Iran lần đầu tham gia đàm phán về Syria: Liệu có tạo bước đột phá ?

VOV.VN - Iran sẽ lần đầu tiên tham gia đối thoại về Syria tại Vienna (Áo) trong tuần này, góp tiếng nói trong nỗ lực tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng Syria.

Mặc dù đây là lần đầu tiên các bên có quan điểm đối lập nhau cùng ngồi vào bàn đàm phán, nhưng giới ngoại giao vẫn lạc quan thận trọng về việc sẽ sớm tìm ra bước đột phá cho cuộc xung đột Syria kéo dài hơn 4 năm qua, cũng như cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS). 

Cả thế giới vẫn đang đau đầu tìm giải pháp cho khủng hoảng Syria. (ảnh: catholicireland.net).

Các nhà ngoại giao hàng đầu từ Nga, Mỹ, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ tối 29/10 sẽ có cuộc gặp tại Vienna, lần thứ 2 trong vòng hơn 1 tuần qua.  Ngày 30/10 cuộc họp chính thức sẽ diễn ra với sự tham dự của Iran, Anh, Ai Cập, Pháp, Đức, Italy, Lebanon, Qatar, Jordan và Liên minh châu Âu. 

Việc Iran tham gia các cuộc đối thoại trong tuần này về Syria đánh dấu một bước chuyển quan trọng, sau khi quốc gia Hồi giáo này bị loại trừ ra khỏi các cuộc đối thoại trước đó, chủ yếu do sự phản đối của Mỹ và Saudi Arabia.

Ngoại trưởng Anh Philip Hammond nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc đối thoại với sự tham dự lần đầu tiên của tất cả các cường quốc chính trong cuộc xung đột.

Ông Hammond nói: “Saudi Arabia và Iran là hai nước quan trọng nhất và mạnh nhất khu vực. Sẽ là lợi ích lâu dài cho khu vực nếu hai nước này có thể đối thoại cùng nhau, thảo luận sự khác biệt và tìm kiếm giải pháp hòa bình”.

Tuy nhiên, các nhà ngoại giao vẫn khá thận trọng khi đánh giá cơ hội để đạt được bước đột phá trong cuộc đàm phán tuần này. Vấn đề quan trọng nhất trong các cuộc đối thoại tại Vienna (Áo) đó là tương lai của Tổng thống Syria Bashar al Assad.

Các bên tham gia đang cố gắng cứu Thông cáo Geneva năm 2012, kêu gọi thành lập một chính phủ chuyển giao tại Syria thông qua các cuộc bầu cử tự do minh bạch. Tuy nhiên, có sự bất đồng sâu sắc giữa các bên tham gia đối thoại.

Một phía, Nga và Iran ủng hộ lực lượng của Tổng thống Bashar al Assad và khẳng định Syria phải được hỗ trợ để chống khủng bố trước khi đưa ra một giải pháp chính trị. Trong khi đó, Mỹ và các nước khác, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia nhấn mạnh, Tổng thống Bashar al Assad sẽ phải từ chức.

Cuộc họp 4 bên Nga- Mỹ- Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ tại Vienna (Áo) vào tuần trước cũng đã thất bại trong việc đưa ra hướng giải quyết cho cuộc khủng hoảng Syria. Ngoại trưởng Đức Frank Walter Steinmeier khẳng định, sẽ không có giải pháp cho Syria nếu các bên không có sự đồng thuận.

“Như các bạn đã biết: Sẽ không thể tìm ra một giải pháp cho Syria nếu Nga và Mỹ tiếp tục đưa ra quan điểm đối lập nhau. Chúng ta cũng không thể tìm ra một giải pháp nếu Iran, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ không ngồi chung một bàn đàm phán”, Ngoại trưởng Đức cho biết.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng thận trọng khi đánh giá về kết quả các cuộc đàm phán trong tuần này. Ông Kerry khẳng định những khó khăn khi tìm ra một giải pháp ngay lập tức cho Syria. Tuy nhiên ông nhấn mạnh, Mỹ và Nga đều muốn một Syria thống nhất với người dân có thể lựa chọn nhà lãnh đạo của mình thông qua các cuộc bầu cử.

Cùng với giải pháp ngoại giao, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng thông báo kế hoạch tăng cường các vụ tấn công vào nhóm IS tại Syria và Iraq, thậm chí là một hành động trực tiếp trên bộ. 

Mặc dù không ai mong đợi một bước đột phá cho cuộc đàm phán 2 ngày này, nhưng việc các nước đối lập quan điểm nhau cùng ngồi vào bàn đàm phán để tìm ra tiếng nói chung cũng được coi là điểm sáng cho những nỗ lực ngoại giao quốc tế không mệt mỏi thời gian qua của tất cả các bên liên quan đến cuộc khủng hoảng Syria.

Sự tham dự của Iran trong những cuộc đàm phán về Syria cũng phản ánh sự can dự tích cực của quốc gia Hồi giáo này trong các vấn đề quốc tế, sau thỏa thuận lịch sử đạt được với các cường quốc vào tháng 7 vừa qua./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao Iran can dự vào cuộc chiến chống IS ở Syria?
Vì sao Iran can dự vào cuộc chiến chống IS ở Syria?

VOV.VN - Chuyên gia dự đoán rằng Iran lo ngại mất ảnh hưởng tại Syria nên phải gia tăng can dự vào cuộc chiến chống IS ở đây.

Vì sao Iran can dự vào cuộc chiến chống IS ở Syria?

Vì sao Iran can dự vào cuộc chiến chống IS ở Syria?

VOV.VN - Chuyên gia dự đoán rằng Iran lo ngại mất ảnh hưởng tại Syria nên phải gia tăng can dự vào cuộc chiến chống IS ở đây.

Tướng Mỹ tin Iran có khoảng 3.000 quân đang chiến đấu ở Iraq và Syria
Tướng Mỹ tin Iran có khoảng 3.000 quân đang chiến đấu ở Iraq và Syria

VOV.VN - Ngày 27/10, Tướng Joseph Duford cho rằng, Iran hiện có khoảng 3.000 quân đang chiến đấu chống lại Tổ chức Hồi giáo tự xưng (IS) tại Iraq và Syria.

Tướng Mỹ tin Iran có khoảng 3.000 quân đang chiến đấu ở Iraq và Syria

Tướng Mỹ tin Iran có khoảng 3.000 quân đang chiến đấu ở Iraq và Syria

VOV.VN - Ngày 27/10, Tướng Joseph Duford cho rằng, Iran hiện có khoảng 3.000 quân đang chiến đấu chống lại Tổ chức Hồi giáo tự xưng (IS) tại Iraq và Syria.

Iran được mời tham dự vòng đàm phán mới về Syria tại Vienna
Iran được mời tham dự vòng đàm phán mới về Syria tại Vienna

VOV.VN - Đây là lần đầu tiên Iran được mời tham dự một vòng đàm phán quốc tế mới để tìm kiếm những giải pháp nhằm kết thúc cuộc nội chiến 4 năm tại Syria.

Iran được mời tham dự vòng đàm phán mới về Syria tại Vienna

Iran được mời tham dự vòng đàm phán mới về Syria tại Vienna

VOV.VN - Đây là lần đầu tiên Iran được mời tham dự một vòng đàm phán quốc tế mới để tìm kiếm những giải pháp nhằm kết thúc cuộc nội chiến 4 năm tại Syria.

Mỹ đang cởi mở hơn về vai trò của Iran ở Syria?
Mỹ đang cởi mở hơn về vai trò của Iran ở Syria?

VOV.VN - Iran sẽ được mời tham gia cuộc đối thoại ở Vienna, Áo, ngày 30/10 tới để tham gia tiến trình chuyển giao chính trị và chấm dứt xung đột ở Syria.

Mỹ đang cởi mở hơn về vai trò của Iran ở Syria?

Mỹ đang cởi mở hơn về vai trò của Iran ở Syria?

VOV.VN - Iran sẽ được mời tham gia cuộc đối thoại ở Vienna, Áo, ngày 30/10 tới để tham gia tiến trình chuyển giao chính trị và chấm dứt xung đột ở Syria.