Iran nhìn từ bên trong

(VOV) - Những bức ảnh dưới đây cho ta góc nhìn mới về xứ sở Ba Tư huyền bí đầy lôi cuốn.

Nằm ở Tây Á, đất nước Iran có một lịch sử lâu đời, một nền văn hóa đa dạng cùng nền văn chương phong phú với nhiều tác gia nổi tiếng.

Ngoài cảnh sắc thiên nhiên đẹp, Iran còn có vị trí địa-chính trị chiến lược (nằm giữa và gần nhiều nước quan trọng khác trong khu vực Tây Á, cạnh vịnh Persian và biển Capsian, ở vào vị trí khống chế eo biển Hormuz). Không phải ngẫu nhiên Iran (trước gọi là Ba Tư) từng bị nhiều nước và tộc người khác nhòm ngó rồi xâm chiếm.

Người Arab khi chinh phục Iran đã Hồi giáo hóa mọi mặt xã hội nước này. Tuy nhiên, có 1 điều thú vị là khác với Ai Cập, Iran vẫn giữ được “tiếng mẹ đẻ” của mình là tiếng Ba Tư (tiếng Farsi). Tất nhiên, ngôn ngữ Ba Tư chịu nhiều ảnh hưởng của tiếng Arab nhưng đó vẫn là bản ngữ chứ không phải là tiếng Arab ngoại nhập.

Tân Tổng thống Iran Hassan Rowhani giành được sự ủng hộ của nhiều cử tri nữ (ảnh: TheStar)


Với diện tích rộng, dân số đông (khoảng 75 triệu người), trữ lượng và sản lượng dầu khí lớn, cùng tiềm lực đáng gờm về khoa học kỹ thuật và quân sự, Iran hiện giữ 1 vị thế quan trọng ở cả Trung Đông và trên thế giới. Dù có bị bao vây và trừng phạt trong một thời gian dài, đất nước này vẫn được thừa nhận là 1 cường quốc khu vực.

Cách mạng Hồi giáo long trời lở đất năm 1979 lật đổ triều đại của các Shah (vua chúa) thân phương Tây và được phương Tây - đứng đầu là Mỹ - hậu thuẫn.

Cuộc cách mạng trên đã thay đổi toàn diện xã hội Iran, đưa Hồi giáo lên vị trí thống trị về chính trị và văn hóa. Chính quyền Cộng hòa Hồi giáo Iran đã thực thi nhiều biện pháp và chính sách nhằm giữ các yếu tố bản sắc Iran và đánh đổ các yếu tố ngoại lai của phương Tây. Việc các giáo chủ lên nắm quyền đã đặt dấu chấm hết cho các lợi ích kinh tế, chính trị và quân sự của Mỹ ở đây. Về mặt văn hóa, nét dễ thấy sau cách mạng Hồi giáo là phụ nữ phải mặc áo choàng kín người và trùm khăn đầu. Luật Hồi giáo nước này có nhiều quy định chặt chẽ và nghiêm khắc đối với mối quan hệ giữa nam và nữ.

Cũng từ đây Iran ở vào thế đối đầu với phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Tổng thống George W. Bush coi Iran là 1 thành viên của “trục ma quỷ”. Về phần mình, Iran cũng có nhiều động thái làm căng với Mỹ.

Mỹ không chỉ gây khó dễ cho Iran trong vấn đề hạt nhân mà còn thực hành cấm vận kinh tế ngặt nghèo với quốc gia này, khiến Iran không nhập được các nguyên liệu cần thiết cho các ngành công nghiệp và chỉ xuất khẩu được một phần nguồn dầu khí dồi dào của mình. Kinh tế Iran vì thế gặp nhiều khó khăn.

Truyền thông phương Tây cho thấy những hình ảnh quen thuộc về một Iran cứng rắn, có phần khắc nghiệt. Nhắc đến Iran là nhắc đến những tranh cãi triền miên về chương trình hạt nhân của nước này, về các cuộc diễu võ giương oai giữa một bên là Iran với một bên là liên minh chống Iran do Mỹ đứng đầu. Không những vậy, phương Tây cùng với truyền thông của mình còn gây sức ép lên Iran trong vấn đề dân chủ, nhân quyền. Thi thoảng truyền thông phương Tây lại dẫn những câu chuyện về sự hà khắc với phụ nữ, về nạn trừng phạt bằng hình thức ném đá đối với những người Iran ngoại tình.

Tổng thống đắc cử Hassan Rowhani theo đường lối cải cách và ôn hòa, gần gũi với phương Tây, đề cao quyền bình đẳng của nữ giới, đang hứa hẹn mang lại 1 luồng sinh khí mới trong hơn 30 năm qua cho quốc gia tương đối khép kín này. Thắng lợi của ông Rowhani có nhiều nguyên nhân, trong đó có 1 điều quan trọng là người dân mệt mỏi với tình trạng thất nghiệp và lạm phát cao, sự cấm vận của Mỹ cũng như thế đối đầu căng thẳng với phương Tây - được cho là bắt nguồn một phần đáng kể từ  đường lối cứng rắn của Tổng thống Ahmadinejad, người đã cầm quyền trong suốt 8 năm qua.

Tuy nhiên có 1 điều bất ngờ là ngay cả trước khi ông Rowhani đắc cử, một số phóng viên ảnh phương Tây có điều kiện đến Iran đều ghi nhận cuộc sống ở Iran không đến mức khắc nghiệt như người ta vẫn nghĩ. Con người Iran nhìn chung thân thiện và đôn hậu. Đặc biệt Iran có cơ cấu dân số trẻ. Thanh niên Iran được đánh giá đầy nhựa sống, yêu đời, cũng “sành điệu” và luôn mong muốn một cuộc sống tốt đẹp hơn nữa. Có người lính biệt kích Mỹ đã thừa nhận, dân Iran thuộc diện “hiền lành” và cởi mở nhất trong các nước Trung Đông. Ở Iran có nhiều người theo đạo Hồi, nhiều sắc tộc và tôn giáo (do đặc thù lịch sử, người Ba Tư gốc chỉ chiếm một nửa dân số), nhưng nhìn chung họ sống khá hòa thuận với nhau.

Cùng ngắm đất nước Iran qua tổng hợp loạt ảnh  được chụp thời gian gần đây:

Một bé gái người Kurd ở làng Palangan thuộc vùng núi gần biên giới với Iraq. Thung lũng ở đây dốc đến mức mái của nhà này trở thành sân cho nhà phía trên (ảnh: boston.com)
Ngôi làng Palangan về đêm. Làng này nhận được nhiều sự hỗ trợ của chính phủ (ảnh: boston.com)
Hai dân làng lùa đàn cừu thuộc sở hữu chung ra đồng cỏ (ảnh: boston.com)
Dân làng Iran làm việc trên cánh đồng lúa trong mùa gặt ở ngoại ô thành phố Amol, tỉnh Mazandran, tháng 7/2011. Gạo là lương thực chủ yếu trong bữa ăn Iran (ảnh: AFP)
Một người bán rong nướng ngô tại một điểm du lịch (ảnh: Thornton)

Người dân tạm nghỉ trong sân lăng thi hào Ba Tư Hafez. Khu vực này cũng được biết đến như điểm hẹn bí mật của giới trẻ Iran (ảnh: Thornton)

Hai giáo sĩ Hồi giáo Iran đàm đạo trên ghế băng (ảnh: Thornton)
Khu vực trung tâm thủ đô Tehran nhìn từ tháp một nhà thờ Hồi giáo (ảnh: boston.com)
Quang cảnh Tehran về đêm (ảnh AP, chụp tháng 10/2011)
Một người đàn ông Iran trong trang phục ông già Nô-en đứng trước 1 cửa hiệu trang hoàng đồ Giáng sinh ở trung tâm Tehran (ảnh AP chụp vào tháng 12/2011)
Các phụ nữ Iran cầu nguyện tại quảng trường Naqsh-e Jahan ở Isfahan vào tháng 8/2011, dịp cuối tháng ăn chay Ramadan (ảnh: Getty Images)
Người Kitô giáo Iran cầu nguyện tại nhà thờ Vank ở trung tâm thành phố Isfahan, Iran, vào ngày đầu năm 2012. Có khoảng 300.000 người Kitô giáo sống ở Iran (ảnh: AP)
Những phụ nữ Mỹ gốc Iran (bên trái) nói chuyện với một số phụ nữ Iran bên ngoài nhà thờ Hồi giáo Imam tại quảng trường Imam, Esfahan (ảnh: Thornton)
Một phụ nữ dân tộc Kurd của Iran đàm thoại qua di động khi đi “shopping” ở Marivan, tỉnh Kurdistan, cách Tehran 512km về phía tây, vào tháng 5/2011 (ảnh: Reuters)
Một nhóm nam nữ Iran trẻ trung, “sành điệu” tụ tập trên các ngọn đồi của thành phố Tehran (ảnh: boston.com)
Thanh niên Iran bắn súng phun nước vào nhau tại Công viên Thủy Hỏa ở bắc Tehran vào tháng 7/2011 (ảnh: AP)
Các thanh nữ Iran lội qua một bể nước ở quảng trường Imam (ảnh: Thornton)
Nữ cung thủ Iran Shiva Mafakheri giương cung nhắm vào mục tiêu trong nội dung bắn cung trên lưng ngựa ở Tehran vào tháng 5/2011 (ảnh: AP)
Các nữ vận động viên trượt patin Iran đợi chờ tiếng còi của trọng tài để bắt đầu cuộc đua tài trong giải vô địch nữ trượt patin “một hàng bánh” tại khu liên hợp thể thao Azadi, Tehran vào tháng 6/2011 (ảnh: AP)
Nữ tay đua xe ô tô mini Iran, Solmaz Hamzehzadeh (gần ống kính), đang tham gia thi đấu trong giải vô địch xe ô tô mini Iran tại khu liên hợp thể thao Azadi, Tehran, vào tháng 6/2011 (ảnh: AP)
Hai người Iran cùng bay dù lượn trên khu vực tây bắc Tehrran (ảnh AP tháng 5/2011)
Khách hàng sử dụng vi tính tại 1 cửa hàng café internet ở Tehran vào tháng 5/2011 (ảnh: Reuters)

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các nữ cảnh sát xinh đẹp Triều Tiên
Các nữ cảnh sát xinh đẹp Triều Tiên

(VOV) - Xứ sở Triều Tiên, với văn hóa của mình, luôn mang đến nhiều điều bất ngờ.

Các nữ cảnh sát xinh đẹp Triều Tiên

Các nữ cảnh sát xinh đẹp Triều Tiên

(VOV) - Xứ sở Triều Tiên, với văn hóa của mình, luôn mang đến nhiều điều bất ngờ.

Chuyên gia nhận định về tân Tổng thống Iran
Chuyên gia nhận định về tân Tổng thống Iran

(VOV) - Trong nhiệm kỳ của mình, có vô số vấn đề phải giải quyết, nhưng ưu tiên số 1 đối với ông Rowhani vẫn là hạt nhân Iran.

Chuyên gia nhận định về tân Tổng thống Iran

Chuyên gia nhận định về tân Tổng thống Iran

(VOV) - Trong nhiệm kỳ của mình, có vô số vấn đề phải giải quyết, nhưng ưu tiên số 1 đối với ông Rowhani vẫn là hạt nhân Iran.

Cận cảnh Triều Tiên
Cận cảnh Triều Tiên

(VOV) - Từ khi trở thành lãnh tụ tối cao của Triều Tiên cách đây 1 năm, ông Kim Jong-un đã có nhiều động thái canh tân đất nước.

Cận cảnh Triều Tiên

Cận cảnh Triều Tiên

(VOV) - Từ khi trở thành lãnh tụ tối cao của Triều Tiên cách đây 1 năm, ông Kim Jong-un đã có nhiều động thái canh tân đất nước.

Hy Lạp giải tán Phát thanh-Truyền hình Quốc gia vì lẽ gì?
Hy Lạp giải tán Phát thanh-Truyền hình Quốc gia vì lẽ gì?

(VOV) - Sự kiện đóng cửa đài phát thanh-truyền hình công cho thấy những mâu thuẫn giằng xé trong nước thành viên EU này.

Hy Lạp giải tán Phát thanh-Truyền hình Quốc gia vì lẽ gì?

Hy Lạp giải tán Phát thanh-Truyền hình Quốc gia vì lẽ gì?

(VOV) - Sự kiện đóng cửa đài phát thanh-truyền hình công cho thấy những mâu thuẫn giằng xé trong nước thành viên EU này.