Nga ưu tiên xây dựng hệ thống phòng thủ vũ trụ

VOV.VN - Cường quốc này đang ra sức hiện đại hóa quốc phòng, nâng cao khả năng đối phó trước cả các mối đe dọa từ không gian.

Theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng Nga, đến sau năm 2020 Nga sẽ hoàn thành xây dựng hệ thống phòng thủ vũ trụ.

Mới đây, ngày 9/7, Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga, Đại tướng Valery Gerasimov cho biết: “Ưu tiên chính yếu được dành cho việc phát triển các lực lượng hạt nhân chiến lược và binh chủng phòng không-phòng thủ vũ trụ”. Vì thế, các giải pháp chiến lược cũng đã được triển khai.

Xây dựng cơ cấu quản lý

Trong tương lai, dưới sự lãnh đạo thống nhất của Bộ Tổng tham mưu Nga, các quân binh chủng như không quân, hàng không vũ trụ, không quân, hải quân, phòng không và phòng không lục quân... sẽ đảm nhận việc thực thi các nhiệm vụ phòng thủ vũ trụ.

Bộ đội phòng thủ vũ trụ của Nga (ảnh: vestnikkavkaza.net)


Quân đội Nga hiện vẫn chưa xây dựng xong cơ cấu cụ thể, vẫn còn nhiều việc phải làm như: quản lý thống nhất việc xây dựng hệ thống phòng thủ; phát triển và sử dụng lực lượng; mua sắm trang thiết bị; tổ chức nghiên cứu và sản xuất; bồi dưỡng nhân tài..., đây là nguyên nhân khiến tiến độ xây dựng hệ thống phòng thủ vũ trụ khá chậm chạp.

Vì vậy, ngay từ năm 2009, sau khi Bộ Tư lệnh đặc biệt Moscow bị giải thể, trên cơ sở của Bộ Tư lệnh này, Nga đã tiến hành tổ chức xây dựng Bộ Tư lệnh liên hợp phòng thủ vũ trụ cấp chiến lược-chiến dịch, khiến vấn đề quản lý chỉ huy thống nhất trong phòng thủ vũ trụ có bước đột phá quan trọng.

Xác định kết cấu hệ thống

Hệ thống phòng thủ vũ trụ của Nga được cấu thành với nhiều khu đảm trách nhiệm vụ phòng không.

Từ năm 2010, Nga đã lập kế hoạch chi tiết về tương lai phát triển của quân đội và cho rằng “sẽ dựa vào các tiêu chuẩn và điều kiện nhất định, để tiến hành điều chỉnh các khu phụ trách phòng không hiện có, sát nhập, cắt giảm và xây dựng mới các khu phụ trách…; đồng thời cũng sẽ xây dựng một khu phụ trách phòng không đặc biệt, địa hạt quản lý sẽ chỉ bao gồm khu vực thủ đô Moscow và khu công nghiệp trung ương, khu phụ trách phòng không này trực tiếp chịu sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh chiến dịch-chiến lược phòng thủ vũ trụ”.

Hệ thống phòng thủ vũ trụ của Nga hiện được chia thành 4 khu phụ trách phòng không và 1 khu phụ trách phòng không đặc biệt bao gồm: khu phụ trách phòng không phía Đông, phía Tây, phía Nam, miền Trung và khu phụ trách phòng không thủ đô Moscow.

Hợp lý hóa quan hệ chỉ huy

Dựa vào chức năng, nhiệm vụ, Nga đã chia làm 2 lực lượng: phòng thủ và tiến công. Lực lượng phòng thủ bao gồm bộ đội chống vệ tinh và phòng thủ không gian, phòng không, chống tên lửa và tác chiến điện tử; còn lực lượng tiến công bao gồm bộ đội đột kích hàng không và bộ đội máy bay đặc biệt.

Nga đã thành lập 4 trung tâm chỉ huy lớn, gồm: trung tâm Chỉ huy chống vệ tinh và phòng thủ không gian; Chỉ huy chống tên lửa phòng không; Chỉ huy tác chiến điện tử; và Chỉ huy bộ đội hàng không. Đồng thời xây dựng 4 bộ tư lệnh chiến dịch liên hợp phòng thủ vũ trụ gồm: Bộ Tư lệnh chiến lược liên hợp phía Tây, tại Saint Petersburg; Bộ Tư lệnh chiến lược liên hợp phía Nam tại khu vực sông Đông; Bộ Tư lệnh chiến lược liên hợp miền trung tại Yekaterinburg; Bộ Tư lệnh chiến lược liên hợp phương Đông tại Khabarovsk.

Bao trùm lên các trung tâm lớn này là trung tâm chỉ huy tác chiến phòng thủ không gian, được xây dựng trên cơ sở của Sở chỉ huy trung ương của Không quân Nga nhằm bảo đảm tính thống nhất, tập trung, linh hoạt của công tác chỉ huy.

Điều chỉnh lực lượng

Trong hệ thống phòng thủ vũ trụ tương lai, Không quân Nga sẽ phát huy vai trò quan trọng. Để tăng cường hơn nữa năng lực tác chiến phòng không chống tên lửa chiến lược, quân đội Nga đã đưa toàn bộ tên lửa phòng không S-300 có trong biên chế của Lục quân sang Không quân quản lý.

Tên lửa phòng không S-400 Triumf của Nga (ảnh: defense-update)


Từ năm 2006, lực lượng phòng không của Không quân Nga đã tiếp nhận tên lửa phòng không S-300 của Lục quân. Chức năng của bộ đội phòng không lục quân sẽ chủ yếu theo hướng chiến dịch-chiến thuật...

Từ năm 2012 các lữ đoàn tên lửa phòng không lục quân Moscow, Volga-Ural và các lữ radar trực thuộc được sát nhập vào Tập đoàn quân phòng không-không quân. Và đang tiến tới xây dựng thành lực lượng phòng thủ không gian thống nhất.

Mua sắm vũ khí trang bị

Vũ khí trang bị cần cho phòng thủ vũ trụ hiện tại đang phân tán trong các quân binh chủng của quân đội Nga, một bộ phận trang bị còn đang tiến hành luận chứng kỹ thuật, việc mua sắm trang bị vẫn chưa hình thành một hệ thống hoàn chỉnh.

Các chuyên gia cho rằng, Bộ Quốc phòng cần xây dựng cơ cấu đặt hàng trang bị phòng thủ vũ trụ thống nhất, đồng thời cần biên chế và quy hoạch độc lập đối với trang bị phòng thủ vũ trụ trong quy hoạch vũ khí trang bị quốc gia, tiến hành hệ thống hóa toàn bộ công tác nghiên cứu khoa học của lĩnh vực phòng thủ vũ trụ dưới sự lãnh đạo thống nhất tập trung nguồn vốn mua sắm trang bị, loại bỏ những trùng lặp, giám sát nghiêm ngặt việc nghiên cứu chế tạo và sản xuất vũ khí trang bị phòng thủ vũ trụ.

Tăng cường nghiên cứu và chế tạo

Để tối ưu hóa năng lực sản xuất và nghiên cứu khoa học về vũ khí trang bị cần cho hệ thống phòng thủ vũ trụ, Nga đã quyết định lấy doanh nghiệp phòng không “Almaz-Antey” trở thành đơn vị đầu tàu và thiết kế tổng thể của công nghiệp quân sự hệ thống phòng thủ vũ trụ, đã xác định đơn vị tổ chức và thiết kế tổng thể của các hế thống chủ yếu phòng thủ vũ trụ.

Để bảo đảm phương án kỹ thuật khoa học thống nhất, Nga đã thành lập Ủy ban tổng công trình sư. Doanh nghiệp phòng không “Almaz-Antey” trở thành đơn vị đảm trách tổng thể các vấn đề quan trọng của phòng thủ vũ trụ, đã liên kết tất cả các cục thiết kế, sở, viện nghiên cứu khoa học chủ yếu của ngành công nghiệp quốc phòng thuộc lĩnh vực phòng thủ vũ trụ.

Hệ thống cảnh báo sớm và trinh sát đa tầng

Hệ thống trinh sát cảnh báo sớm phòng thủ vũ trụ tương lai sẽ phân thành 3 tầng:

(1) Tầng chiến dịch-chiến lược được cấu thành bởi hệ thống cảnh báo sớm tên lửa tập kích và hệ thống trinh sát sử dụng kỹ thuật vô tuỵến điện, độ cao thăm dò phát hiện có thể đạt 9.000 km.

(2) Tầng chiến dịch, được cấu thành bởi hệ thống cảnh báo sớm tên lửa tập kích, radar thăm dò phát hiện ngoài đường chân trời, radar thăm dò phát hiện tầm xa và hệ thống trinh sát sử dụng kỹ thuật vô tuỵến điện, độ cao thăm dò phát hiện có thể đạt 4.500 km.

(3) Tầng chiến thuật, do hệ thống trinh sát sử dụng kỹ thuật vô tuyến điện, trinh sát tình báo không quân, trinh sát tình báo hải quân, tổ chức giao thông thống nhất trên không, độ cao thăm dò phát hiện có thể đạt 600 km.

Như vậy, các giải pháp ưu tiên đẩy nhanh tiến độ xây dựng Hệ thống phòng thủ vũ trụ của Nga trong xu thế quân sự hóa không gian vũ trụ hiện nay là có tính chiến lược phù hợp với chủ trương xây dựng hiện đại hóa quốc phòng của Liên bang Nga đã được vạch ra./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phương Tây hạ thấp vai trò trận Stalingrad?
Phương Tây hạ thấp vai trò trận Stalingrad?

(VOV) - Nói chung phương Tây có xu hướng xem nhẹ vai trò đi đầu của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

Phương Tây hạ thấp vai trò trận Stalingrad?

Phương Tây hạ thấp vai trò trận Stalingrad?

(VOV) - Nói chung phương Tây có xu hướng xem nhẹ vai trò đi đầu của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

Cận cảnh vũ khí tối tân Nga tham gia Lễ mừng Chiến thắng 9/5
Cận cảnh vũ khí tối tân Nga tham gia Lễ mừng Chiến thắng 9/5

(VOV) - Trong đợt tập dượt cho lễ diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Phát xít tại Hồng trường, Nga đã trình diễn nhiều vũ khí “khủng”.

Cận cảnh vũ khí tối tân Nga tham gia Lễ mừng Chiến thắng 9/5

Cận cảnh vũ khí tối tân Nga tham gia Lễ mừng Chiến thắng 9/5

(VOV) - Trong đợt tập dượt cho lễ diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Phát xít tại Hồng trường, Nga đã trình diễn nhiều vũ khí “khủng”.

70 năm trận đấu tăng Kursk giữa phát xít Đức và Liên Xô
70 năm trận đấu tăng Kursk giữa phát xít Đức và Liên Xô

(VOV) - Ngày 12/7/1943 đã diễn ra trận giáp chiến xe băng giữa các lực lượng tăng của phát xít Đức và các Hồng quân Liên Xô.

70 năm trận đấu tăng Kursk giữa phát xít Đức và Liên Xô

70 năm trận đấu tăng Kursk giữa phát xít Đức và Liên Xô

(VOV) - Ngày 12/7/1943 đã diễn ra trận giáp chiến xe băng giữa các lực lượng tăng của phát xít Đức và các Hồng quân Liên Xô.

Trận quyết đấu Stalingrad - bước ngoặt của Thế chiến 2
Trận quyết đấu Stalingrad - bước ngoặt của Thế chiến 2

(VOV) - Quân đội Liên Xô và phát xít Đức đã tung ra những lực lượng tinh nhuệ nhất cho trận đọ sức một mất một còn.

Trận quyết đấu Stalingrad - bước ngoặt của Thế chiến 2

Trận quyết đấu Stalingrad - bước ngoặt của Thế chiến 2

(VOV) - Quân đội Liên Xô và phát xít Đức đã tung ra những lực lượng tinh nhuệ nhất cho trận đọ sức một mất một còn.