Báo chí quốc tế nói gì về cái bắt tay lịch sử của 2 nhà lãnh đạo Mỹ-Triều Tiên?

VOV.VN - Báo chí quốc tế đã đồng loạt đăng tải các bài viết bày tỏ sự lạc quan và kỳ vọng về thành công của Hội nghị Thượng đỉnh lịch sử Mỹ-Triều ngày 12/6.

“Từ thù địch tới hòa bình”

Tờ Yonhap cho biết, khắp nơi tại Hàn Quốc đang tràn ngập thông tin về cuộc đối thoại giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Donald Trump. Còn người dân thì hy vọng hòa bình sẽ sớm lặp lại trên Bán đảo Triều Tiên. Phát biểu với tờ Yonhap, một công dân Hàn Quốc chia sẻ: “Tôi không thể tưởng tượng được là một ngày lại được chứng kiến Lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Donald Trump gặp gỡ nhau tại cùng một nơi”.

Lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Donald Trump bắt tay tại Hội nghị Thượng đỉnh. Ảnh: BBC.

Tất cả các kênh truyền hình lớn của Hàn Quốc đều phát đi phát lại hình ảnh trực tiếp từ Singapore, như hình ảnh hai nhà lãnh đạo Mỹ Triều đến Sentosa ở Singapore, cái bắt lịch sử và những phát biểu của họ tại hội đàm. Mọi người có thể bắt gặp hình ảnh hội nghị từ bất cứ nơi đâu trên TV, những nơi công cộng như nhà ga xe lửa.

Hội nghị này đã bao trùm cả cuộc bầu cử địa phương diễn ra tại Hàn Quốc, tạo đà thắng thế cho Đảng cầm quyền của Tổng thống Moon Jae-in, người đã rất thành công trong vai trò trung gian xúc tiến cuộc đối thoại giữa Mỹ và Triều Tiên.

Tờ báo Munhwa Ilbo thậm chí còn phóng to hình ảnh ông Kim Jong-un mỉm cười bắt tay ông Trump lên trang bìa, in đậm tiêu đề: “Cái bắt tay lịch sử: từ thù địch tới hòa bình. Trang sử mới đã bắt đầu”. Trước đó, nhiều tờ báo buổi sáng của Hàn Quốc cũng có những tựa đề ấn tượng như “Ngày quyết định số phận” hay “Bước đầu tiên hướng tới hòa bình”. 

“Lời tạm biệt đầy xúc động”

Kênh tin tức Fox news của Mỹ đăng tải bài viết có tiêu đề “Giây phút xúc động khi ông Trump và ông Kim Jong-un nói lời tạm biệt”. Khi tạm biệt ông Kim Jong-un, Tổng thống Trump cho biết ông đã học được rất nhiều về nhà lãnh đạo Triều Tiên và có thiện chí mời ông Kim đến thăm Nhà Trắng. “Tôi nhận thấy ông ấy là một con người tài năng và cũng thấy ông ấy là người rất yêu đất nước”, ông Trump nói.

Nhận xét về chi tiết này, diễn giả Chris Wallace nói với Fox News rằng: “Hội nghị là một bước đột phá. Tôi thực sự xúc động khi chứng kiến giây phút họ nói lời tạm biệt. Hai nhà lãnh đạo chắc chắn sẽ trở lại cùng nhau để duy trì xung lực sẵn có”. 

Theo ông, cả Mỹ và Triều Tiên đã có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng, phần nhiều nội dung trong cuộc đàm phán đều được thảo luận và nhất trí trong nhiều ngày trước khi Hội nghị Thượng đỉnh diễn ra. Hội nghị này không chỉ mang ý nghĩa biểu tượng mà còn có tầm quan trọng đặc biệt, giúp đặt nền móng cho các cuộc đàm phán tiếp theo. Ông Chris Wallace đã so sánh cái bắt tay tạm biệt của lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên với cái bắt tay “huyền thoại” của Tổng thống Mỹ Reagan và Tổng thống Liên xô Gorbachev.

Ông Kim và ông Trump ký kết Tuyên bố chung sau cuộc gặp Thượng đỉnh. 

Điểm khởi đầu của phi hạt nhân hóa và hòa bình

Trong khi đó, Tờ Tân hoa xã của Trung Quốc sáng 12/6 có bài bình luận với tựa đề “Thượng đỉnh Mỹ-Triều: điểm khởi đầu của phi hạt nhân hóa và hòa bình”. Tờ báo này cho rằng hội nghị đã giúp nhen nhóm hy vọng về một giải pháp chính trị cho vấn đề hạt nhân Triều Tiên và  hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên.

Không ai có thể hy vọng hội nghị chỉ kéo dài vỏn vẹn 1 ngày có thể thu hẹp những bất đồng và xây dựng niềm tin sâu sắc giữa hai quốc gia từng đối đầu. Tuy nhiên, để đảm bảo được những kết quả như mong muốn, các bên liên quan cần phải nỗ lực làm việc để hướng tới một mục tiêu chung.

Theo Tân hoa xã, con đường hướng tới một Bán đảo Triều Tiên không hạt nhân, thúc đẩy hòa bình, thịnh vượng trong khu vực chắc chắn là một con đường gập ghềnh đòi hỏi sự kiên nhẫn và trí tuệ.

Dẫu vậy, Bình Nhưỡng và Washington, hai quốc gia đóng vai trò mấu chốt đã phần nào dỡ bỏ được rào cản khi đưa ra quyết định táo bạo tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh này. Tờ báo này nhận xét, bất đồng dù vẫn còn khá nhiều nhưng không phải là không dễ gạt bỏ. Cả Mỹ và Triều Tiên nên giải quyết những lo ngại của nhau và có nhiều hành động hơn nữa để tăng cường đối thoại và tạo dựng sự tin tưởng.

Ngôn ngữ cơ thể cho thấy hai nhà lãnh đạo đã tạo được không khí thân thiện, cởi mở khi gặp nhau. Ảnh: Reuters.

Donald Trump và Kim Jong-un đã làm nên lịch sử?

Thể hiện sự thận trọng, tờ Washington Post nhận định hai nhà lãnh đạo Mỹ, Triều Tiên đã bước vào cuộc họp kín trong bối cảnh vẫn còn nhiều “khoảng cách”. Tờ báo này dẫn lời Wendy Sherman, cựu nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ có kinh nghiệm dày dặn trong cuộc đàm phán với Triều Tiên cho rằng, cả hai bên đều theo đuổi những lợi ích riêng, ông Kim Jong-un muốn đảm bảo nằm quyền lâu dài song cũng muốn phục hưng nền kinh tế và mở cửa với phần còn lại của thế giới mà không đặt Triều Tiên vào quá nhiều rủi ro. Còn Tổng thống Donald Trump thì muốn tạo ra thành công lớn trong chính sách đối ngoại mà ông có thể tận dụng để mang lại lợi thế trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2020.

Washington Post cũng đăng tải bài viết có tiêu đề: “Lịch sử đã được dựng nên khi Trump gặp Kim, nhưng liệu hai bên sẽ tạo ra một điều gì đó mang tính lịch sử hay không?”

Tác giả Dan Balz của bài báo này cho biết, với nụ cười, cái bắt tay và ngôn ngữ, cử chỉ thân thiện, Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã “bước vào cuốn sách lịch sử” tại Singapore khi lần đầu tiên gặp gỡ “mặt đối mặt”. Song để Hội nghị lần này thành công thực sự còn phụ thuộc rất nhiều vào những bước đí tiếp theo.

Theo Dan Balz, cả hai nhà lãnh đạo đều không có vẻ khiên cưỡng hay phòng thủ khi bước về phía nhau. Khi đi bộ dọc hành lang tới phòng họp, cả hai đều mỉm cười. Tổng thống Donald Trump thậm chí còn nói với phóng viên rằng “Chúng tôi sẽ có một mối quan hệ tuyệt vời”.

Nhận định về cuộc gặp này, Bill Richardson, cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc dưới thời Tổng thống Bill Clinton cho biết, hội nghị là một chiến thắng đối với nhà lãnh đạo Kim Jong-un bởi nó chứng minh ông là một nhân vật quan trọng không chỉ với người dân Triều Tiên mà còn với cộng đồng quốc tế.

Ông Bill Richardson cũng cho rằng việc Tổng thống Donald Trump chấp nhận Hội nghị này là quyết định dũng cảm và táo bạo. Tổng thống Trump muốn chứng tỏ rằng ông có thể thực hiện nhiệm vụ vô cùng khó khăn mà những người tiền nhiệm, trong đó có Barack Obama chẳng bao giờ làm được./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Hàn Quốc mất ngủ vì thượng đỉnh Mỹ - Triều
Tổng thống Hàn Quốc mất ngủ vì thượng đỉnh Mỹ - Triều

VOV.VN - Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ngày 12/6 cho biết, ông đã không ngủ cả đêm qua vì cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên.

Tổng thống Hàn Quốc mất ngủ vì thượng đỉnh Mỹ - Triều

Tổng thống Hàn Quốc mất ngủ vì thượng đỉnh Mỹ - Triều

VOV.VN - Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ngày 12/6 cho biết, ông đã không ngủ cả đêm qua vì cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên.

Ảnh: Những nhân vật chủ chốt tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều
Ảnh: Những nhân vật chủ chốt tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều

VOV.VN - Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng đội đàm phán kỳ cựu, lần đầu tiên có cuộc gặp lịch sử ngày 12/6.

Ảnh: Những nhân vật chủ chốt tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều

Ảnh: Những nhân vật chủ chốt tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều

VOV.VN - Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng đội đàm phán kỳ cựu, lần đầu tiên có cuộc gặp lịch sử ngày 12/6.

Giải mã ngôn ngữ cơ thể của hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều khi gặp mặt
Giải mã ngôn ngữ cơ thể của hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều khi gặp mặt

VOV.VN - Dù còn có phần căng thẳng, nhưng có thể thấy ông Kim Jong-un và ông Donald Trump đều tỏ ra thoải mái, lạc quan trong cuộc gặp mặt lịch sử này.

Giải mã ngôn ngữ cơ thể của hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều khi gặp mặt

Giải mã ngôn ngữ cơ thể của hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều khi gặp mặt

VOV.VN - Dù còn có phần căng thẳng, nhưng có thể thấy ông Kim Jong-un và ông Donald Trump đều tỏ ra thoải mái, lạc quan trong cuộc gặp mặt lịch sử này.

Mỹ, Triều Tiên và Thế giới có thể học hỏi gì từ Singapore?
Mỹ, Triều Tiên và Thế giới có thể học hỏi gì từ Singapore?

VOV.VN - Singapore, nơi tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử giữa lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên, cũng là đất nước mà cả 2 nhà lãnh đạo có thể học hỏi điều gì đó.

Mỹ, Triều Tiên và Thế giới có thể học hỏi gì từ Singapore?

Mỹ, Triều Tiên và Thế giới có thể học hỏi gì từ Singapore?

VOV.VN - Singapore, nơi tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử giữa lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên, cũng là đất nước mà cả 2 nhà lãnh đạo có thể học hỏi điều gì đó.

Nga nói gì sau khi Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên ra Tuyên bố chung?
Nga nói gì sau khi Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên ra Tuyên bố chung?

VOV.VN - Ngày 12/6 có lẽ sẽ đi vào lịch sử với dấu mốc cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa сác nhà lãnh đạo hai nước Mỹ  và Triều Tiên.

Nga nói gì sau khi Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên ra Tuyên bố chung?

Nga nói gì sau khi Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên ra Tuyên bố chung?

VOV.VN - Ngày 12/6 có lẽ sẽ đi vào lịch sử với dấu mốc cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa сác nhà lãnh đạo hai nước Mỹ  và Triều Tiên.