Nga tìm nhà cung cấp thay thế khi lệnh cấm vận Thổ Nhĩ Kỳ có hiệu lực

VOV.VN - Để chuẩn bị cho sự thiếu hụt nguồn cung từ Thổ Nhĩ Kỳ, các doanh nghiệp nhập khẩu Nga đã tiến hành các bước tìm nhà cung cấp khác.

Ngày mai (1/1/2016), lệnh cấm vận (trong đó có lệnh cấm nhập nông sản và thực phẩm) mà Nga áp đặt đối với Thổ Nhĩ Kỳ - sau vụ không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay chiến đấu Su-24 của Nga ngày 24/11 - sẽ chính thức có hiệu lực.

Để chuẩn bị cho sự thiếu hụt nguồn cung từ Thổ Nhĩ Kỳ, các doanh nghiệp nhập khẩu Nga đã tiến hành các bước tìm nhà cung cấp khác. Theo đánh giá, trái cây và rau quả từ Ai Cập và Syria có thể sẽ sớm thay thế cho các mặt hàng tương tự được nhập khẩu Thổ Nhĩ Kỳ trên kệ của các siêu thị Nga.

Trái cây và rau quả từ Thổ Nhĩ Kỳ tại thị trường Nga sẽ được thay thế bằng sản phẩm cùng loại của nước khác. Ảnh: AP

Ai Cập và Syria sẵn sàng thế chỗ của Thổ Nhĩ Kỳ tại thị trường Nga

Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Nga Denis Manturov cho biết: Ai Cập và một số nước khác đã sẵn sàng để lấp đầy khoảng trống mà các nhà cung cấp trái cây và rau quả Thổ Nhĩ Kỳ để lại khi lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2016.

Theo sắc lệnh được Tổng thống Nga Vladimir Putin ký, lệnh cấm nhập khẩu đối với nông sản, thực phẩm có xuất xứ từ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bao gồm các mặt hàng: cà chua, dưa chuột, súp lơ, bông cải xanh, hành tây, nho, cam, quýt, táo, lê, mơ, đào, mận, dâu tây… cũng như thịt gia cầm đông lạnh.

"Nông sản và thực phẩm nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ đang được thay thế bằng hàng hóa từ các nước khác và quá trình này ảnh hưởng bởi 2 nguyên nhân. Không chỉ các nhà bán lẻ của chúng tôi đang tìm cách lấp đầy khoảng trống bằng cách tìm nguồn cung từ các nhà cung cấp mới, mà các nhà cung cấp từ nhiều nước khác cũng đang tìm cách chiếm lĩnh thị phần mà hàng hóa Thổ Nhĩ Kỳ để lại tại thị trường Nga", ông Dmitry Bulatov, Chủ tịch Liên đoàn các nhà xuất khẩu thực phẩm Nga cho biết.

"Họ đang phân tích danh mục sản phẩm mà họ có thể cung cấp cho Nga, bao gồm cà chua, mặt hàng trước đây Ai Cập chưa từng xuất sang Nga với số lượng lớn. Nga chủ yếu mua cà chua và trái cây họ cam quýt từ Trung Quốc, Morocco và nho từ Chile, Peru, Ấn Độ, Iran và Ai Cập. Những nước này cũng đề nghị tăng số lượng hàng xuất khẩu cho Nga", ông Bulatov nói.

"Chúng tôi đang mua cà chua, nho và các loại trái cây họ cam quýt từ hàng chục quốc gia nhưng chỉ với số lượng nhỏ. Các quốc gia này chắc chắn sẽ bắt kịp và tìm cách tăng nguồn cung của họ vào thị trường Nga", ông Bulatov nói thêm.

Trong khi đó, Syria cũng cho biết rằng nước này đã sẵn sàng để cung cấp 700.000 tấn trái cây họ cam quýt, trong đó chủ yếu là cam sang thị trường Nga như là một phần của giải pháp để thay thế hàng nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ. Lãnh đạo Phòng Công nghiệp Syria, Faris Shalabi cho biết, lô hàng đầu tiên đã được gửi đến Nga. Bên cạnh đó, Syria cũng dự định xuất khẩu hàng dệt may và các hàng hóa khác vào thị trường Nga.

"Các biện pháp trừng phạt mà Nga áp đặt đối với Thổ Nhĩ Kỳ đã tạo ra một chỗ trống đáng kể trên thị trường và bất ngờ mở ra cơ hội thực sự cho các sản phẩm của Syria", lãnh đạo Phòng Công nghiệp Damascus, Samir Dibis cho biết.

Theo dự kiến, một phái đoàn của các doanh nhân Syria sẽ thăm Nga để bàn về sự hợp tác. Vấn đề chính sẽ là đảm bảo việc vận tải hàng hóa từ Syria đến Nga. Với tình hình bất ổn hiện tại ở Syria, rất khó để dự đoán liệu Syria có thể để đảm bảo nguồn cung cấp hàng hóa tới Nga không bị gián đoạn.

Cách đây vài tuần, có ý kiến cho rằng khó có thể khẳng định liệu Nga sẽ tìm được nhà cung cấp khác để thay thế hoàn toàn tất cả các hàng nhập khẩu Thổ Nhĩ Kỳ trước khi lệnh trừng phạt có hiệu lực. Lý do được đưa ra là Nga sẽ mất thời gian để tổ chức các cuộc đàm phán và ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp khác nhau cho từng loại sản phẩm.

Nga được cho là có nhiều kinh nghiệm trong việc thay thế nguồn nhập khẩu thực phẩm từ châu Âu sau khi lệnh cấm vận được EU áp đặt nhằm vào Nga vì vai trò của nước này trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Tuy nhiên, khi đó Nga có nhiều thời gian hơn để tìm giải pháp thay thế.

Tình hình hiện nay được cho là phức tạp hơn bởi Nga cần phải tìm ra những nhà cung cấp hoàn toàn mới. Hiện tại Nga chỉ cần tăng lượng nhập khẩu từ các đối tác sẵn có và chờ đợi nguồn cung mới đổ hàng về. Điều này có nghĩa rằng việc thay thế thực phẩm nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ diễn ra nhanh hơn nhiều so với dự tính.

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mất một nguồn thu lớn từ du khách Nga. Ảnh: RT

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chịu thiệt hại nặng khi Nga áp đặt lệnh trừng phạt?

Theo dự đoán của các nhà phân tích, kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thiệt hại ít nhất 20 tỷ USD khi Nga áp đặt lệnh trừng phạt sau sự cố bắn hạ Su-24.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình NTV của Nga hồi đầu tháng này, Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Simsek đã ước tính thiệt hại của Ankara xuất phát từ những căng thẳng với Nga vào khoảng 9 tỷ USD mỗi năm. Ông Mehmet Simsek dự đoán rằng, trong trường hợp xấu nhất, thiệt hại từ các biện pháp trừng phạt sẽ khiến GDP của Thổ Nhĩ Kỳ giảm khoảng 0,4% và kim ngạch xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ tới Nga trong năm nay đã giảm 30-40%. Số lượng khách du lịch Nga tới Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã giảm đáng kể (600.000 người).

"Nga luôn là một đối tác quan trọng đối với chúng tôi và chúng tôi không muốn xung đột với nước này. Ngay từ những ngày đầu tiên xảy ra vụ việc [bắn hạ Su-24], chúng tôi đã tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng này...", ông Simsek cho biết.

Tuy nhiên, đánh giá này dường như đã hạ thấp khả năng thiệt hại của Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Ngân hàng Tái thiết và Phát triển, các biện pháp trừng phạt của Nga có thể làm chậm sự tăng trưởng kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ từ 0,3-0,7 điểm phần trăm trong năm 2016.

Các chuyên gia khác ước tính tổn thất của Thổ Nhĩ Kỳ có thể gấp đôi con số trên. Nghị sĩ của Đảng Cộng hòa Nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ (CHP) và là người đứng đầu Phòng Thương mại và Công nghiệp Antalya, Cetin Osman Budak đã tính toán rằng, Thổ Nhĩ Kỳ có thể thiệt hại khoảng 20 tỷ USD (chiếm 3% GDP) bởi các biện pháp trừng phạt của Nga. Con số này bao gồm 6 tỷ USD hàng hóa Thổ Nhĩ Kỳ xuất sang Nga, 7 tỷ USD tiền Thổ Nhĩ Kỳ thu được từ du khách Nga và 6 tỷ USD giá trị hàng hóa trao đổi qua đường tiểu ngạch.

"Theo quan điểm của tôi, những thiệt hại tổng thể của nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ sẽ vào khoảng 20 tỷ USD", Georgy Vashchenko, chuyên gia của Công ty đầu tư Tự do Tài chính cho biết. Sẽ mất một thời gian dài để khắc phục những thiệt hại từ sự sụt giảm về khách du lịch (6-8 tỷ USD/năm) và từ xuất khẩu (tổng số hơn 10 tỷ USD) bao gồm cả thương mại tiểu ngạch./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga-Thổ Nhĩ Kỳ khó cắt đứt quan hệ sau vụ bắn hạ Su-24
Nga-Thổ Nhĩ Kỳ khó cắt đứt quan hệ sau vụ bắn hạ Su-24

VOV.VN - Xét về bản chất quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng khó có khả năng hai nước sẽ chấm dứt hoàn toàn quan hệ.

Nga-Thổ Nhĩ Kỳ khó cắt đứt quan hệ sau vụ bắn hạ Su-24

Nga-Thổ Nhĩ Kỳ khó cắt đứt quan hệ sau vụ bắn hạ Su-24

VOV.VN - Xét về bản chất quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng khó có khả năng hai nước sẽ chấm dứt hoàn toàn quan hệ.

Nga- Thổ Nhĩ Kỳ “đụng độ” trên biển: Ai cũng có lý của mình
Nga- Thổ Nhĩ Kỳ “đụng độ” trên biển: Ai cũng có lý của mình

VOV.VN- Nga đã yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ ngừng ngay những “hành động khiêu khích” trong khi Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định tàu cá của mình không làm gì tàu chiến của Nga.

Nga- Thổ Nhĩ Kỳ “đụng độ” trên biển: Ai cũng có lý của mình

Nga- Thổ Nhĩ Kỳ “đụng độ” trên biển: Ai cũng có lý của mình

VOV.VN- Nga đã yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ ngừng ngay những “hành động khiêu khích” trong khi Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định tàu cá của mình không làm gì tàu chiến của Nga.

Nga - Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cuộc chiến chống IS
Nga - Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cuộc chiến chống IS

VOV.VN- Hơn 2 tuần sau vụ Không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiếc máy bay chiến đấu của Nga tại biên giới Syria, căng thẳng giữa hai nước tiếp tục leo thang.

Nga - Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cuộc chiến chống IS

Nga - Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cuộc chiến chống IS

VOV.VN- Hơn 2 tuần sau vụ Không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiếc máy bay chiến đấu của Nga tại biên giới Syria, căng thẳng giữa hai nước tiếp tục leo thang.

Đối đầu kinh tế Nga - Thổ Nhĩ Kỳ: Kẻ trầy vi, người tróc vảy
Đối đầu kinh tế Nga - Thổ Nhĩ Kỳ: Kẻ trầy vi, người tróc vảy

VOV.VN - Vào thời điểm hiện nay, bất kỳ động thái nào nhằm gây thiệt hại về kinh tế với Ankara cũng sẽ có tác động ngược lại đối với Moscow.

Đối đầu kinh tế Nga - Thổ Nhĩ Kỳ: Kẻ trầy vi, người tróc vảy

Đối đầu kinh tế Nga - Thổ Nhĩ Kỳ: Kẻ trầy vi, người tróc vảy

VOV.VN - Vào thời điểm hiện nay, bất kỳ động thái nào nhằm gây thiệt hại về kinh tế với Ankara cũng sẽ có tác động ngược lại đối với Moscow.

Căng thẳng Nga-Thổ Nhĩ Kỳ: Cuộc đối đầu của những “cái tôi” quá lớn
Căng thẳng Nga-Thổ Nhĩ Kỳ: Cuộc đối đầu của những “cái tôi” quá lớn

VOV.VN - Theo các chuyên gia, căng thẳng Nga-Thổ Nhĩ Kỳ thực chất là cuộc đối đầu giữa hai người đàn ông cá tính: Putin-Erdogan.

Căng thẳng Nga-Thổ Nhĩ Kỳ: Cuộc đối đầu của những “cái tôi” quá lớn

Căng thẳng Nga-Thổ Nhĩ Kỳ: Cuộc đối đầu của những “cái tôi” quá lớn

VOV.VN - Theo các chuyên gia, căng thẳng Nga-Thổ Nhĩ Kỳ thực chất là cuộc đối đầu giữa hai người đàn ông cá tính: Putin-Erdogan.