, sự trì hoãn này khiến SII không thể sản xuất hàng chục triệu liều vaccine trong giai đoạn từ tháng 10/2020 đến tháng 2/2021 dù họ hoàn toàn khó khả năng làm điều đó.

Gavi bảo vệ quyết định chờ sự phê duyệt phù hợp trước khi chốt bất cứ đơn đặt hàng nào. Dù đang tích tực tìm thêm các nhà cung cấp, nhưng Gavi cũng thừa nhận ràng, họ vẫn phải dựa vào các nhà sản xuất của Ấn Độ - chiếm tới 60% nguồn cung toàn cầu.

 “Chúng tôi hiểu tình tình dịch bệnh ở Ấn Độ thời điểm hiện nay, nhưng chúng tôi hy vọng việc phân phối sẽ được khôi phục càng sớm càng tốt”, tuyên bố của Gavi cho biết.

Với mục đích ban đầu đặt mục tiêu đến tháng 8/2021 sẽ hoàn thành tiêm chủng cho 300 triệu người có nguy cơ cao nhất, hay tương đương hơn 20% dân số 1,35 tỷ người của nước này. Tuy nhiên, việc Ấn Độ hiện đã trở thành vùng dịch lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ với 14,1 triệu ca mắc đã khiến chính phủ Ấn Độ phải nâng mục tiêu tiêm chủng lên 400 triệu dân và có thể sẽ còn mở rộng hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều bang tại Ấn Độ phản ánh tình trạng thiếu vaccine Covid-19
Nhiều bang tại Ấn Độ phản ánh tình trạng thiếu vaccine Covid-19

VOV.VN - Trong bối cảnh số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 tại Ấn Độ tăng liên tục theo từng ngày, chính quyền nhiều bang tại Ấn Độ đang phản ánh tình trạng thiếu vaccine Covid-19, một trong những công cụ để chặn đứng làn sóng lây nhiễm mới.

Nhiều bang tại Ấn Độ phản ánh tình trạng thiếu vaccine Covid-19

Nhiều bang tại Ấn Độ phản ánh tình trạng thiếu vaccine Covid-19

VOV.VN - Trong bối cảnh số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 tại Ấn Độ tăng liên tục theo từng ngày, chính quyền nhiều bang tại Ấn Độ đang phản ánh tình trạng thiếu vaccine Covid-19, một trong những công cụ để chặn đứng làn sóng lây nhiễm mới.

Điều gì ẩn sau chính sách ngoại giao vaccine Covid-19 “hào phóng” của Ấn Độ?
Điều gì ẩn sau chính sách ngoại giao vaccine Covid-19 “hào phóng” của Ấn Độ?

VOV.VN - Vào thời điểm hầu hết các nước giàu bị chỉ trích vì tích trữ vaccine Covid-19, Ấn Độ đã gửi 33 triệu liều vaccine đến những nước nghèo hơn và hàng triệu liều khác đang tiếp tục được chuyển đi.

Điều gì ẩn sau chính sách ngoại giao vaccine Covid-19 “hào phóng” của Ấn Độ?

Điều gì ẩn sau chính sách ngoại giao vaccine Covid-19 “hào phóng” của Ấn Độ?

VOV.VN - Vào thời điểm hầu hết các nước giàu bị chỉ trích vì tích trữ vaccine Covid-19, Ấn Độ đã gửi 33 triệu liều vaccine đến những nước nghèo hơn và hàng triệu liều khác đang tiếp tục được chuyển đi.

Sau “ngoại giao vaccine”, Ấn Độ và Trung Quốc đối mặt với sức ép trong nước
Sau “ngoại giao vaccine”, Ấn Độ và Trung Quốc đối mặt với sức ép trong nước

VOV.VN - Ấn Độ và Trung Quốc gửi tặng những liều vaccine ngừa Covid-19 cho các nước khác vì chính sách ngoại giao. Giờ cả 2 nước đều đối mặt với sức ép phải giữ lại nguồn cung cho người dân trong nước.

Sau “ngoại giao vaccine”, Ấn Độ và Trung Quốc đối mặt với sức ép trong nước

Sau “ngoại giao vaccine”, Ấn Độ và Trung Quốc đối mặt với sức ép trong nước

VOV.VN - Ấn Độ và Trung Quốc gửi tặng những liều vaccine ngừa Covid-19 cho các nước khác vì chính sách ngoại giao. Giờ cả 2 nước đều đối mặt với sức ép phải giữ lại nguồn cung cho người dân trong nước.