Gần 36 triệu người đang sống kiếp nô lệ hiện đại

VOV.VN - Nô dịch ở đây được hiểu là tước đoạt quyền tự do nhằm bóc lột lao động hay tình dục, thường là thông qua bạo lực, cưỡng ép hay đánh lừa.

Một nhóm nhân quyền mới đây cho hay, gần 36 triệu người đang sống như nô lệ trên toàn cầu, và xã hội chưa làm được nhiều để giải cứu họ.

Nô lệ hiện đại có nhiều hinh thức, bao gồm buôn bán tình dục. Trong ảnh là một gái mại dâm đứng tại 1 góc phố (ảnh: Peter Morris )
Các quốc gia như Mauritania, Uzbekistan, Haiti, Qatar và Ấn Độ được xem là nơi nô lệ hiện đại phổ biến nhất.

Quỹ Walk Free (tạm dịch Tự do Đi lại) – một tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Australia, ước tính trong bản chỉ số nô lệ 2013 rằng 29,8 triệu người sinh ra đã rơi vào trạng thái nô lệ, bị buôn bán để hành nghề mại dâm, bị vướng vào nợ nần hoặc bị bóc lột lao động cưỡng bức. Con số tương ứng năm nay xấp xỉ 0,5%  tổng dân số thế giới (7 tỷ người).

Với bản chỉ số thứ 2, Walk Free đã tăng mức ước tính của mình về số nô lệ lên 35,8 triệu. Tổ chức giải thích sự gia tăng là do năm nay việc thu thập dữ liệu tốt hơn và tình trạng nô lệ được phát hiện ở cả khu vực mà trước đây người ta chưa phát hiện ra tình trạng này.

Nước đông “nô lệ” nhất

Đối với năm thứ 2 này, bản chỉ số gồm 167 nước cho thấy Ấn Độ cho đến nay là quốc gia có số lượng nô lệ lớn nhất. Có tới 14,3 triệu người trong tổng số dân 1,25 tỷ người của Ấn Độ là nạn nhân chế độ nô lệ, từ người mại dâm tới lao động cưỡng ép.

Mauritania một lần nữa là quốc gia mà nạn nô lệ rất lan tràn tính theo đầu người, còn Qatar, chủ nhà World Cup, đã tăng mức “xếp hạng” từ vị trí thứ 96 lên vị trí thứ 4 xét về tỷ lệ trong dân số.

Báo cáo nô lệ của Walk Free có đoạn: “Tình trạng nô lệ hiện đại có muôn hình vạn trạng, từ trẻ em không được tới trường và bị ép lao động hoặc tảo hôn, đến đàn ông không thể rời bỏ nơi làm việc do sức ép nợ nần chồng chất mà họ nợ các cơ sở tuyển dụng, rồi đến những phụ nữ và bé gái bị bóc lột không công, những người giúp việc bị lạm dụng”.

Báo cáo định nghĩa nô dịch là kiểm soát hoặc sở hữu con người theo cách tước đoạt của họ quyền tự do với ý định bóc lột họ vì lợi nhuận hay thỏa mãn tình dục, thường thường là thông qua bạo lực, cưỡng ép hay đánh lừa.

Định nghĩa này bao gồm cả việc phục vụ theo giao kèo, hôn nhân cưỡng ép, và việc bắt cóc trẻ em để phục vụ trong chiến tranh.

Loại nô lệ từ khi sinh cắm rễ sâu ở quốc gia Tây Phi Mauritania, nơi 4% dân số 3,9 triệu người được ước tính là bị biến thành nô lệ.

Sau Mauritania, tình trạng nô lệ phổ biến nhất ở Uzbekistan, nơi các công dân bị ép phải nhặt bông hàng năm để đáp ứng các hạn ngạch về bông do nhà nước đặt ra, và Haiti nơi việc gửi trẻ em nghèo tới các người quen hay họ hàng giàu có thường dẫn tới tình trạng lạm dụng và lao động cưỡng ép.

Qatar xếp thứ 4. Quốc gia vùng Vịnh nhỏ bé này dựa nhiều vào người di cư để xây dựng các dự án siêu lớn bao gồm các sân bóng đá cho World Cup 2022. Nước này đã bị các nhóm nhân quyền theo dõi sát sao về cách đối xử đối với lao động nhập cư, chủ yếu đến từ châu Á – những người này thường phải lao động quần quật trên các công trường xây dựng, các dự án dầu mỏ hay phụ việc tại gia.

Các mức phổ biến tiếp theo là ở Ấn Độ, Pakistan, Cộng hòa Dân chủ Congo, Sudan, Syria, và Cộng hòa Trung Phi.

Chỉ số cho thấy riêng 10 nước đã chiếm tới 71% số nô lệ toàn thế giới.

Sau Ấn Độ, Trung Quốc có nhiều “nô lệ” nhất, với 3,2 triệu người, sau đó là Pakistan (2,1 triệu), Uzbekistan (1,2 triệu), Nga (1,05 triệu), Nigeria (834.200), Cộng hòa Dân chủ Congo (762.900), Indonesia (714.100), Bangladesh (680.900) và Thailand (475.300).

Có thể làm nhiều hơn nữa để cải thiện tình hình

Lần đầu tiên, báo cáo nô lệ đã xếp hạng các chính phủ dựa trên phản ứng của họ đối với nô lệ. Các nước được coi là có phản ứng mạnh nhất bao gồm Hà Lan, tiếp theo là Thụy Điển, Mỹ, Australia, Thụy Sĩ, Ireland, Na Uy, Anh, Gruzia, và Áo.

Ở cực kia của thang xếp hạng là Triều Tiên, Iran, Syria, Eritrea, Cộng hòa Trung Phi, Libya, Guinea Xích đạo, Uzbekistan, Cộng hòa Congo, và Iraq.

Theo báo cáo, mỗi nước trên thế giới ngoại trừ Triều Tiên đều có các đạo luật hình sự hóa một hình thức nô lệ nào đó.

Tuy nhiên, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của quỹ Walk Free tuyên bố, hầu hết các chính phủ đều có thể làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ các nạn nhân và nhổ tận gốc nạn nô lệ khỏi chuỗi cung ứng.

Từ Canberra, bà Fiona David nói với hãng tin Reuters qua điện thoại từ Canberra: “Các kết quả chỉ ra rằng trên giấy tờ thì nhiều thứ đã được làm nhưng những điều đó nhiều khi không được vào cuộc sống”.

“Trong số 167 nước, chúng tôi chỉ tìm thấy 3 nước là Australia, Brazil và Mỹ nơi các chính phủ đã cố gắng giải quyết vấn đề từ chuỗi cung ứng”.

Báo cáo cũng cho thấy xung đột tác động trực tiếp lên mức độ lan tràn của nạn nô lệ, theo bà Fiona. Bà viện dẫn ví dụ nhóm chiến binh IS đã bắt cóc phụ nữ và bé gái ở Iraq và Syria để sử dụng làm nô lệ tình dục./.

>> Xem thêm:  Gian truân con đường giải phóng triệt để nô lệ trên toàn thế giới

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Afghanistan xử tử 7 kẻ hiếp dâm tập thể 4 phụ nữ
Afghanistan xử tử 7 kẻ hiếp dâm tập thể 4 phụ nữ

VOV.VN - Cảnh sát trưởng Kabul và Tổng thống Karzai kêu gọi treo cổ các dâm tặc. Đại diện nữ giới Afghanistan cũng hoan nghênh “bước tiến này”.

Afghanistan xử tử 7 kẻ hiếp dâm tập thể 4 phụ nữ

Afghanistan xử tử 7 kẻ hiếp dâm tập thể 4 phụ nữ

VOV.VN - Cảnh sát trưởng Kabul và Tổng thống Karzai kêu gọi treo cổ các dâm tặc. Đại diện nữ giới Afghanistan cũng hoan nghênh “bước tiến này”.

Họa hiếp dâm rình rập thiếu nữ Ấn Độ khi “đi toilet” lộ thiên
Họa hiếp dâm rình rập thiếu nữ Ấn Độ khi “đi toilet” lộ thiên

VOV.VN - Với nhiều phụ nữ trẻ Ấn Độ ở nông thôn, đây là một chặng đường dài, tối tăm và đầy bất trắc.

Họa hiếp dâm rình rập thiếu nữ Ấn Độ khi “đi toilet” lộ thiên

Họa hiếp dâm rình rập thiếu nữ Ấn Độ khi “đi toilet” lộ thiên

VOV.VN - Với nhiều phụ nữ trẻ Ấn Độ ở nông thôn, đây là một chặng đường dài, tối tăm và đầy bất trắc.

Hậu khủng bố 11/9: Mỹ “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”
Hậu khủng bố 11/9: Mỹ “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”

VOV.VN - Câu chuyện phong trào Hồi giáo tàn bạo IS không hoàn toàn là sự phát triển ngẫu nhiên của lịch sử.

Hậu khủng bố 11/9: Mỹ “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”

Hậu khủng bố 11/9: Mỹ “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”

VOV.VN - Câu chuyện phong trào Hồi giáo tàn bạo IS không hoàn toàn là sự phát triển ngẫu nhiên của lịch sử.

500 phụ nữ, trẻ em bị IS bắt làm nô lệ tình dục
500 phụ nữ, trẻ em bị IS bắt làm nô lệ tình dục

VOV.VN - Phần lớn, các nạn nhân này đến từ những tộc người thiểu số như Yezidi và Christian, bản báo cáo của Liên Hợp Quốc cho biết.

500 phụ nữ, trẻ em bị IS bắt làm nô lệ tình dục

500 phụ nữ, trẻ em bị IS bắt làm nô lệ tình dục

VOV.VN - Phần lớn, các nạn nhân này đến từ những tộc người thiểu số như Yezidi và Christian, bản báo cáo của Liên Hợp Quốc cho biết.

IS thừa nhận chuyện bắt trẻ em và phụ nữ Yazidi làm nô lệ
IS thừa nhận chuyện bắt trẻ em và phụ nữ Yazidi làm nô lệ

VOV.VN - Kể từ khi IS tiến hành các cuộc tấn công chớp nhoáng trong năm nay, người dân thiểu số Yazidi ở Iraq đã trở thành nạn nhân của những kẻ cực đoan.

IS thừa nhận chuyện bắt trẻ em và phụ nữ Yazidi làm nô lệ

IS thừa nhận chuyện bắt trẻ em và phụ nữ Yazidi làm nô lệ

VOV.VN - Kể từ khi IS tiến hành các cuộc tấn công chớp nhoáng trong năm nay, người dân thiểu số Yazidi ở Iraq đã trở thành nạn nhân của những kẻ cực đoan.

IS xử bắn, chặt đầu 5.000 đàn ông, bắt 7.000 phụ nữ làm nô lệ tình dục
IS xử bắn, chặt đầu 5.000 đàn ông, bắt 7.000 phụ nữ làm nô lệ tình dục

IS tiến hành hàng loạt những vụ thảm sát tại các ngôi làng người thiểu số Yazidi ở Iraq, mỗi làng xử bắn hoặc chặt đầu trên 100 người đàn ông.

IS xử bắn, chặt đầu 5.000 đàn ông, bắt 7.000 phụ nữ làm nô lệ tình dục

IS xử bắn, chặt đầu 5.000 đàn ông, bắt 7.000 phụ nữ làm nô lệ tình dục

IS tiến hành hàng loạt những vụ thảm sát tại các ngôi làng người thiểu số Yazidi ở Iraq, mỗi làng xử bắn hoặc chặt đầu trên 100 người đàn ông.

Cưỡng hiếp phụ nữ ở Ai Cập mang động cơ chính trị
Cưỡng hiếp phụ nữ ở Ai Cập mang động cơ chính trị

VOV.VN - Tình trạng này tại xứ Kim Tự Tháp đã đạt đến mức độ mà người ta gọi là “khủng bố tình dục”.

Cưỡng hiếp phụ nữ ở Ai Cập mang động cơ chính trị

Cưỡng hiếp phụ nữ ở Ai Cập mang động cơ chính trị

VOV.VN - Tình trạng này tại xứ Kim Tự Tháp đã đạt đến mức độ mà người ta gọi là “khủng bố tình dục”.

Dân chúng Pháp không phản đối chuyện mua dâm?
Dân chúng Pháp không phản đối chuyện mua dâm?

VOV.VN - Dân chúng Pháp, vốn nổi tiếng lãng mạn, có vẻ không kiên quyết chống mua dâm.

Dân chúng Pháp không phản đối chuyện mua dâm?

Dân chúng Pháp không phản đối chuyện mua dâm?

VOV.VN - Dân chúng Pháp, vốn nổi tiếng lãng mạn, có vẻ không kiên quyết chống mua dâm.