Thế giới 7 ngày: Triều Tiên-Malaysia căng thẳng vì “vụ Kim Jong-nam“

VOV.VN - Triều Tiên chỉ trích Malaysia "xâm phạm chủ quyền", còn phía Malaysia phê Đại sứ Triều Tiên "thô lỗ về ngoại giao" và "Không được chào đón".

Đã hơn 10 ngày trôi qua nhưng vụ công dân Triều Tiên bị sát hại ở Malaysia vẫn ở trong vòng bí ẩn. Người bị sát hại được cho là ông Kim Jong-nam, anh trai cùng cha khác mẹ với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Đại sứ Triều Tiên Kang Chol tuyên bố, Triều Tiên “không thể tin” vào cách Malaysia tiến hành điều tra vụ việc và cáo buộc Malaysia “cấu kết với các thế lực bên ngoài” trong vụ việc này. (Ảnh: AP)
Tuyên bố của Đại sứ Triều Tiên khiến Malaysia hết sức giận dữ và nói rằng "ông Kang Chol là nhân vật không được chào đón tại đây". Phía Malaysia đã tiến hành khám nghiệm tử thi mà không được phía Triều Tiên đồng ý. Theo cảnh sát Malaysia, ông Kim đã tử vong do một loại chất cực độc Vx. Căng thẳng 2 bên leo thang khi Ủy ban Tư pháp Triều Tiên ra tuyên bố cáo buộc Malaysia "xâm phạm chủ quyền" và "lạm dụng nhân quyền" trong vụ việc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trước Hội nghị CPAC (Ảnh Reuters). Tổng thống Mỹ cho biết, sẽ yêu cầu một ngân sách khổng lồ để "xây dựng sức mạnh quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ". Ngày 23/2, Tổng thống Mỹ Trump nói ông muốn mở rộng kho vũ khí hạt nhân Mỹ và đưa nó đạt “đẳng cấp hàng đầu”, đồng thời cho rằng, Mỹ đang bị tụt hậu về năng lực vũ khí nguyên tử.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/2 đã bãi bỏ chỉ thị dưới thời Tổng thống Obama cho phép học sinh chuyển giới tự chọn nhà vệ sinh trong trường công lập. Trong ảnh: Nhiều người dân biểu tình phản đối quyết định này (Reuters). Chủ tịch Liên đoàn Giáo viên Mỹ Randi Weingarten gọi đây là bước lùi lớn về quyền lợi của người chuyển giới.
Ngày 20/2, Tổng thống Donald Trump đã công bố việc chọn ông Herbert Raymond McMaster làm Cố vấn an ninh quốc gia mớiÔng McMaster sẽ thay thế cựu Cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn vừa từ chức. Ông McMaster từng viết sách chỉ trích chiến lược của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam và nằm trong số 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới. (Ảnh: Reuters).
CNN và New York Times đã bị loại trừ khỏi cuộc họp báo thường ngày ngày 24/2. Phát ngôn viên Nhà Trắng Spicer phủ nhận Nhà Trắng không cho CNN và New York Times dự họp báo vì không thích cách họ đưa tin. Nhà Trắng thay đổi cách họp báo để tránh bị quá đông phóng viên tham dự như trong sự kiện Tổng thống Donald Trump phát biểu tại Hội nghị CPAC trước đó.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự lễ đặt vòng hoa tại mộ Chiến sĩ Vô danh bên bức tường Kremlin ở trung tâm Moscow, ngày 23/2. Buổi lễ tưởng niệm nhân Ngày Bảo vệ Tổ quốc. (Ảnh: Reuters). Trong 1 diễn biến khác, Tổng thống Nga đã ban hành sắc lệnh công nhận các giấy tờ do Donbass cấp, khiến Ukraine và phương Tây nổi giận.
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin đã qua đời tại New York vào ngày 20/2/2017. Tổng thống Nga Vladimir Putin và các nhà ngoại giao từ khắp nơi trên thế giới đã bày tỏ lời chia buồn đến gia đình Churkin. Tổng thống Putin ký sắc lệnh truy tặng Huân chương Dũng cảm cho ông Churkin. (Ảnh: Đại sứ Churkin/Reuters)
Một cậu bé vừa trốn được khỏi một ngôi làng bị phiến quân IS chiếm đống òa lên khóc khi ngồi với gia đình mình bên trong một chiếc xe buýt trước khi đến trại tạm trú ở Hammam Ali, nam Mosul, Iraq (Ảnh: Reuters). Trong bối cảnh các lực lượng Iraq vẫn chưa thể giành lại được toàn bộ Mosul từ IS, ngày càng có nhiều người dân phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.

Quân đội Iraq bắn quả tên lửa về phía phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) trong một trận chiến gần Ghozlani, phía nam Mosul, Iraq. 
Chính phủ Nam Sudan cho biết khoảng một nửa dân số đang rơi vào tình trạng thiếu lương thực và có nguy cơ chết đói. Trong ảnh: Những người phụ nữ đang xếp hàng đợi hỗ trợ y tế từ UNICEF tại làng Rubkuai, phía Nam Sudan (Reuters).
Lực lượng bảo vệ bờ biển Italia hôm 21/02 thông báo giải cứu được khoảng 630 người di cư lênh đênh trên Địa Trung Hải. Cùng ngày, tổ chức Trăng lưỡi liềm Đỏ Libya cho biết, thi thể của 74 người di cư đã được phát hiện trôi dạt trên một bãi biển gần thành phố Zawiya, miền Tây nước này. Trong ảnh: Thi thể những người di cư được tìm thấy trong một chiếc thuyền bơm hơi trên một bãi biển gần thành phố Zawiya. Libya (Ảnh: Reuters). 
Ứng cử viên Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang tìm cách khôi phục vị thế sau khi tỷ lệ ủng hộ ông rơi xuống hàng thứ ba. Ảnh: Ứng cử viên Emmanuel Macron (Getty). Theo kết quả thăm dò của viện Elabe công bố ngày 21/2, thế tương quan giữa 5 ứng cử viên Tổng thống là: Marine Le Pen dẫn đầu với 28% số phiếu; Francois Fillon đứng thứ hai với 21% số phiếu; Emmanuel Macron đứng thứ ba với 18,5% số phiếu; hai ứng cử viên Benoi Hamon và Jean-Luc Mechelon cùng đạt 13% số phiếu, đứng cuối bảng.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Trump muốn sức mạnh hạt nhân Mỹ phải là số 1
Tổng thống Trump muốn sức mạnh hạt nhân Mỹ phải là số 1

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông muốn tăng cường kho vũ khí hạt nhân của Mỹ để đảm bảo “đẳng cấp hàng đầu” của nó.

Tổng thống Trump muốn sức mạnh hạt nhân Mỹ phải là số 1

Tổng thống Trump muốn sức mạnh hạt nhân Mỹ phải là số 1

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông muốn tăng cường kho vũ khí hạt nhân của Mỹ để đảm bảo “đẳng cấp hàng đầu” của nó.

EC cảnh báo Anh sẽ phải trả giá đắt vì Brexit
EC cảnh báo Anh sẽ phải trả giá đắt vì Brexit

VOV.VN - Ngày 21/2, Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker cảnh báo cái giá của việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu sẽ “rất chát”.

EC cảnh báo Anh sẽ phải trả giá đắt vì Brexit

EC cảnh báo Anh sẽ phải trả giá đắt vì Brexit

VOV.VN - Ngày 21/2, Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker cảnh báo cái giá của việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu sẽ “rất chát”.

Thay thế Obamacare, cuộc sống người dân Mỹ sẽ ra sao?
Thay thế Obamacare, cuộc sống người dân Mỹ sẽ ra sao?

VOV.VN - Trong lúc số phận của Obamacare chưa ngã ngũ, người Mỹ sẽ tiếp tục ngay ngáy mối lo bảo hiểm sức khỏe và cuộc sống của họ bị ảnh hưởng.

Thay thế Obamacare, cuộc sống người dân Mỹ sẽ ra sao?

Thay thế Obamacare, cuộc sống người dân Mỹ sẽ ra sao?

VOV.VN - Trong lúc số phận của Obamacare chưa ngã ngũ, người Mỹ sẽ tiếp tục ngay ngáy mối lo bảo hiểm sức khỏe và cuộc sống của họ bị ảnh hưởng.

Công nhận giấy tờ do Donbass cấp, Nga gửi tín hiệu gì cho Mỹ?
Công nhận giấy tờ do Donbass cấp, Nga gửi tín hiệu gì cho Mỹ?

VOV.VN - Đâu là động cơ của việc Nga bất ngờ công nhận các giấy tờ do phe nổi dậy ở đông Ukraine cấp dù Nga chưa chính thức thừa nhận các quốc gia tự phong?

Công nhận giấy tờ do Donbass cấp, Nga gửi tín hiệu gì cho Mỹ?

Công nhận giấy tờ do Donbass cấp, Nga gửi tín hiệu gì cho Mỹ?

VOV.VN - Đâu là động cơ của việc Nga bất ngờ công nhận các giấy tờ do phe nổi dậy ở đông Ukraine cấp dù Nga chưa chính thức thừa nhận các quốc gia tự phong?

Bổ nhiệm cố vấn an ninh mới, Mỹ có thay đổi chính sách với Nga?
Bổ nhiệm cố vấn an ninh mới, Mỹ có thay đổi chính sách với Nga?

VOV.VN - Sau khi Tổng thống Mỹ Trump bổ nhiệm McMaster vào vị trí cố vấn an ninh quốc gia thay ông Flynn, giới phân tích Nga lập tức đánh giá nhân vật này.

Bổ nhiệm cố vấn an ninh mới, Mỹ có thay đổi chính sách với Nga?

Bổ nhiệm cố vấn an ninh mới, Mỹ có thay đổi chính sách với Nga?

VOV.VN - Sau khi Tổng thống Mỹ Trump bổ nhiệm McMaster vào vị trí cố vấn an ninh quốc gia thay ông Flynn, giới phân tích Nga lập tức đánh giá nhân vật này.