Cuộc đua của Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Nga ở Mỹ La Tinh

VOV.VN - Thủ tướng Nhật Bản Abe vừa kết thúc thăm các nước Trung Nam Mỹ-khu vực mà cả Trung Quốc, Nga và Mỹ cũng đang rất quan tâm.

Đêm 2/8 (giờ Nhật Bản), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã kết thúc thăm Brazil-chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du tới 5 nước khu vực Trung Nam Mỹ là Mexico, Trinidad và Tobago, Colombia, Chile, Brazil.

Trong một phát biểu với báo chí, Thủ tướng Abe đã nhấn mạnh rằng chuyến thăm lần lày đã tạo bước phát triển mới trong quan hệ đối tác chiến lược giữa Nhật Bản và các nước Trung Nam Mỹ. Thủ tướng Abe cũng nói rõ mục đích số 1 của chuyến thăm là khai thác thị trường có tiềm năng.

Đối trọng với Trung Quốc

Khu vực Trung Nam Mỹ với 600 triệu dân, tài nguyên giàu có trong lòng đất sẽ là khu vực có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ổn định.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Brazil Dilma Rousseff  (Ảnh: AP)
Trong các cuộc hội đàm cấp cao, Thủ tướng Nhật Bản và các bên đã đạt được những thỏa thuận nhất định về việc tăng cưởng hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực khai thác dầu lửa và khí thiên nhiên, hoàn thiện môi trường đầu tư giữa các công ty của Nhật Bản với các công ty của Brazil, Mexico…

Dường như trong chuyến thăm các nước Trung Nam Mỹ lần này, ông Abe chỉ đơn thuần là tăng cường hợp tác kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng với các nước.

Trong một công bố mới nhất của tạp chí Mỹ Wall Street Journal, tỷ lệ lạm phát của Nhật trong tháng 6 tiếp tục tăng chỉ số. Điều này thể hiện hiệu quả của chính sách Abenomics nhằm kích thích nền kinh tế Nhật Bản đã không đạt được như mong muốn.   

Theo số liệu thì Nhật bản đang dần xa mục tiêu để tỷ lệ lạm phát ở mức 2% mà Thống đốc Ngân hàng Kurodo đã đưa ra. Sự gia tăng giá nhập khẩu do giá đồng Yên giảm đang ảnh hưởng trầm trọng tới toàn nền kinh tế Nhật Bản. Nếu không có những cải cách mang tính cụ thể thì nền kinh tế Nhật Bản sẽ trở về trạng thái trước năm 2012 khi chính sách Abenomics chưa ra đời.

Như vậy kinh tế là một trong những lý do mà Thủ tướng Nhật Bản thực hiện chuyến công du tới các nước Trung Nam Mỹ.  

Tuy nhiên, một từ mà được nhắc đến liên tục trong các cuộc hội đàm đó là “Trung Quốc”. Thủ tướng Shinzo Abe trong tất cả các cuộc hội đàm đã tỏ ý lo ngại tới sự vi phạm nghiêm trọng đối với luật quốc tế liên quan tới Hải dương mà trong đó Trung Quốc là “điểm nóng” với kế hoạch mở rộng ra Biển mang tính bạo lực.

Thủ tướng Nhật Bản cũng nhấn mạnh rằng cần phải tạo ra tính cân bằng trong cộng đồng quốc tế.

Rõ ràng không chỉ vì lý do hợp tác kinh tế mà ông Abe còn tranh thủ sự ủng hộ của các nước Trung Nam Mỹ trong vấn đề Trung Quốc đang mở rộng hoạt động trên biển trong đó có sự tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Cuộc đua giữa Nhật, Trung, Mỹ và Nga tại Trung Nam Mỹ

Tháng 7 vừa qua Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng và thực hiện chuyến công du tới Brazil. Do vậy ngoài vấn đề tại Biển Đông, Hoa Đông, dường như Nhật Bản và Trung Quốc lại không mấy hài lòng nhau khi có chung mục đích tại khu vực Trung Nam Mỹ này.

Nhưng nhìn tổng thế bức tranh thế giới, không phải ngẫu nhiên chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, ngoài ông Abe, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng thực hiện chuyến thăm dài ngày tới khu vực này.

Cuối tháng 7, Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Brazil, Argentina, Venezuela, và Cu Ba, đã ký kết hơn 100 hiệp định thương mại với các nước này. Đầu tháng 7, Tổng thống Nga Putin tới cũng đã công du tới Argentina, Brazil, Nicaraguay và  Cuba tron vòng hơn 1 tuần.

Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước mới nổi BRICS 2014 tại Brazil (Ảnh: AFP)
Trên thực tế đối tác thương mại lớn nhất của các nước Trung Nam Mỹ là Mỹ. Song, chính phủ Mỹ gần đây có phần nào “không mặn mà” với thị trường này. Trong khi đó, “chỉ 2,3 năm nữa Trung Quốc sẽ thay EU chiếm vị trí thứ 2 với tư cách là đối tác thương mại quan trọng của khu vực này”. Đây là nhận định của Tổng thư ký  Osvaldo Rosales- Ủy ban kinh tế Mỹ La-tinh và Caribe (ECLA) của Liên Hợp Quốc.

Ông Osvaldo Rosales cho biết thêm: “Đây chính là lý do mà Thủ tướng Abe công du tới khu vực Trung Nam Mỹ. Việc tạo đối trọng với việc các nước Trung Nam Mỹ tăng cường quan hệ với Trung Quốc là vấn đề cực quan trọng của Nhật Bản và Hàn Quốc”.

Các nước Trung Nam Mỹ mà Chủ tịch Tập Cận Bình tới thăm là những nước cứng rắn với “chủ nghĩa đế quốc” của Mỹ. Do vậy, theo Học giả kinh tế người Chile Rosales thì ông Tập Cận Bình có mục đích đơn giản là hợp tác kinh tế với khu vực này. Bởi Trung Quốc “để duy trì tăng trưởng kinh tế 5-7% mỗi năm đang rất cần tài nguyên thiên nhiên”. Theo đó, Trung Quốc đang tích cực tiến vào thị trường đồng và gỗ của Chile, vàng, nhôm của Peru, thịt bò và lúa mạch cyar Argentina, đường và đậu nành của Brazil, dầu lửa của Venezuela.

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Putin trong chuyến thăm các nước Trung Nam Mỹ cũng đã chú trọng tới Brazil-vốn được coi là có sự chi phối mạnh của Mỹ và Nhật Bản.

Tại hội nghị nhóm 5 nước mới nổi BRICS tổ chức tại Brazil vào tháng 7, để đối trọng với Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức tiền tệ Thế giới (IMF) nhóm này này đã tuyên bố thành lập Ngân hàng phát triển mới với 50 tỷ USD và Quĩ ngoại tệ với 100 tỷ USD.

Chủ tịch Trung Quốc còn đề xuất thiết lập quĩ đầu tư với qui mô 20 tỷ USD với mục đích huy động vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng của các nước Trung Nam Mỹ.

 Tổng thống Nga Putin trong chuyến thăm Cuba (Ảnh: Getty)
Mối quan hệ thương mại giữa Nga và các nước Trung Nam Mỹ không lớn như Trung Quốc với Trung Nam Mỹ, tuy nhiên, trong bối cảnh Mỹ và EU đang gia tăng trừng phạt đối với Nga xung quanh vấn đề Ukraine, thì tăng cường quan hệ kinh tế với các nước Trung Nam Mỹ cũng là biện pháp làm giảm áp lực lên vai Nga. Theo đó, Nga đang tích cực làm gia tăng vai trò của mình trong BRICS.


Chuyên gia Đông Nam Á YunSun thuộc Trung tâm Stimson của Mỹ lại cho rằng: “Trung Quốc gia tăng đầu tư vào khu vực Trung Nam Mỹ là nhằm gây áp lực cho Mỹ. Tuy nhiên, điều này cũng khó có thể thực hiện được bởi mối quan hệ lâu dài và gắn bó giữa Mỹ và Trung Nam Mỹ không đơn giản bị ảnh hưởng bởi những mục đích mang tính chính trị và kinh tế của Trung Quốc”.

Trong khi đó, Mỹ sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - châu Phi lần thứ 1 tại thủ đô Washington D.C từ ngày 4 – 6/8. Dự kiến sẽ có khoảng 50 nước tham gia vào sự kiện này.

Động thái này, theo nhận định của  của Washington được cho là nhằm tạo đối trọng với quá trình giao lưu thương mại của Trung Quốc tại lục địa đen trong nhiều năm qua.

Mỹ hiện chỉ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của châu Phi, sau châu Âu và Trung Quốc.

Những động thái trên cho thấy Nhật, Mỹ, Trung và Nga cùng với việc mở rộng thị trường sang châu Mỹ Latin, đang tạo ra những đối trọng nhằm ngăn chặn nguy cơ ảnh hưởng tới lợi ích của mỗi nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhóm BRICS chỉ trích Mỹ "nghe lén" và vấn đề Syria
Nhóm BRICS chỉ trích Mỹ "nghe lén" và vấn đề Syria

VOV.VN - Phát biểu được người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov đưa ra sau cuộc gặp của lãnh đạo nhóm BRICS bên lề Hội nghị G20.

Nhóm BRICS chỉ trích Mỹ "nghe lén" và vấn đề Syria

Nhóm BRICS chỉ trích Mỹ "nghe lén" và vấn đề Syria

VOV.VN - Phát biểu được người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov đưa ra sau cuộc gặp của lãnh đạo nhóm BRICS bên lề Hội nghị G20.

BRICS nhất trí thành lập Quỹ ổn định tiền tệ 100 tỷ USD
BRICS nhất trí thành lập Quỹ ổn định tiền tệ 100 tỷ USD

VOV.VN - Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS đã nhất trí đóng góp vào Quỹ ổn định tiền tệ chung của Khối trị giá 100 tỷ USD.

BRICS nhất trí thành lập Quỹ ổn định tiền tệ 100 tỷ USD

BRICS nhất trí thành lập Quỹ ổn định tiền tệ 100 tỷ USD

VOV.VN - Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS đã nhất trí đóng góp vào Quỹ ổn định tiền tệ chung của Khối trị giá 100 tỷ USD.

Brazil tăng cường an ninh cho hội nghị BRICS
Brazil tăng cường an ninh cho hội nghị BRICS

VOV.VN - Khoảng 100.000 nhân viên an ninh và 50.000 sỹ quan quân đội Brazil từng được huy động để đảm bảo an ninh cho cúp bóng đá thế giới, nay tiếp tục được huy động để đảm bảo an ninh cho hội nghị.

Brazil tăng cường an ninh cho hội nghị BRICS

Brazil tăng cường an ninh cho hội nghị BRICS

VOV.VN - Khoảng 100.000 nhân viên an ninh và 50.000 sỹ quan quân đội Brazil từng được huy động để đảm bảo an ninh cho cúp bóng đá thế giới, nay tiếp tục được huy động để đảm bảo an ninh cho hội nghị.

Thủ tướng Nhật Bản thăm Colombia thúc đẩy quan hệ song phương
Thủ tướng Nhật Bản thăm Colombia thúc đẩy quan hệ song phương

VOV.VN - Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận một loạt chủ đề, từ đàm phán tự do thương mại song phương, đến hòa bình quốc tế.

Thủ tướng Nhật Bản thăm Colombia thúc đẩy quan hệ song phương

Thủ tướng Nhật Bản thăm Colombia thúc đẩy quan hệ song phương

VOV.VN - Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận một loạt chủ đề, từ đàm phán tự do thương mại song phương, đến hòa bình quốc tế.

Thủ tướng Nhật Bản lo ngại hành động trên biển của Trung Quốc
Thủ tướng Nhật Bản lo ngại hành động trên biển của Trung Quốc

VOV.VN - Trong chuyến thăm các nước Trung Nam Mỹ, Thủ tướng Abe đều đề cập tới vấn đề an ninh biển với lãnh đạo các nước này.

Thủ tướng Nhật Bản lo ngại hành động trên biển của Trung Quốc

Thủ tướng Nhật Bản lo ngại hành động trên biển của Trung Quốc

VOV.VN - Trong chuyến thăm các nước Trung Nam Mỹ, Thủ tướng Abe đều đề cập tới vấn đề an ninh biển với lãnh đạo các nước này.

Chủ tịch Trung Quốc sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS
Chủ tịch Trung Quốc sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS

VOV.VN - Chủ tịch Tập Cận Bình cũng sẽ tiến hành thăm chính thức 4 nước Brazil, Argentina, Venezuela, CuBa sau khi kết thúc tham dự Hội nghị.

Chủ tịch Trung Quốc sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS

Chủ tịch Trung Quốc sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS

VOV.VN - Chủ tịch Tập Cận Bình cũng sẽ tiến hành thăm chính thức 4 nước Brazil, Argentina, Venezuela, CuBa sau khi kết thúc tham dự Hội nghị.

BRICS thành lập ngân hàng “đối trọng” với WB?
BRICS thành lập ngân hàng “đối trọng” với WB?

VOV.VN - Lãnh đạo các nước Nam Mỹ hoan nghênh và bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ việc thành lập ngân hàng chung của nhóm BRICS.

BRICS thành lập ngân hàng “đối trọng” với WB?

BRICS thành lập ngân hàng “đối trọng” với WB?

VOV.VN - Lãnh đạo các nước Nam Mỹ hoan nghênh và bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ việc thành lập ngân hàng chung của nhóm BRICS.

BRICS đã chín muồi để trở thành liên minh chính trị?
BRICS đã chín muồi để trở thành liên minh chính trị?

VOV.VN - Cơ chế của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng dầu thế giới (BRICS) đã phát triển toàn diện và có thể chuyển đổi thành 1 liên minh chính trị.

BRICS đã chín muồi để trở thành liên minh chính trị?

BRICS đã chín muồi để trở thành liên minh chính trị?

VOV.VN - Cơ chế của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng dầu thế giới (BRICS) đã phát triển toàn diện và có thể chuyển đổi thành 1 liên minh chính trị.