Một số trường hợp người nước ngoài từng bị Triều Tiên bắt giữ

VOV.VN - Sinh viên người Mỹ Otto Warmbier không phải là trường hợp cá biệt. Trên thực tế đã có một số người nước ngoài bị bắt giữ ở Triều Tiên.

Kim Dong Chul, 62 tuổi, một nhà truyền giáo người Mỹ gốc Triều Tiên bị Chính quyền Bình Nhưỡng kết án 10 năm lao động khổ sai hồi tháng 3/2016 với cáo buộc làm gián điệp.
Mục sư Hyeon Soo Lim người Canadia gốc Hàn Quốc bị kết án lao động khổ sai suốt đời vì hành vi kích động bạo loạn lật đổ tháng 9/2015. Ông Hyeon bị giới chức Triều Tiên bắt giữ hồi tháng 2/2015 và đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông của Triều Tiên thừa nhận tội chống lại nhà nước Triều Tiên.
Sinh viên người Mỹ Otto Warmbier bị bắt ở Bắc Triều Tiên tháng 1/2016 khi đang có mặt ở Bình Nhưỡng du lịch. Warmbier bị kết án 15 năm lao động khổ sai vì cố đánh cắp một khẩu hiệu tuyên truyền. 17 tháng sau khi bị giam cầm, Warmbier được thả và trở về Mỹ nhưng đã qua đời vào ngày 19/6 tại một bệnh viện ở Cincinnati.
Kenneth Bae, một nhà truyền giáo người Mỹ gốc Triều Tiên bị bắt hồi tháng 11/2012 và bị kết án 15 năm lao động khổ sai với cáo buộc chống phá Nhà nước Triều Tiên.
Công dân Mỹ Matthew Todd Miller, đến từ Bakersfield, California tới Triều Tiên vào tháng 4/2014. Miller đã bị Triều Tiên kết án 6 năm lao động khổ sai vì có “hành vi thù địch”.
Jeffrey Fowle, 56 tuổi, đến từ Miamisburg, Ohio bị bắt vào tháng 5/2014 vì để lại một cuốn kinh thánh trong nhà vệ sinh của một câu lạc bộ ở thành phố cảng Chongjin. Triều Tiên trả tự do cho Fowle ngày 10/2014.
Aijalon Mahli Gomes, một người Boston đã bị kết án 8 năm lao động khổ sai khi nhập cảnh bất hợp pháp vào Triều Tiên tháng 1/2010. Trong ảnh, ông Gomes (phải) được Tổng thống Mỹ Jimmy Carter chào đón sau khi được Triều Tiên phóng thích ngày 27/8/2010.
Các nhà báo Mỹ Laura Ling (người phát biểu trước microphone) và Euna Lee (ngoài cùng bên phải) bị bắt và bị kết án 12 năm lao động khổ sai khi vượt biên trái phép từ Trung Quốc vào Triều Tiên. Ảnh chụp khi 2 nữ nhà báo được trả tự do và quay lại Mỹ.
Cựu chiến binh Hàn Quốc Merrill Newman, người đến thăm Triều Tiên trong vai trò một khách du lịch hồi tháng 10/2013 và bị bắt “vì hành vi thù địch” chống phá nhà nước Triều Tiên và buộc tội ông này là “một tên tội phạm” giết hại dân thường trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 -1953.
Robert Park, một nhà truyền giáo Cơ đốc người Mỹ bị Triều Tiên bắt giữ hồi năm 2009 và được trả tự do sau đó khoảng 1 tháng rưỡi.
Nhà truyền giáo người Australia John Short bị Triều Tiên bắt hồi tháng 2/2014 vì để lại bản sao của các câu kinh thánh tại một số địa điểm khác nhau ở Triều Tiên. Theo KCNA, người đàn ông 75 tuổi này đã thừa nhận hành vi vi phạm luật pháp Triều Tiên và đưa ra lời xin lỗi. Sau 15 ngày bị giam giữ, Triều Tiên đã trục xuất Short, một phần vì tuổi của ông đã cao./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ “trách” Trung Quốc sau vụ sinh viên được Triều Tiên thả tử vong
Mỹ “trách” Trung Quốc sau vụ sinh viên được Triều Tiên thả tử vong

VOV.VN - Tổng thống Mỹ cảm ơn những nỗ lực của Trung Quốc giúp giải quyết vấn đề Triều Tiên nhưng cho rằng nỗ lực này vẫn chưa thành công.

Mỹ “trách” Trung Quốc sau vụ sinh viên được Triều Tiên thả tử vong

Mỹ “trách” Trung Quốc sau vụ sinh viên được Triều Tiên thả tử vong

VOV.VN - Tổng thống Mỹ cảm ơn những nỗ lực của Trung Quốc giúp giải quyết vấn đề Triều Tiên nhưng cho rằng nỗ lực này vẫn chưa thành công.

Mỹ-Nhật-Hàn để ngỏ khả năng đối thoại với lãnh đạo Triều Tiên
Mỹ-Nhật-Hàn để ngỏ khả năng đối thoại với lãnh đạo Triều Tiên

VOV.VN - Lãnh đạo Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản ngày 20/6 đã phát đi thông điệp để ngỏ khả năng đối thoại với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Mỹ-Nhật-Hàn để ngỏ khả năng đối thoại với lãnh đạo Triều Tiên

Mỹ-Nhật-Hàn để ngỏ khả năng đối thoại với lãnh đạo Triều Tiên

VOV.VN - Lãnh đạo Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản ngày 20/6 đã phát đi thông điệp để ngỏ khả năng đối thoại với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.