Đồng minh chính của Tổng thống Mỹ Biden trong cuộc đối đầu với Trung Quốc

VOV.VN - Thách thức từ Trung Quốc khiến Mỹ - Anh không còn là quan hệ đặc biệt duy nhất nữa, trong khi Nhật Bản trở thành trung tâm chính sách đối phó với Trung Quốc của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương.

Dưới thời cựu Tổng thống Trump, quan điểm của Mỹ về Trung Quốc đã thay đổi mạnh mẽ. Chính quyền Tổng thống Biden tới nay cũng có lập trường tương tự. Bắc Kinh hiện bị coi là kẻ thù chiến lược của Mỹ, nếu không muốn nói là kẻ thù của Mỹ và các đồng minh của Washington ở Đông Á. Điều đó nghĩa là Nhật Bản đã quay trở lại và đóng vai trò trung tâm trong chính sách của Mỹ ở châu Á.

Cựu Cố vấn An ninh quốc gia H.R. McMaster đã nhận định với Newsweek rằng: "Quan hệ Mỹ - Nhật là mối quan hệ đồng minh quan trọng nhất của Mỹ".

Việc đối phó với ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc ở Đông Á là điều bất khả thi nếu như không có Nhật Bản.

"Thậm chí cả khi cái tên Nhật Bản hiếm khi được đề cập đến", Patrick Cronin, Chủ tịch An ninh Thái Bình Dương thuộc Viện Hudson nhận định.

Thực tế này đã được chứng minh qua chuyến thăm Washington ngày 16/4 của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga - nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gặp Tổng thống Biden tại Nhà Trắng. Ông và ông Biden đã có gần 3 tiếng trao đổi với nhau, tập trung chủ yếu vào thách thức từ phía Trung Quốc.

Trong nhiều thập kỷ qua, chúng ta đều ngầm hiểu rằng Mỹ và Anh có "quan hệ đặc biệt", thậm chí còn thân thiết hơn mối quan hệ giữa Mỹ với Canada, Australia hay Mexico. Tuy nhiên, sự hồi sinh của liên minh Mỹ - Nhật, được định hình bởi những lợi ích chung trong việc kiềm chế và cạnh tranh với Trung Quốc, tức là quan hệ Mỹ - Anh không còn là quan hệ đặc biệt duy nhất của Washington nữa. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn độc quyền với Newsweek sau chuyến thăm Nhà Trắng, Thủ tướng Suga tránh sử dụng cụm từ "quan hệ đặc biệt" nhưng vẫn thẳng thắn thừa nhận về ý nghĩa của cuộc gặp này.

"Đây là bằng chứng cho thấy mức độ quan trọng mà Tổng thống Biden và chính quyền Mỹ gắn với mối quan hệ với Nhật Bản", ông Suga cho hay.

Thủ tướng Suga sẽ là người định hình mối quan hệ này sẽ như thế nào. Ông kế nhiệm ông Shinzo Abe vào thời điểm các mối lo ngại ngày càng gia tăng giữa những đồng minh của Mỹ về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trong cuộc trả lời phỏng vấn với Newsweek, nhà lãnh đạo Nhật Bản đã 2 lần sử dụng từ "nghiêm trọng" để miêu tả về môi trường an ninh ngày càng căng thẳng ở Đông Á.

Định hình liên minh Mỹ - Nhật vào thế kỷ 21 không phải điều dễ dàng. Trung Quốc đã thay thế vị trí của Mỹ năm 2017 và hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản. Nền kinh tế Nhật Bản gắn kết với Trung Quốc thậm chí còn chặt chẽ hơn với Mỹ khi nước này xuất khẩu 141,2 tỷ USD hàng hóa sang Trung Quốc năm 2020, chiếm 22% sản lượng xuất khẩu. Mỹ xuất khẩu 124 tỷ USD hàng hóa sang Trung Quốc, chỉ chiếm 7% tổng sản lượng xuất khẩu của Mỹ.

Tuy nhiên, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Nhật diễn ra giữa lúc hai nước có chung mối lo ngại ở Thái Bình Dương. Mối lo ngại đó là "các hành vi cưỡng ép và làm mất ổn định Đông Á của Trung Quốc", theo tuyên bố chung ngày 13/3 được Ngoại trưởng Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin cùng những người đồng cấp Nhật Bản đưa ra. Chính Thủ tướng Suga cũng thừa nhận rằng "môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản" đang "ngày càng trở nên nghiêm trọng".

Đây cũng là dịp để 2 nước củng cố các cam kết an ninh tiêu chuẩn về một khu vực "Ấn Độ - Thái Bình Dương mở và tự do". Dưới thời Thủ tướng Abe, Nhật Bản đã tăng chi phí quốc phòng ổn định trong 9 năm liền. Các quan chức Mỹ đánh giá cao điều đó nhưng họ vẫn muốn nhiều hơn thế. Đặc biệt, Bộ Quốc phòng dưới thời cựu Tổng thống Trump và Tổng thống Biden đều muốn Nhật Bản không chỉ tự vệ trước các mối đe dọa từ Trung Quốc và Triều Tiên mà còn muốn Tokyo tham gia nhiều hơn vào cái mà các nhà phân tích quốc phòng gọi là "chống xâm nhập" (area denial) thông qua hợp tác với Mỹ để chống lại những yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông bằng các biện pháp khác nhau./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cơn ác mộng của chính quyền Biden: Nga-Trung hình thành thế trận chung chống Mỹ
Cơn ác mộng của chính quyền Biden: Nga-Trung hình thành thế trận chung chống Mỹ

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đối mặt với một kịch bản ác mộng trên toàn cầu: sự gia tăng hợp tác chiến lược giữa Nga và Trung Quốc nhằm thu hẹp ảnh hưởng của Mỹ và cản trở nỗ lực của ông trong việc củng cố mạng lưới đồng minh và đối tác.

Cơn ác mộng của chính quyền Biden: Nga-Trung hình thành thế trận chung chống Mỹ

Cơn ác mộng của chính quyền Biden: Nga-Trung hình thành thế trận chung chống Mỹ

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đối mặt với một kịch bản ác mộng trên toàn cầu: sự gia tăng hợp tác chiến lược giữa Nga và Trung Quốc nhằm thu hẹp ảnh hưởng của Mỹ và cản trở nỗ lực của ông trong việc củng cố mạng lưới đồng minh và đối tác.

Góc nhìn từ phía Afghanistan với quyết định rút quân của Tổng thống Mỹ Biden
Góc nhìn từ phía Afghanistan với quyết định rút quân của Tổng thống Mỹ Biden

VOV.VN - Câu “Sự ngu xuẩn là làm đi làm lại cùng một việc và mong đợi những kết quả khác nhau” thường được cho là của Albert Einstein có vẻ như rất đúng với trường hợp của Afghanistan.

Góc nhìn từ phía Afghanistan với quyết định rút quân của Tổng thống Mỹ Biden

Góc nhìn từ phía Afghanistan với quyết định rút quân của Tổng thống Mỹ Biden

VOV.VN - Câu “Sự ngu xuẩn là làm đi làm lại cùng một việc và mong đợi những kết quả khác nhau” thường được cho là của Albert Einstein có vẻ như rất đúng với trường hợp của Afghanistan.

Khủng hoảng chính trị tại Nam Mỹ: “Cơn đau đầu” của Tổng thống Biden
Khủng hoảng chính trị tại Nam Mỹ: “Cơn đau đầu” của Tổng thống Biden

VOV.VN - Một lộ trình thống nhất của chính quyền Biden trong chính sách đối ngoại với Colombia, Ecuador và Peru vẫn chưa được hoạch định rõ ràng.

Khủng hoảng chính trị tại Nam Mỹ: “Cơn đau đầu” của Tổng thống Biden

Khủng hoảng chính trị tại Nam Mỹ: “Cơn đau đầu” của Tổng thống Biden

VOV.VN - Một lộ trình thống nhất của chính quyền Biden trong chính sách đối ngoại với Colombia, Ecuador và Peru vẫn chưa được hoạch định rõ ràng.