Hội nghị cấp cao EU- Thổ Nhĩ Kỳ: EU có thể nhượng bộ tới đâu?

VOV.VN- Ngày 29/11 tại thủ đô Brussels, Bỉ diễn ra Hội nghị cấp cao Liên minh châu Âu- Thổ Nhĩ Kỳ, thảo luận về vấn đề nhập cư.

Tuy nhiên trước thềm cuộc gặp, các nước thành viên Liên minh châu Âu vẫn còn chia rẽ về những nhượng bộ chính trị và tài chính có thể dành cho Thổ Nhĩ Kỳ để giải quyết cuộc khủng hoảng di cư hiện nay.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan (trái) bắt tay Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker trươc thềm Hội nghị Thượng đỉnh EU- Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh Reuters 

Tham dự cuộc gặp có lãnh đạo 28 nước thành viên Liên minh châu Âu và Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ AAhmet Davutoglu. Mục đích là nhằm thông qua bản kế hoạch hành động đã được Ủy ban châu Âu đàm phán trước đó với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, đưa ra một loạt những cam kết của cả hai phía, trong đó có việc Thổ Nhĩ Kỳ phải tăng cường kiểm soát biên giới với Liên minh châu Âu và đồng ý giữ lại những người nhập cư bất hợp pháp tại nước này để đổi lại nhận được những hỗ trợ về tài chính và chính trị của Liên minh châu Âu.

Cuộc gặp cũng là nhằm hiện thực hóa cam kết hỗ trợ 3 tỷ Euro của Liên minh châu Âu dành cho hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ để nước này giải quyết vấn đề người tị nạn. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn trước thềm hội nghị, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cho rằng, những đề xuất của châu Âu vẫn chưa đáp ứng được mong đợi của nước này, đồng thời kêu gọi các nước châu Âu làm nhiều hơn nữa để chia sẻ gánh nặng nhập cư.

 “Chúng tôi có thể tiếp nhận được bao nhiêu người nhập cư, trong khi hiện đã phải tiếp nhận tới 2 triệu rưỡi người tị nạn. Con số này có thể tăng lên bao nhiêu? Chúng tôi mở cửa cho người tị nạn trong khi vẫn đang phải đối phó với 2 triệu rưỡi người tị nạn khác, trong khi châu Âu lại hoảng sợ khi mới tiếp nhận 200.000 hay 300.000 người tị nạn. Khoảng cách giữa họ và chúng tôi là rất lớn. Vì thế cơ hội tài chính của họ tốt hơn nhiều so với chúng tôi”, ông Erdogan nói.

Hội nghị cấp cao này không chỉ là vì Liên minh châu Âu, vốn đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có do cuộc khủng hoảng nhập cư, mà còn là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ lấy lại đà cho tiến trình xin gia nhập Liên minh châu Âu.

Kể từ đầu năm tới nay, hơn 700.000 người di cư đã tới châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ và bản thân quốc gia này cũng đang phải tiếp nhận hơn 2 triệu người di cư và xin tị nạn.

Bằng cách tiếp nhận nhiều hơn nữa người di cư hoặc hạn chế tới châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ không muốn mất cơ hội để nhận được những thành quả chính trị từ sự hợp tác này, đặc biệt là nhằm tiến tới gia nhập Liên minh châu Âu, vốn gặp nhiều trắc trở do những vấn đề liên quan tới đảo Síp và những nhạy cảm với quốc gia có hơn 95% dân số theo đạo Hồi này.

Tuy nhiên, cuộc gặp lại được dự báo là không mấy dễ dàng dù cả hai bên đều rất cần nhau. Cho tới trước thềm hội nghị, các nước thành viên Liên minh châu Âu vẫn chưa thể thống nhất được những nhượng bộ về chính trị và tài chính có thể dành cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Một số nguồn tin ngoại giao châu Âu cho biết, tại hội nghị lần này, các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu có thể sẽ không quyết định vấn đề hỗ trợ tài chính cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Ủy ban châu Âu đã đề xuất trích 500 triệu Euro từ ngân quỹ của Liên minh châu Âu và yêu cầu các quốc gia thành viên đóng góp phần còn lại, song không nhận được sự nhất trí từ các thành viên.

Và bất đồng càng lên cao khi Thổ Nhĩ Kỳ mới đây đã đẩy Liên minh châu Âu vào tình thế khó xử khi không quân nước này bắn hạ một máy bay của Nga ở biên giới với Syria.

Có thể nói, Liên minh châu Âu thực sự đang ở thế lưỡng nan, giữa một bên là Nga, quốc gia có vai trò quan trọng trong liên minh chống IS mà khối này đang thúc đẩy, với một bên là Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia chìa khóa trong giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư đang đặt châu Âu trước những thách thức chưa từng có. Vì thế, cuộc gặp ngày 29/11 được dự báo là khá dè dặt, kể cả trong các cuộc thảo luận lẫn kết quả của nó./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vụ bắn hạ máy bay Su-24 cùa Nga: Thổ Nhĩ Kỳ sai về luật như thế nào?
Vụ bắn hạ máy bay Su-24 cùa Nga: Thổ Nhĩ Kỳ sai về luật như thế nào?

VOV.VN- Dù viện dẫn luật pháp quốc tế để bao biện hành động bắn hạ máy bay Su-24 của Nga nhưng cả Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và NATO đều cố tình diễn giải sai luật.

Vụ bắn hạ máy bay Su-24 cùa Nga: Thổ Nhĩ Kỳ sai về luật như thế nào?

Vụ bắn hạ máy bay Su-24 cùa Nga: Thổ Nhĩ Kỳ sai về luật như thế nào?

VOV.VN- Dù viện dẫn luật pháp quốc tế để bao biện hành động bắn hạ máy bay Su-24 của Nga nhưng cả Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và NATO đều cố tình diễn giải sai luật.

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giao thi thể phi công lái Su-24 bị bắn hạ cho Nga
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giao thi thể phi công lái Su-24 bị bắn hạ cho Nga

VOV.VN - Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Davutoglu ngày 29/11 cho biết, thi thể viên phi công lái chiếc máy bay Su-24 bị nước này bắn hạ sẽ được giao lại cho Nga.

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giao thi thể phi công lái Su-24 bị bắn hạ cho Nga

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giao thi thể phi công lái Su-24 bị bắn hạ cho Nga

VOV.VN - Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Davutoglu ngày 29/11 cho biết, thi thể viên phi công lái chiếc máy bay Su-24 bị nước này bắn hạ sẽ được giao lại cho Nga.

Báo Mỹ: Tổng thống Nga đúng khi cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đồng lõa với IS
Báo Mỹ: Tổng thống Nga đúng khi cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đồng lõa với IS

VOV.VN - Tổng thống Nga Putin đã đúng khi nói rằng, trên thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ đang ủng hộ IS và cung cấp vũ khí cho chúng để tấn công khủng bố ở Syria.

Báo Mỹ: Tổng thống Nga đúng khi cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đồng lõa với IS

Báo Mỹ: Tổng thống Nga đúng khi cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đồng lõa với IS

VOV.VN - Tổng thống Nga Putin đã đúng khi nói rằng, trên thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ đang ủng hộ IS và cung cấp vũ khí cho chúng để tấn công khủng bố ở Syria.

Nga mang tên lửa S-400 sang Syria chỉ để đối phó Thổ Nhĩ Kỳ?
Nga mang tên lửa S-400 sang Syria chỉ để đối phó Thổ Nhĩ Kỳ?

VOV.VN- Liệu Nga điều hệ thống tên lửa S-400 đến Syria chỉ để đối phó với Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ Su-24 bị bắn hạ hay còn muốn “gửi thông điệp” đến một nước khác?

Nga mang tên lửa S-400 sang Syria chỉ để đối phó Thổ Nhĩ Kỳ?

Nga mang tên lửa S-400 sang Syria chỉ để đối phó Thổ Nhĩ Kỳ?

VOV.VN- Liệu Nga điều hệ thống tên lửa S-400 đến Syria chỉ để đối phó với Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ Su-24 bị bắn hạ hay còn muốn “gửi thông điệp” đến một nước khác?