Lối đánh của bộ đội đặc công Việt Nam qua ngòi bút của cựu binh Mỹ (kỳ 2)

VOV.VN - Trong phần 2 này, cựu binh Mỹ phân tích chi tiết về quá trình huấn luyện nghiệp vụ của bộ đội đặc công Việt Nam cùng chiến thuật trinh sát và tác chiến cụ thể của họ trong một trận đánh thời Chiến tranh Việt Nam, khiến quân Mỹ luôn cảm thấy không an toàn...

>> Xem Kỳ 1: Lực lượng đặc công và chiến thuật đặc công Việt Nam trong con mắt cựu binh Mỹ

(...)

Nghiệp vụ đặc công

Nội dung giáo dục chính trị (do các chính trị viên hoặc cán bộ Đảng thực hiện) là một bộ phận quan trọng trong chương trình huấn luyện đặc công Việt Nam, nhưng việc huấn luyện kỹ năng trinh sát và quan sát vẫn được nhấn mạnh nhiều nhất.

Các đặc công được huấn luyện sử dụng bản đồ và la bàn, học cách phát hiện mục tiêu phòng thủ của địch, quy luật của lính canh, trung tâm chỉ huy, kho nhiên liệu, và nơi tập kết đạn dược. Họ cũng được hướng dẫn phương pháp ngụy trang, thực hành kỹ năng đi trên đầu ngón chân, đi kiểu vịt, bò, và các kỹ thuật khác nhằm tránh bị phát hiện khi di chuyển qua vùng đất cứng, cánh đồng cỏ, bãi cát, bùn, đầm lầy, và các chướng ngại vật liên quan đến nước. Họ cũng học cách vô hiệu hóa mìn và di chuyển qua dây thép gai. Có cả lớp về chế bom và cận chiến bộ binh.

Đặc công của lực lượng quân chính quy từ Bắc vào và lực lượng Việt Cộng tại chỗ (trên chiến trường miền Nam Việt Nam – người dịch) có ba nhánh: Đặc công bộ, đặc công nước, và đặc công biệt động.

Đặc công bộ là nhánh lớn nhất, có 2 nhiệm vụ: 1- Xâm nhập các cơ sở quân sự của Mỹ và chế độ Việt Nam Cộng hòa để phá hủy các mục tiêu như sở chỉ huy, trận địa pháo, và kho đạn; và 2- Huấn luyện lực lượng bộ binh thông thường về kỹ năng thọc sâu, đột kích. Đặc công nước tấn công các tuyến đường thủy tiếp tế và cơ sở duyên hải. Đặc công biệt động thì tấn công quân thù ở các thành phố, tiến hành tuyên truyền, phá hoại ngầm, và thu thập tình báo.

Các cuộc tấn công bằng đặc công là dấu hiệu dự báo về một cuộc tiến công của lực lượng Việt Cộng hoặc Bắc Việt. Đôi lúc lính đặc công cũng tác chiến trong các cuộc tiến công của bộ binh thông thường. Khi ấy đặc công có vai trò chọc thủng phòng tuyến địch, tạo cửa mở cho bộ binh chính quy tràn vào. Nhưng khi tham gia hỗ trợ bộ binh như thế này, các đơn vị đặc công sẽ bị thương vong thêm.

Đội hình và vũ khí của lực lượng tập kích

Tổ chức đặc công bộ của Việt Cộng gồm các cấp từ tiểu đội độc lập cho đến tiểu đoàn. Còn lực lượng quân Bắc Việt nhóm các đơn vị này thành các tiểu đoàn và trung đoàn đặc công. Tiểu đoàn tiêu chuẩn có một trung đội khoảng 20 người và 3 đại đội (mỗi đại đội gồm 60 người) ở sở chỉ huy. Mỗi đại đội được chia làm 3 nhóm 20 người. Mỗi nhóm này gồm 6 tiểu tổ, mỗi tiểu tổ gồm khoảng 3 người. Ngoài ra tiểu đoàn được bổ sung thêm một trung đội thông tin (30 quân nhân) và một trung đội trinh sát (30 người).

Ngoài các vũ khí cơ bản đặc trưng, một số đơn vị đặc công được vũ trang hạng nặng, với hỏa lực thậm chí mạnh hơn các đơn vị bộ binh thông thường của quân chính quy Bắc Việt có cùng quy mô.

Vũ khí phổ biến nhất của đặc công bộ Việt Nam gồm súng trường tấn công AK-47 và thuốc nổ TNT. Bên cạnh đó còn có súng chống tăng B-40 hoặc B-41, bộc phá dạng gậy, súng máy hạng nhẹ RPK do Liên Xô chế tạo, các loại lựu đạn, mìn, súng ngắn, và súng tiểu liên dùng cỡ đạn súng ngắn.

Một số đơn vị có bộ phận hỏa lực hạng nặng, được trang bị súng không giật 57mm và 75mm, súng cối 60mm hoặc 82mm, và súng phun lửa.

Trước lúc bước vào một trận chiến, đặc công tiến hành trinh sát tỉ mẩn. Họ không chỉ trinh sát từ bên ngoài, sử dụng các nguồn thông tin như du kích quân, mà còn thu thập thông tin tình báo sử dụng nội gián hoạt động từ trong lòng địch. Trước cuộc tiến công vào căn cứ hỏa lực Mary Ann, phía Mỹ đã được cảnh báo rằng một số binh sĩ Việt Nam Cộng hòa tại căn cứ nói trên đã bí mật làm nội gián cho quân Bắc Việt. Và trong trận chiến này, quân Mỹ đã hứng chịu hỏa lực bắn từ chính các vị trí của một số quân nhân Việt Nam Cộng hòa ở trong căn cứ này, còn phía đặc công cách mạng thì chừa các vị trí đó ra khỏi đòn tấn công của họ.

Sau khi việc trinh sát lần cuối hoàn tất (hoạt động này thường kéo dài 3-7 ngày), chỉ huy của bộ đội đặc công có thể quyết định binh sĩ của mình sẽ đối diện với các vị trí chiến đấu nào của địch và các trở ngại khác. Vị chỉ huy này khi đó có thể xây dựng kế hoạch tấn công. Lực lượng tập kích điển hình thường gồm 4 nhân tố: an ninh, công kích, yểm trợ hỏa lực, và dự bị.

Nhóm an ninh gồm một đội tăng cường (4 người), vũ trang bằng ít nhất một khẩu B-40 hoặc B-41, súng AK, và 7 quả mìn để ngăn chặn lực lượng tăng viện của địch tới được chiến trường.

Nhân tố chủ chốt là đội công kích, gồm 2 hoặc nhiều hơn 2 mũi tấn công. Các mũi này di chuyển theo một lộ trình cụ thể, mỗi mũi có 3 tiểu tổ - gồm đột phá, tấn công, và hỗ trợ trực xạ. Đội đột phá gồm 4 thành viên, thường chỉ mặc quần soóc và áo trát bùn, mang súng AK, kìm cắt dây thép gai, ống tre để nâng dây thép gai, bộc phá, và các thiết bị dò tìm như cọc thép, dao, và lưỡi lê. Đội công kích sử dụng 4 hoặc 5 người mang súng AK, súng chống tăng, và thuốc nổ. Đặc công Việt Nam thường dùng hơn 1 đội công kích trong mỗi trận đánh. Đơn vị hỗ trợ hỏa lực trực xạ gồm 2 hoặc 3 quân nhân, họ có nhiệm vụ đưa súng chống tăng và AK-47 vào tấn công.

Đội công kích cũng nhận được trợ giúp từ hỏa lực cầu vồng do một đội khác cung cấp. Đội hỏa lực gián tiếp này gồm 30 người, chuyên sử dụng súng cối 60mm hoặc 82mm và súng tiểu liên AK bắn phá để che giấu tiếng ồn của các đội đột phá khi họ bắt đầu xâm nhập căn cứ, đánh lạc hướng sự chú ý của đối phương khỏi khu vực vòng ngoài, nơi đội công kích đang hoạt động và tấn công các lực lượng địch đang cố phản kích. Đội hỏa lực này có nhóm an ninh bảo vệ riêng cho họ.

Nhân tố dự bị, thường là một tiểu đội bộ binh tăng cường (gồm 13 người), sẽ cung cấp hỗ trợ cận kề khi cần thiết. Trang bị vũ khí của đội này gồm một súng máy, một khẩu B-40/41, súng AK, và hơn một chục gói thuốc nổ.

Lối đánh và quá trình tác chiến

Trong quá trình lên kế hoạch tác chiến, người chỉ huy cuộc đột kích sẽ quyết định cách tiếp cận, đường xâm nhập và rút lui, vị trí hỏa lực yểm trợ, và các mục tiêu ưu tiên. Ông ấy sau đó sẽ tổ chức tập dượt có sử dụng bản đồ, sa bàn, và sơ đồ khu vực mục tiêu trong nhiều ngày. Thành công của một cuộc tiến công như vậy cũng phụ thuộc vào yếu tố bất ngờ - đây là thứ duy nhất đem lại cho đặc công lợi thế trước hỏa lực áp đảo của quân Mỹ. Để đạt được lợi thế đó, viên chỉ huy của đặc công nhấn mạnh đến công tác ngụy trang, “tàng hình”, giữ bí mật, tốc độ hành động, và trong trường hợp căn cứ Mary Ann – “ru ngủ” lực lượng địch đồn trú ở đây, khiến họ tin rằng một cuộc tấn công nhằm vào họ là khó xảy ra.

Nếu đặc công tấn công vào đêm muộn thì họ phải bắt đầu từ lúc hoàng hôn do họ sẽ phải mất từ 6-7 tiếng đồng hồ để di chuyển chậm và thận trọng qua cự ly 180m cuối cùng mà không bị phát hiện. Lính đặc công bình thường lựa chọn lối đi khó khăn nhất tới căn cứ với hy vọng quân thù sẽ không thể ngờ họ lại đi theo hướng đó vào.

Khi đặc công tiến gần tới các chướng ngại vật phòng ngự, họ ưa thích phương án cắt xuyên qua hàng rào dây thép gai hơn là dùng thuốc nổ để phá thủng vì như vậy sẽ làm lộ vị trí của họ. Để đánh lạc hướng quân phòng ngự của địch khỏi hoạt động xâm nhập, đặc công Việt Nam có thể sử dụng hỏa lực cầu vồng để nghi binh, như là pháo kích khiến quân đồn trú nghĩ rằng họ đang bị tấn công thường lệ để thăm dò hệ thống phòng thủ. Khi bị pháo kích như vậy, quân đồn trú thường trú ẩn trong boong-ke.

Nếu lực lượng tiềm nhập bị phát hiện sớm hoặc bị hỏa lực địch ghìm chân, các tổ công kích sẽ sử dụng súng chống tăng để đẩy nhanh cuộc tấn công, trong khi tổ đột phá sẽ bắt đầu quăng thuốc nổ vào tất cả các hướng trong nỗ lực cuối cùng chọc thủng lớp phòng ngự phía ngoài.

Một khi đã lọt vào căn cứ địch, đặc công Việt Nam sẽ di chuyển nhanh chóng. Họ gài thuốc nổ cực mạnh vào các điểm trọng yếu, quăng lựu đạn, phóng B-40/41 để gây thương vong cho địch, chế áp các ổ đề kháng và buộc quân địch phải rúc vào boong-ke mà không tổ chức được phản kích hay phòng ngự, như là ở căn cứ Mary Ann.

Tất nhiên không phải lúc nào các cuộc tấn công của họ cũng diễn ra như kế hoạch. Vào tháng 6/1969, trong cuộc tấn công căn cứ thủy quân lục chiến Mỹ Charlie One nằm ngay dưới Khu phi quân sự (trong Chiến tranh Việt Nam), đặc công Bắc Việt đã bị quân Việt Nam Cộng hòa pháo kích trước khi họ kịp tới lớp rào phía ngoài của căn cứ. Đã thế bộ phận hỏa lực cầu vồng lại nhầm hỏa lực pháo 105mm của địch là bộc phá của đồng đội phát nổ nên họ ngừng pháo kích yểm trợ. Bộ đội đặc công Việt Nam khi đó không còn được yểm trợ bằng hỏa lực nữa nên đã bị đối phương trực xạ khiến 67 chiến sĩ hy sinh.

Sau khi đặc công hoàn thành nhiệm vụ (thời gian tối ưu để hoàn thành là 30 phút) hoặc nếu không xử lý được mục tiêu, toàn thể lực lượng tập kích sẽ rút lui dưới sự yểm trợ của hỏa lực bắn thẳng và các lực lượng dự bị. Họ quay ngược trở lại qua các đột phá khẩu, tới một vị trí tập kết.

Đặc công của quân đội cách mạng Việt Nam đối mặt với một kẻ thù có sự vượt trội to lớn về công nghệ, hỏa lực, và quân số, nhưng họ đã phá hủy được hàng trăm kho cung ứng và nhiên liệu, căn cứ quân sự, và thiết bị vũ khí, tiêu diệt hoặc làm bị thương nhiều quân đối phương. Các cuộc tấn công bất ngờ của họ cũng tạo ra một nỗi sợ trong quân Mỹ - đó là không nơi nào, dù có được bố phòng cẩn mật và vũ trang tốt đến mấy, là an toàn trước một cuộc tấn công của đặc công./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lực lượng đặc công và chiến thuật đặc công Việt Nam trong con mắt cựu binh Mỹ (kỳ 1)
Lực lượng đặc công và chiến thuật đặc công Việt Nam trong con mắt cựu binh Mỹ (kỳ 1)

VOV.VN - Cựu quân nhân Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam nhận định: Các cuộc tấn công bất ngờ của các đơn vị đặc công cộng sản là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất và đáng sợ nhất đối với quân Mỹ ở Việt Nam.

Lực lượng đặc công và chiến thuật đặc công Việt Nam trong con mắt cựu binh Mỹ (kỳ 1)

Lực lượng đặc công và chiến thuật đặc công Việt Nam trong con mắt cựu binh Mỹ (kỳ 1)

VOV.VN - Cựu quân nhân Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam nhận định: Các cuộc tấn công bất ngờ của các đơn vị đặc công cộng sản là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất và đáng sợ nhất đối với quân Mỹ ở Việt Nam.

Hình ảnh đẹp của phi công Ace Nguyễn Văn Bảy trong mắt phi công Mỹ
Hình ảnh đẹp của phi công Ace Nguyễn Văn Bảy trong mắt phi công Mỹ

VOV.VN - Có dịp gặp gỡ ông Nguyễn Văn Bảy, viên phi công Mỹ Wetterhahn tỏ rõ sự cảm phục nghị lực của những người lính bay Việt Nam vượt qua nhiều thử thách...

Hình ảnh đẹp của phi công Ace Nguyễn Văn Bảy trong mắt phi công Mỹ

Hình ảnh đẹp của phi công Ace Nguyễn Văn Bảy trong mắt phi công Mỹ

VOV.VN - Có dịp gặp gỡ ông Nguyễn Văn Bảy, viên phi công Mỹ Wetterhahn tỏ rõ sự cảm phục nghị lực của những người lính bay Việt Nam vượt qua nhiều thử thách...

Bức ảnh đội điện đài quân đội Việt Nam tại Mặt trận Quảng Trị năm 1970
Bức ảnh đội điện đài quân đội Việt Nam tại Mặt trận Quảng Trị năm 1970

VOV.VN - Chúng ta cùng xem bình luận của phương Tây về bức ảnh ghi lại cảnh các chiến sĩ quân đội cách mạng Việt Nam tấn công 1 vị trí ở Quảng Trị năm 1970.

Bức ảnh đội điện đài quân đội Việt Nam tại Mặt trận Quảng Trị năm 1970

Bức ảnh đội điện đài quân đội Việt Nam tại Mặt trận Quảng Trị năm 1970

VOV.VN - Chúng ta cùng xem bình luận của phương Tây về bức ảnh ghi lại cảnh các chiến sĩ quân đội cách mạng Việt Nam tấn công 1 vị trí ở Quảng Trị năm 1970.

Quân viễn chinh Mỹ bất lực trước xe đạp thồ của “Việt Cộng”
Quân viễn chinh Mỹ bất lực trước xe đạp thồ của “Việt Cộng”

VOV.VN - Tiềm lực và trình độ công nghệ của quân đội Mỹ lớn hơn quân đội Pháp rất nhiều. Thế nhưng xe đạp thồ vẫn phát huy tác dụng trong kháng chiến chống Mỹ.

Quân viễn chinh Mỹ bất lực trước xe đạp thồ của “Việt Cộng”

Quân viễn chinh Mỹ bất lực trước xe đạp thồ của “Việt Cộng”

VOV.VN - Tiềm lực và trình độ công nghệ của quân đội Mỹ lớn hơn quân đội Pháp rất nhiều. Thế nhưng xe đạp thồ vẫn phát huy tác dụng trong kháng chiến chống Mỹ.

Quân đội Việt Nam thuộc nhóm vượt trội trong khối ASEAN
Quân đội Việt Nam thuộc nhóm vượt trội trong khối ASEAN

VOV.VN - Trải qua nhiều cuộc chiến tranh, quân đội Việt Nam ngày càng trưởng thành và bản lĩnh. Trong khối ASEAN, quân đội ta có sức mạnh vượt trội.

Quân đội Việt Nam thuộc nhóm vượt trội trong khối ASEAN

Quân đội Việt Nam thuộc nhóm vượt trội trong khối ASEAN

VOV.VN - Trải qua nhiều cuộc chiến tranh, quân đội Việt Nam ngày càng trưởng thành và bản lĩnh. Trong khối ASEAN, quân đội ta có sức mạnh vượt trội.

Ác mộng của kíp lái máy bay B-52 Mỹ trên bầu trời Hà Nội năm 1972
Ác mộng của kíp lái máy bay B-52 Mỹ trên bầu trời Hà Nội năm 1972

VOV.VN - Xâm phạm bầu trời Hà Nội để ném bom gây tội ác, phi hành đoàn máy bay chiến lược B-52 đã gặp ác mộng khi giáp mặt tên lửa SAM của quân đội ta.

Ác mộng của kíp lái máy bay B-52 Mỹ trên bầu trời Hà Nội năm 1972

Ác mộng của kíp lái máy bay B-52 Mỹ trên bầu trời Hà Nội năm 1972

VOV.VN - Xâm phạm bầu trời Hà Nội để ném bom gây tội ác, phi hành đoàn máy bay chiến lược B-52 đã gặp ác mộng khi giáp mặt tên lửa SAM của quân đội ta.

Ảnh: Quân đội Mỹ sa lầy thảm hại trong Chiến tranh Việt Nam
Ảnh: Quân đội Mỹ sa lầy thảm hại trong Chiến tranh Việt Nam

VOV.VN - Quân viễn chinh Mỹ tham chiến ở Việt Nam đã vấp phải thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp và các đòn tiến công dũng mãnh của quân đội cách mạng.

Ảnh: Quân đội Mỹ sa lầy thảm hại trong Chiến tranh Việt Nam

Ảnh: Quân đội Mỹ sa lầy thảm hại trong Chiến tranh Việt Nam

VOV.VN - Quân viễn chinh Mỹ tham chiến ở Việt Nam đã vấp phải thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp và các đòn tiến công dũng mãnh của quân đội cách mạng.

Bức ảnh phơi bày tội ác của tướng Loan trong Chiến tranh Việt Nam
Bức ảnh phơi bày tội ác của tướng Loan trong Chiến tranh Việt Nam

VOV.VN - Nhiếp ảnh gia người Mỹ chớp khoảnh khắc tội ác trong Chiến tranh Việt Nam, khi viên tướng cảnh sát ngụy bắn vào đầu một chiến sĩ giải phóng.

Bức ảnh phơi bày tội ác của tướng Loan trong Chiến tranh Việt Nam

Bức ảnh phơi bày tội ác của tướng Loan trong Chiến tranh Việt Nam

VOV.VN - Nhiếp ảnh gia người Mỹ chớp khoảnh khắc tội ác trong Chiến tranh Việt Nam, khi viên tướng cảnh sát ngụy bắn vào đầu một chiến sĩ giải phóng.