Ẩn số sau 1 năm đảo chính ở Thái Lan

VOV.VN -Nhiều ẩn số vẫn chưa thể có lời giải rõ ràng tại thời điểm này và trách nhiệm nặng nề nhất rõ ràng đang đặt lên vai người cầm cương.

Đúng 1 năm sau đảo chính quân sự lần thứ 19 mà không dùng đến một chiếc xe tăng, một cơ chế đặc biệt gồm 5 cơ cấu chính trị điều hành đất nước với trọng tâm hòa giải dân tộc, cải cách toàn diện đất nước đã được giới quân sự thiết lập tại Thái Lan.

Mục tiêu xây dựng một bản hiến pháp chính thức để tiến tới tổng tuyển cử, thành lập chính phủ mới đang được đặt ra cao nhất hiện nay với những bước tiến hành đầy khó khăn.

Xe quân sự lực lượng đảo chính tối 22/5/14 trước cửa Đại sứ quán Mỹ tại Thái Lan trong tình trạng lệnh giới nghiêm.

Thỏa mãn yêu cầu của các bên là điều không dễ bởi cuộc đảo chính này nổ ra khi những mâu thuẫn lên tới đỉnh điểm tại Thái Lan lúc đó không còn con đường nào khác để giải quyết.

Ngay sau đảo chính, cơ cấu điều hành đất nước cao nhất với tên gọi Ủy ban Bảo vệ Trật tự quốc gia, có tên tiếng Anh là Hội đồng Hòa bình và Trật tự quốc gia (NCPO) được thành lập.

Cơ cấu này bao gồm các nhân vật tham gia đảo chính, đứng đầu là tư lệnh lục quân, Đại tướng Prayuth Chan-ocha làm Chủ tịch.

Một lộ trình được đưa ra với thời điểm cuối năm 2015 sẽ có một cuộc tổng tuyển cử.

Đại tướng Prayuth Chan-ocha ngày nhậm chức Chủ tịch NCPO

Tuy nhiên với những diễn biến mới nhất bằng việc hôm 19/5 vừa qua, NCPO và nội các lâm thời nhất trí sửa đổi bản hiến pháp tạm thời được lập ra sau đảo chính, mở đường cho một cuộc trưng cầu ý dân dự thảo hiến pháp chính thức vừa công bố hôm 17/4/2015.

Theo Phó Thủ tướng Thái Lan Wissanu Krea-ngam, nếu tiến hành trưng cầu ý dân dự thảo hiến pháp chính thức, nhanh nhất là đến tháng 8/2016 mới có tổng tuyển cử tại Thái Lan.

Mặc dù chưa quyết định có trưng cầu ý dân với dự thảo hiến pháp chính thức hay không, tuy nhiên quyết định sửa hiến pháp tạm thời của chính quyền Thái Lan được cho là một dấu hiệu tích cực, đáp ứng kêu gọi của nhiều đảng phái và lực lượng chính trị, cho phép người dân thể hiện ý chí sâu hơn vào dự thảo hiến pháp.

Nội các lâm thời Thái Lan của Thủ tướng Prayuth Chan o-cha ngày ra mắt 4/9/2014

Việc tiến hành trưng cầu ý dân này mặc dù sẽ làm thay đổi một số mốc thời gian của lộ trình cải cách và tổng tuyển cử, kéo dài việc điều hành tạm thời đất nước của một số cơ cấu chính trị hiện nay, tuy nhiên đây cũng là một phép thử cho chính quyền hiện nay cũng như là cơ hội để người dân thể hiện ý chí chính trị của mình đối với văn bản luật cơ bản này do các cơ cấu được thành lập sau đảo chính soạn thảo.

Ngay sau đảo chính mặc dù có những hành động hạn chế quyền tự do của người dân cũng như của báo chí, không thể phủ nhận uy tín của NCPO luôn ở mức cao. Bởi mặc dù là một cuộc đảo chính lật đổ chính phủ dân bầu của nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra, tuy nhiên cuộc đảo chính đã chấm dứt những cuộc biểu tình liên miên kéo dài hơn 200 ngày, chấm dứt hàng chục cuộc bạo động đẫm máu làm 30 người chết và hơn 800 người bị thương, chấm dứt một tương lai không lối thoát rõ ràng, khi mà chính phủ lúc đó gần như hoàn toàn bị tê liệt bởi các cuộc biểu tình hàng chục ngàn người

Quốc hội Thái Lan, nơi làm việc của 2 cơ cấu Hội đồng lập pháp Thái Lan (Quốc hội lâm thời) và Ủy ban soạn thảo hiến pháp Thái Lan

Về mặt đối ngoại, trong bối cảnh bị sức ép mạnh nhất từ Mỹ và Liên minh châu Âu gây sức ép mạnh, chính quyền Thái Lan có sự định hướng tăng cường hợp tác với Trung Quốc và các nước trong khu vực ASEAN. Trong khi đó, các chính sách đối nội có phần nới lỏng sự kiểm soát với đảng phải chính trị và báo chí.

Tập trung thực hiện lộ trình như đã tuyên bố sau đảo chính. Các cơ cấu như chính phủ lâm thời, hội đồng lập pháp (quốc hội lâm thời), Hội đồng cải cách quốc gia, Ủy ban soạn thảo hiến pháp có sự phối hợp nhịp nhàng đi theo đúng định hướng mà Chủ tịch NCPO đưa ra.

Trong thời gian một năm sau cuộc đảo chính hôm 22/5/2014, các cuộc biểu tình chống đối giảm dần từ mức tập trung hàng chục người còn đến nay gần như không còn những tụ tập chống đối mang tính chính trị.

Từ chỗ không chấp nhận tham gia, nhiều đảng phái lớn đồng ý đóng góp chính kiến vào những vấn đề hòa giải dân tộc, cải cách đất nước cũng như dự thảo hiến pháp.


Cho dù nền kinh tế năm 2014 được coi là thụt lùi, mức tăng trưởng 0,7%, thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây, tuy nhiên các chỉ số của 4 tháng đầu năm nay cho thấy, nền kinh tế đang phát triển trở lại, đặc biệt là ngành công nghiệp du lịch do thiết quân luật được dỡ bỏ.

Một năm sau đảo chính, dư luận Thái Lan hiện đặc biệt quan tâm đến dự thảo của bản hiến pháp thứ 20 này.

Nhiều ý kiến của các chuyên gia luật cho thấy, những quy định Thủ tướng có thể không cần qua bầu cử, chỉ 77 trong tổng số 200 thượng nghị sỹ là qua bầu cử, quy định sự tham gia sâu của các tướng lĩnh vào chính phủ sau này và có thể chi phối chính trường sau tuyển cử ... là những vấn đề chính cần tiếp tục phải sửa đổi.

Ngoài ra phiên tòa tối cao vừa mở ra hôm 19/5 với những cáo buộc cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong dự án thu mua và tạm trữ thóc gạo tiếp tục đốt nóng dư luận trong những ngày này.

Đảo chính 22/5/2014 đã chấm dứt các cuộc biểu tình đầy bế tắc do hai phe ủng hộ và phe chống đối chính phủ lúc đó của Thủ tướng Yingluck Sinawatra.

Mặc dù sau đảo chính, hàng loạt vụ án liên quan đến các nhân vật trong chính quyền trước đây được mở ra, tuy nhiên việc lực lượng Áo Đỏ, đồng minh thân cận của bà Yingluck Shinawatra không có thái độ chống đối quyết liệt trong thời gian vừa qua được nhìn nhận là do bà Yingluck chưa bị đụng đến sau đảo chính. 

Phiên tòa sẽ còn kéo dài trong nhiều tháng, nhưng nếu bị kết tội, có thể nói sự trở lại của đại diện dòng họ Shinawtra trên chính trường Thái Lan coi như chấp dứt do khung hình phạt cao nhất là 10 năm tù giam.

Trong khi đó, người anh trai của bà, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, người vốn cũng bị quân đội lật đổ trong cuộc đảo chính trước đó năm 2006, hiện đang tị nạn nước ngoài nhằm tránh án tù 2 năm.

Thái Lan một năm sau đảo chính, tình hình an ninh trật tự xã hội đã tạm ổn định trong bối cảnh thiết quân luật được dỡ bỏ, nhưng những điều luật được áp dụng theo điều 44 hiến pháp tạm thời lại nội dung tương tự. Các bên tham gia chính trường Thái Lan có thể trong giai đoạn chấp nhận thực tế hiện tại, tham gia mức độ vào công cuộc cải cách sâu rộng đất nước như Chủ tịch NCPO kiêm Thủ tướng lâm thời Payuth Chan-ocha tuyên bố.

Có thể nói, những biến động sắp tới của nền chính trị Thái Lan có thể phụ thuộc nhiều vào hai yếu tố.

Thứ nhất là kết quả phiên tòa bà Yingluck Shinawatra và thứ hai là việc tiến hành giai đoạn 2 của lộ trình 3 bước và NCPO đưa ra.

Giai đoạn một với việc tiến hành hòa giải dân tộc phần nào đạt kết quả và ghi điểm cho NCPO và nội các lâm thời mà kết quả thăm dò dư luận tới tận đầu năm 2015 đã ghi nhận.

Tuy nhiên việc xử lý giai đoạn 2 mà hiện nay đang tiến hành đóng góp sửa đổi dự thảo hiến pháp nhằm tiến tới tổng tuyển cử vào nửa cuối năm 2016 sẽ có những diễn biến như thế nào, người dân phản ứng ra sao thông qua việc tham gia trưng cầu ý dân và nếu dự thảo hiến pháp không được thông qua tại cuộc trưng cầu này.

Nhiều ẩn số vẫn chưa thể có lời giải rõ ràng tại thời điểm này và trách nhiệm nặng nề nhất rõ ràng đang đặt lên vai người cầm cương, Thủ tướng lâm thời Prayuth Chan-ocha./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thái Lan bác tin không cho phép thuyền chở người tỵ nạn cập bờ
Thái Lan bác tin không cho phép thuyền chở người tỵ nạn cập bờ

VOV.VN -Trong ba tháng đầu năm nay, có khoảng 25 nghìn người Bangladesh và người Rohingya tại Myanmar lên thuyền vượt biển vào các nước Đông Nam Á

Thái Lan bác tin không cho phép thuyền chở người tỵ nạn cập bờ

Thái Lan bác tin không cho phép thuyền chở người tỵ nạn cập bờ

VOV.VN -Trong ba tháng đầu năm nay, có khoảng 25 nghìn người Bangladesh và người Rohingya tại Myanmar lên thuyền vượt biển vào các nước Đông Nam Á

Nổ bom hàng loạt ở miền nam Thái Lan, nhiều người bị thương
Nổ bom hàng loạt ở miền nam Thái Lan, nhiều người bị thương

VOV.VN - Các phần tử Hồi giáo nổi dậy ly khai bị nghi đứng đằng sau các vụ tấn công này.

Nổ bom hàng loạt ở miền nam Thái Lan, nhiều người bị thương

Nổ bom hàng loạt ở miền nam Thái Lan, nhiều người bị thương

VOV.VN - Các phần tử Hồi giáo nổi dậy ly khai bị nghi đứng đằng sau các vụ tấn công này.

Thái Lan: Lựa chọn khó khăn về dự thảo Hiến pháp mới
Thái Lan: Lựa chọn khó khăn về dự thảo Hiến pháp mới

VOV.VN- Ngày 19/5, Ủy ban bảo vệ trật tự quốc gia và Nội các Thái Lan sẽ tiến hành cuộc họp quan trọng để thảo luận về dự thảo Hiến pháp mới của nước này.

Thái Lan: Lựa chọn khó khăn về dự thảo Hiến pháp mới

Thái Lan: Lựa chọn khó khăn về dự thảo Hiến pháp mới

VOV.VN- Ngày 19/5, Ủy ban bảo vệ trật tự quốc gia và Nội các Thái Lan sẽ tiến hành cuộc họp quan trọng để thảo luận về dự thảo Hiến pháp mới của nước này.

Nổ bom ngày thứ 3 liên tiếp tại cực Nam Thái Lan
Nổ bom ngày thứ 3 liên tiếp tại cực Nam Thái Lan

VOV.VN -Hôm nay, một quả bom tiếp tục phát nổ tại tỉnh Yala thuộc cực Nam Thái Lan, rất may không có ai bị thương.

Nổ bom ngày thứ 3 liên tiếp tại cực Nam Thái Lan

Nổ bom ngày thứ 3 liên tiếp tại cực Nam Thái Lan

VOV.VN -Hôm nay, một quả bom tiếp tục phát nổ tại tỉnh Yala thuộc cực Nam Thái Lan, rất may không có ai bị thương.