“So găng” Trump-Clinton: Thật giả lẫn lộn (Phần 2)

VOV.VN - Khi cuộc tranh luận bước vào giai đoạn cao trào, cả ông Trump và bà Clinton lại tiếp tục “sẩy miệng” một cách khó hiểu.
 

Dù đấu khẩu dữ dội Tỷ phú Trump và bà Clinton vẫn dành cho nhau sự tôn trọng nhất định. Ảnh: AP
1. Tỷ phú Trump tuyên bố: “Việc làm đang rời bỏ nước Mỹ và chuyển đến Mexico và rất nhiều quốc gia khác. Ford cũng đã rời đi kèm theo hàng nghìn việc làm tại Michigan và Ohio. Con số này tăng lên nhanh chóng hơn bao giờ hết”.

Hiện vẫn chưa có con số thống kê chính xác số lượng việc làm được chuyển từ Mỹ đến các nước khác. Dù vậy, kể từ năm 2010, nền kinh tế Mỹ đã tạo thêm 14,9 triệu việc làm.

Kể từ sau khi GM và Chrysler tuyên bố phá sản, ngành công nghiệp ô tô đã bắt đầu hồi phục và số lượng tuyển dụng trong ngành tiếp tục gia tăng. Kể từ tháng 6/2009, ngành công nghiệp này đã tạo ra thêm 300.000 việc làm.

Trong khi đó, dù Ford đã công bố kế hoạch dời nhà máy sản xuất ô tô loại nhỏ sang Mexico, hãng vẫn cam kết không cắt giảm việc làm tại Mỹ.

2. Ông Trump cáo buộc Tổng thống Obama đã “tăng gấp đôi nợ quốc gia chỉ trong vòng 8 năm. Con số nợ của chúng ta đã lên đến 20 nghìn tỷ USD và nước Mỹ giờ trở thành một mớ hỗn độn.

Dù ông Trump bày tỏ lo ngại về tình trạng nợ quốc gia, chính sách kinh tế của tỷ phủ Mỹ được cho là còn làm tăng số nợ quốc gia nhiều hơn cả bà Clinton.

Theo đó, việc ông Trump cắt giảm thuế có thể khiến thâm hụt ngân sách tăng lên và đạt mức 5,3 nghìn tỷ USD trong vòng 10 năm tới trong khi đó, đề xuất của bà Clinton chỉ làm thâm hụt ngân sách khoảng 200 tỷ USD.

Dự kiến, đến năm 2026, nợ công của Mỹ sẽ là 23,3 nghìn tỷ USD nếu thực hiện theo chính sách của bà Clinton và 28,4 nghìn tỷ USD theo chính sách của ông Trump.

3. Bà Clinton khẳng định: “Các chuyên gia độc lập đã xem xét những gì tôi đã đề xuất và những gì ông Trump đã đề xuất. Theo đó, nếu đề xuất thuế của ông Trump thành hiện thực, Mỹ sẽ mất đi 3,5 triệu việc làm. Trong khi đó, nếu làm theo đề xuất của tôi, Mỹ sẽ có thêm 10 triệu việc làm.

Tuy nhiên, trên thực tế, số liệu này chỉ đến từ một chuyên gia duy nhất là chuyên gia kinh tế Mark Zandi của hãng phân tích Moody.

Dù ông Zandi là một chuyên gia nổi tiếng nhưng ông cũng chính là người góp tiền cho quỹ vận động tranh cử của bà Clinton. Ngoài ra, con số mà bà Clinton công bố được ông Zandi đưa ra hồi tháng 6, kể từ đó, ông Trump đã thay đổi đề xuất thuế của mình.

4. Ông Trump cho rằng: “Thâm hụt thương mại tại Mỹ ước tính khoảng 800 tỷ USD/năm”.

Con số này trong năm 2015 là 500 tỷ USD, dù đây là một con số không nhỏ nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với những gì mà ông Trump đưa ra. Thậm chí, con số này vẫn thấp hơn con số kỷ lục 761,7 tỷ USD vào năm 2006.

5. Tỷ phú Mỹ khẳng định: “Nếu chúng ta lấy hết dầu ra khỏi Iraq và lẽ ra chúng ta phải làm thế thì sẽ không có chuyện IS có thể được thành lập”.

Tỷ phú Mỹ đang đề cập đến việc Mỹ “cướp” tài nguyên thiên nhiên của Iraq và điều này đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ phải kiểm soát toàn bộ Iraq. Tuy nhiên, Mỹ sẽ không thể làm được như vậy.

Để đạt được mục tiêu tiêu diệt nguồn tài chính của IS nhưng ông Trump mong muốn, Mỹ đã dội bom vào các cơ sở hạ tầng sản xuất dầu mỏ tại Iraq. Các cuộc tấn công này của Mỹ chỉ khiến các cơ sở hạ tầng này không hoạt động được để Iraq có thể nhanh chóng khôi phục kinh tế một khi IS bị đánh bại ở quốc gia này.

6. Liên quan đến thỏa thuận hạt nhân Iran, bà Clinton tuyên bố: “Chúng tôi đã rất thành công trong việc được phép tiếp cận với các cơ sở hạt nhân mà trước đây chúng tôi chưa từng được tiếp cận”.

Trong khi đó, ông Trump khẳng định: “Đổi lại, chúng ta đã phải trả cho họ 150 tỷ USD”.

Lần này, cả 2 đều không thực sự chính xác trong phát ngôn của mình. Trên thực tế, các quan sát viên của Cơ quan Hạt nhân Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã có mặt tại các cơ sở hạt nhân của Iran như Natanz và Fordo từ trước khi thỏa thuận hạt nhân lịch sử được ký kết hồi tháng 7/2015.

Trước đó, các quan sát viên của IAEA cũng đã được đến thăm cơ sở hạt nhân Parchin, nơi được cho là để Iran thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Thaamk chí họ còn được lấy mẫu đất tại đây về để xem xét.

Trong khi đó, liên quan đến số tiền 150 tỷ USD mà ông Trump đề cập, thỏa thuận hạt nhân lịch sử cho phép Iran tiếp cận số tiền trong tài khoản của nước này bị các ngân hành nước ngoài đóng băng. Trên thực tế, Mỹ không hề chi cho Iran số tiền 150 tỷ USD.

7. Tỷ phú Trump ca ngợi: “Nga đang tăng cường sức mạnh quân sự và họ sở hữu những công nghệ hiện đại hơn Mỹ”.

Đúng là Nga đang mở rộng quy mô quân đội và tăng cường chi tiêu mua sắm vũ khí. Tuy nhiên, Mỹ vẫn sở hữu máy bay chiến đấu cũng nhiều loại vũ khí vượt trội hpn so với Nga.

Ngoài ra, Lầu Năm Góc dự định chi 108 tỷ USD trong vòng 5 năm tới để duy trì và tăng cường lực lượng hạt nhân và phát triển máy bay ném bom thế hệ mới.

8. Bà Clinton cáo buộc: “Ông Trump công khai mời ông Putin xâm nhập vào mạng máy tính của Mỹ”.

Trong khi đó, ông Trump bác bỏ cáo buộc nói trên và tuyên bố: “Tôi không nghĩ rằng có ai có thông tin Nga xâm nhập hệ thống máy tính của Ủy ban Bầu cử đảng Dân chủ. Có thể là Nga nhưng cũng có thể là Trung Quốc hoặc bất kỳ quốc gia nào khác”.

Trên thực tế, ông Trump không hề có ý định khuyến khích Nga xâm nhập vào mạng máy tính của Mỹ như bà Clinton cáo buộc. Ông chỉ bày tỏ hy vọng các hacker Nga có thể “tìm thấy 30.000 email bị bà Clinton xóa mất” khỏi máy chủ cá nhân của bà.

9. Ông Trump tố cáo công việc làm ăn trong lĩnh vực bất động sản của ông bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong những năm 70 của thế kỷ trước vì tình trạng phân biệt chủng tộc. Dù sau đó ông được bồi thường nhưng việc bồi thường diễn ra “mà không có bất kỳ lời xin lỗi công khai nào”. Cũng theo ông Trump, rất nhiều nhà đầu tư bất động sản chịu thiệt hại như ông.

Đúng là ông Trump và cha của mình đã chiến đấu quyết liệt để phản đối một vụ kiện mang nặng tính phân biệt chủng tộc hồi năm 1973 liên quan đến việc Bộ Tư pháp Mỹ từ chối cho phép người da màu được thuê các căn hộ có nhiều người da trắng sinh sống.

Các nhân chứng tại tòa đã trưng ra những đơn xin thuê nhà của nhiều người da màu được đánh dấu bằng chữ C [viết tắt của từ colored trong tiếng Anh có nghĩa là người da màu-ND]. Tuy nhiên, ông Trump đã sai khi nó rằng, vụ kiện này ảnh hưởng đến rất nhiều nhà đầu tư bất động sản khác. Trên thực tế, nó chỉ ảnh hưởng đến các tòa nhà mà ông Trump và cha ông xây dựng và cho thuê.

10. Ông Trump khẳng định: “Biện pháp ngăn chặn và lục soát đã gây ra những tác động tốt đến tình hình an ninh tại New York một cách không thể tin nổi”.

Rõ ràng, ông Trump đã đúng khi tỷ lệ các vụ giết người đã giảm mạnh tại New York trong suốt 2 thập kỷ qua. Tuy nhiên, điều này cũng đúng với rất nhiều thành phố lớn khác trên toàn nước Mỹ trong cùng giai đoạn đó.

Chính vì thế, không có lý do gì để khẳng định tính hiệu quả của biện pháp ngăn chặn và lục soát mà cảnh sát New York thực hiện trong vòng 15 năm qua./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dân Mỹ chờ đợi gì từ tranh luận giữa bà Clinton và ông Trump?
Dân Mỹ chờ đợi gì từ tranh luận giữa bà Clinton và ông Trump?

VOV.VN - Giờ đây, mọi sự quan tâm đều đang hướng về 2 ứng cử viên Hillary Cliton, Donald Trump cùng chủ xị Lester Holt trước cuộc tranh luận đầu tiên. 

Dân Mỹ chờ đợi gì từ tranh luận giữa bà Clinton và ông Trump?

Dân Mỹ chờ đợi gì từ tranh luận giữa bà Clinton và ông Trump?

VOV.VN - Giờ đây, mọi sự quan tâm đều đang hướng về 2 ứng cử viên Hillary Cliton, Donald Trump cùng chủ xị Lester Holt trước cuộc tranh luận đầu tiên. 

Hình ảnh Hillary Clinton- Donald Trump tranh luận trên “võ đài“
Hình ảnh Hillary Clinton- Donald Trump tranh luận trên “võ đài“

VOV.VN - Những hình ảnh đáng nhớ trong cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ: Hillary Clinton và Donald Trump

Hình ảnh Hillary Clinton- Donald Trump tranh luận trên “võ đài“

Hình ảnh Hillary Clinton- Donald Trump tranh luận trên “võ đài“

VOV.VN - Những hình ảnh đáng nhớ trong cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ: Hillary Clinton và Donald Trump

Trump-Clinton lần đầu “so găng”: Kinh nghiệm không phải là tất cả
Trump-Clinton lần đầu “so găng”: Kinh nghiệm không phải là tất cả

VOV.VN - Kinh nghiệm chính trường là một lợi thế cho bà Hillary Clinton nhưng đó có thể vẫn chưa đủ để “hạ gục” đối thủ khó lường như Donald Trump.

Trump-Clinton lần đầu “so găng”: Kinh nghiệm không phải là tất cả

Trump-Clinton lần đầu “so găng”: Kinh nghiệm không phải là tất cả

VOV.VN - Kinh nghiệm chính trường là một lợi thế cho bà Hillary Clinton nhưng đó có thể vẫn chưa đủ để “hạ gục” đối thủ khó lường như Donald Trump.

Trump-Clinton quyết ngăn chặn tình trạng tội phạm gia tăng tại Mỹ
Trump-Clinton quyết ngăn chặn tình trạng tội phạm gia tăng tại Mỹ

VOV.VN - Trong khi tỷ phú Trump ủng hộ việc cảnh sát mạnh tay trấn áp tội phạm thì bà Clinton lại kêu gọi kiểm soát chặt chẽ hơn nữa việc sở hữu súng.

Trump-Clinton quyết ngăn chặn tình trạng tội phạm gia tăng tại Mỹ

Trump-Clinton quyết ngăn chặn tình trạng tội phạm gia tăng tại Mỹ

VOV.VN - Trong khi tỷ phú Trump ủng hộ việc cảnh sát mạnh tay trấn áp tội phạm thì bà Clinton lại kêu gọi kiểm soát chặt chẽ hơn nữa việc sở hữu súng.

Mạng xã hội nóng về trận “so găng” Trump-Clinton
Mạng xã hội nóng về trận “so găng” Trump-Clinton

VOV.VN - Có thể nói, những cuộc tranh cãi trên mạng xã hội “nóng bỏng” không kém cuộc đối đầu trực tiếp giữa 2 ứng cử viên của 2 chính đảng nước Mỹ.

Mạng xã hội nóng về trận “so găng” Trump-Clinton

Mạng xã hội nóng về trận “so găng” Trump-Clinton

VOV.VN - Có thể nói, những cuộc tranh cãi trên mạng xã hội “nóng bỏng” không kém cuộc đối đầu trực tiếp giữa 2 ứng cử viên của 2 chính đảng nước Mỹ.