Chuyên gia bình luận về việc Campuchia bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc

VOV.VN - Theo ông Thái, Trung Quốc đã diễn giải không đúng thực tế khi sốt sắng tuyên bố Campuchia có thỏa thuận mới với nước này trong vấn đề Biển Đông.

Ngày 27/4, trả lời phỏng vấn của báo chí Việt Nam tại Campuchia, Quốc vụ khanh Nhà nước, người phát ngôn của Hội đồng Bộ trưởng Campuchia, ông Phay Siphan đã khẳng định Campuchia không hề thông qua một thỏa thuận mới nào với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. 

Tiến sỹ Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao (Bộ Ngoại giao).

Thông tin này hoàn toàn trái ngược với tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước đó rằng: họ đã đạt một thỏa thuận với Campuchia, Lào và Brunei rằng các nước liên quan trong tranh chấp Biển Đông nên giải quyết song phương với Trung Quốc hơn là cả khối ASEAN với Trung Quốc trong vấn đề này.

Điều khiến dư luận quan tâm hiện nay là vì sao Trung Quốc lại sốt sắng đưa ra một Tuyên bố kiểu như vậy trong khi phía Campuchia lại bác bỏ thông tin mà Trung Quốc đưa ra? Phóng viên VOV đã trao đổi với Tiến sỹ Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao (Bộ Ngoại giao) về vấn đề này.

PV: Thưa ông Trần Việt Thái, trong tuyên bố ngày 27/4, Quốc vụ khanh Nhà nước, người phát ngôn của Hội đồng Bộ trưởng Campuchia, ông Phay Siphan đã khẳng định Campuchia không hề thông qua một thỏa thuận mới nào với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Thông tin này hoàn toàn trái ngược với những tuyên bố mà Trung Quốc đưa ra trước đó về chuyện nước này đã đạt được 1 thỏa thuận 4 điểm với 3 nước Lào, Campuchia và Brunei. Trước tiên, ông bình luận gì về Tuyên bố của phía Campuchia?

Tiến sỹ Trần Việt Thái: Có thể nói sự việc này đầy tính mâu thuẫn và nó phản ánh 2 điểm: Campuchia đang ở thế khó xử, họ nhận nhiều viện trợ và bị yêu cầu phải ủng hộ Trung Quốc. Nhưng mặt khác, họ phải cân nhắc nhân tố, mối quan hệ của họ với ASEAN, vai trò của họ trong ASEAN, cân nhắc các mối quan hệ trong ASEAN. Mặt khác, phản ứng giữa Trung Quốc và Campuchia cho thấy điều gì đó không ổn. Việc phối hợp giữa Trung Quốc và Campuchia với nhau cũng không tốt. Tuy nhiên, một điểm nữa cần nói tới dù gì chăng nữa, Campuchia không có quyền thay mặt cho ASEAN nói về Biển Đông khi bản thân Campuchia không phải là một bên tranh chấp. Trước đó, ASEAN đã có lập trường 6 điểm rất rõ ràng về vấn đề Biển Đông. 

PV: Như vậy là đã rõ. Không hề có một bản thỏa thuận mới nào về Biển Đông được ký kết giữa Trung Quốc và các quốc gia, trong đó có Campuchia. Một câu hỏi khiến dư luận quan tâm là vì sao Trung Quốc lại đưa ra thông tin sai lệch như vậy. Phải chăng họ đang có những tính toán riêng nhằm tới ASEAN, thưa ông ?

Tiến sỹ Trần Việt Thái: Trung Quốc có những diễn giải không đúng so với thực tế. Riêng Tuyên bố vừa rồi có thể nói Trung Quốc có 2 động cơ rất rõ ràng. Tháng 6 sắp tới, tòa quốc tế sẽ ra phán quyết cuối cùng về vụ Philipines kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế. Trên mặt trận ngoại giao, trong vấn đề Biển Đông Trung Quốc đang bị cô lập, họ đang rất cần sự ủng hộ, cần có đồng minh để chứng minh với thế giới thấy là họ có bạn bè, có đối tác ủng hộ quan điểm của họ. Trong khi đó, trên thực tế họ chả có ai cả và họ bị cô lập.

Động cơ thứ 2 nguy hiểm hơn, đó là Trung Quốc muốn chia rẽ ASEAN, không muốn ASEAN có một lập trường chung trong vấn đề vụ kiện cũng như vấn đề Biển Đông. Đây là điểm hết sức nguy hiểm và họ chuyển thông điệp phòng trước cho thời điểm tháng 6, bởi ASEAN có thể sẽ ra một Tuyên bố chung về Biển Đông. Điều đó cho thấy hiện nay ở Đông Nam Á liên quan đến vụ kiện Trung Quốc của Philippines và vấn đề Biển Đông đang có hai xu hướng trái ngược nhau. Xu hướng thứ nhất là một số nước phương Tây như Mỹ, Nhật bản, Australia…muốn các nước trong khu vực và các quốc gia tôn trọng phán quyết của Tòa án trong Luật biển và các nước không được chèn ép lẫn nhau. Nhưng Trung Quốc lại muốn các nước bày tỏ sự ủng hộ lập trường quan điểm của họ và rõ ràng Trung Quốc đang rất lo ngại trước xu hướng bị cô lập hiện nay.

*** Xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thị sát Biển Đông, Trung Quốc thử tên lửa
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thị sát Biển Đông, Trung Quốc thử tên lửa

VOV.VN - Chuyến thị sát Biển Đông của ông Carter được cho là nhằm gửi một thông điệp mạnh mẽ về tầm ảnh hưởng của Mỹ đối với khu vực đến Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thị sát Biển Đông, Trung Quốc thử tên lửa

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thị sát Biển Đông, Trung Quốc thử tên lửa

VOV.VN - Chuyến thị sát Biển Đông của ông Carter được cho là nhằm gửi một thông điệp mạnh mẽ về tầm ảnh hưởng của Mỹ đối với khu vực đến Trung Quốc.

Trung Quốc tiếp tục tìm cách chia rẽ ASEAN trong tranh chấp Biển Đông
Trung Quốc tiếp tục tìm cách chia rẽ ASEAN trong tranh chấp Biển Đông

VOV.VN - Việc Trung Quốc tuyên bố đạt được thỏa thuận với Lào, Campuchia và Brunei trong tranh chấp ở Biển Đông được cho là nhằm gây chia rẽ ASEAN.

Trung Quốc tiếp tục tìm cách chia rẽ ASEAN trong tranh chấp Biển Đông

Trung Quốc tiếp tục tìm cách chia rẽ ASEAN trong tranh chấp Biển Đông

VOV.VN - Việc Trung Quốc tuyên bố đạt được thỏa thuận với Lào, Campuchia và Brunei trong tranh chấp ở Biển Đông được cho là nhằm gây chia rẽ ASEAN.

Vấn đề Biển Đông làm nóng hội nghị quan chức quốc phòng ASEAN mở rộng
Vấn đề Biển Đông làm nóng hội nghị quan chức quốc phòng ASEAN mở rộng

VOV.VN - Quan chức cấp cao quốc phòng ASEAN mở rộng quan ngại trước những căng thẳng đang gia tăng tại Biển Đông.

Vấn đề Biển Đông làm nóng hội nghị quan chức quốc phòng ASEAN mở rộng

Vấn đề Biển Đông làm nóng hội nghị quan chức quốc phòng ASEAN mở rộng

VOV.VN - Quan chức cấp cao quốc phòng ASEAN mở rộng quan ngại trước những căng thẳng đang gia tăng tại Biển Đông.

Tàu chiến Nhật Bản cập cảng Subic của Philippines ở Biển Đông
Tàu chiến Nhật Bản cập cảng Subic của Philippines ở Biển Đông

VOV.VN - Đây là lần thứ hai trong vòng ba tuần, tàu Nhật Bản vào vịnh Subic nơi chỉ cách bãi cạn Scarborough Trung Quốc đang kiểm soát khoảng 200 km.

Tàu chiến Nhật Bản cập cảng Subic của Philippines ở Biển Đông

Tàu chiến Nhật Bản cập cảng Subic của Philippines ở Biển Đông

VOV.VN - Đây là lần thứ hai trong vòng ba tuần, tàu Nhật Bản vào vịnh Subic nơi chỉ cách bãi cạn Scarborough Trung Quốc đang kiểm soát khoảng 200 km.

Ngoại trưởng Nhật Bản sắp thăm Trung Quốc, sẽ đề cập vấn đề Biển Đông
Ngoại trưởng Nhật Bản sắp thăm Trung Quốc, sẽ đề cập vấn đề Biển Đông

VOV.VN - Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida sẽ thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 29/4 đến ngày 1/5 tới theo lời mời của Ngoại trưởng Trung Quốc.

Ngoại trưởng Nhật Bản sắp thăm Trung Quốc, sẽ đề cập vấn đề Biển Đông

Ngoại trưởng Nhật Bản sắp thăm Trung Quốc, sẽ đề cập vấn đề Biển Đông

VOV.VN - Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida sẽ thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 29/4 đến ngày 1/5 tới theo lời mời của Ngoại trưởng Trung Quốc.