4 tàu Trung Quốc đi vào vùng biển tranh chấp với Nhật Bản

VOV.VN -Những chiếc tàu công vụ của Trung Quốc đã lưu lại khu vực tranh chấp khoảng 2 giờ trước khi rời đi.

Ngày 28/10, Trung Quốc đã tiếp tục gia tăng áp lực với Nhật Bản ở quần đảo tranh chấp giữa 2 nước Senkaku/Điếu Ngư khi điều đến khu vực này 4 tàu tuần duyên.

Một chiếc tàu tuần duyên của Trung Quốc (Ảnh: AFP)

Động thái trên của Trung Quốc xuất hiện sau khi Tokyo tuyên bố sẵn sàng bắn hạ máy bay không người lái của Trung Quốc nếu như Bắc Kinh phớt lờ cảnh báo của phía Nhật Bản.

Trước đó, trong cuộc họp báo diễn ra ngày 26/10, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố: “Nếu Nhật Bản có các biện pháp chủ ý nhằm bắn hạ máy bay của Trung Quốc, chúng tôi sẽ coi đây là một hành động khiêu chiến nghiêm trọng, một hành động có thể châm ngòi chiến tranh, và Trung Quốc sẽ đáp trả quyết liệt”.

Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết 4 tàu tuần duyên của Trung Quốc đã đi vào vùng biển chỉ cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khoảng 12 hải lý. Khi bị tàu của JCG chặn, các tàu này đã phát đi tín hiệu cho rằng, đây là vùng biển của Trung Quốc.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản đột ngột được đẩy lên cao vào cuối tuần qua sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố nước này sẽ không tha thứ cho việc “sử dụng vũ lực để thay đổi hiện trạng khu vực”.

Trong buổi nói chuyện sau khi tham dự một cuộc diễn tập quân sự của quân đội Nhật Bản hôm 26/10, ông Abe nói: “Môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản ngày càng trở nên nghiêm trọng”.

Theo ông Abe, để khẳng định mục tiêu và quan điểm không dung thứ tất cả các hành vi “sử dụng vũ lực để thay đổi hiện trạng khu vực”, Nhật Bản phải tiến hành nhiều biện pháp như tăng cường tuần tra giám sát và thu thập tin tức tình báo.

Đây không phải là lần đầu tiên, Nhật Bản cáo buộc tàu Trung Quốc đi vào khu vực tranh chấp sau khi Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa 3 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9/2012.

Ngày 28/10, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đưa ra tuyên bố cho rằng, “vi phạm của các tàu công vụ Trung Quốc diễn ra rất thường xuyên, đây là điều vô cùng thất vọng và đáng tiếc".

Sau động thái trên của các tàu công vụ Trung Quốc, ông Yoshihide Suga cho biết, Tokyo đã trao công hàm phản đối tới Bắc Kinh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

‘Yếu tố’ Mỹ trong tranh chấp Trung - Nhật
‘Yếu tố’ Mỹ trong tranh chấp Trung - Nhật

(VOV) - Từ thời kỳ đầu, Mỹ đã can dự vào tranh chấp chủ quyền giữa 2 nước và ít dấu hiệu cho thấy Mỹ sẽ dễ dàng từ bỏ...

‘Yếu tố’ Mỹ trong tranh chấp Trung - Nhật

‘Yếu tố’ Mỹ trong tranh chấp Trung - Nhật

(VOV) - Từ thời kỳ đầu, Mỹ đã can dự vào tranh chấp chủ quyền giữa 2 nước và ít dấu hiệu cho thấy Mỹ sẽ dễ dàng từ bỏ...

Ba tàu Trung Quốc xâm nhập vùng biển gần Senkaku
Ba tàu Trung Quốc xâm nhập vùng biển gần Senkaku

(VOV) - Ba tàu trên bị phát hiện đi vào lãnh hải Nhật Bản tại Biển Hoa Đông vào khoảng 11h ngày 5/5.

Ba tàu Trung Quốc xâm nhập vùng biển gần Senkaku

Ba tàu Trung Quốc xâm nhập vùng biển gần Senkaku

(VOV) - Ba tàu trên bị phát hiện đi vào lãnh hải Nhật Bản tại Biển Hoa Đông vào khoảng 11h ngày 5/5.

Tàu Trung Quốc lại tới gần Điếu Ngư/Senkaku
Tàu Trung Quốc lại tới gần Điếu Ngư/Senkaku

(VOV) - Sáng 13/5 (giờ địa phương) 3 tàu Hải giám của Trung Quốc đã đi vào vùng biển gần đảo quần đảo tranh chấp.

Tàu Trung Quốc lại tới gần Điếu Ngư/Senkaku

Tàu Trung Quốc lại tới gần Điếu Ngư/Senkaku

(VOV) - Sáng 13/5 (giờ địa phương) 3 tàu Hải giám của Trung Quốc đã đi vào vùng biển gần đảo quần đảo tranh chấp.

"Nhiều tàu Trung Quốc vào vùng biển gần Senkaku"
"Nhiều tàu Trung Quốc vào vùng biển gần Senkaku"

Các tàu hải giám này đã đi vào khu vực 12 hải lý được coi là vùng lãnh hải của quần đảo Senkaku vào lúc 5h địa phương.

"Nhiều tàu Trung Quốc vào vùng biển gần Senkaku"

"Nhiều tàu Trung Quốc vào vùng biển gần Senkaku"

Các tàu hải giám này đã đi vào khu vực 12 hải lý được coi là vùng lãnh hải của quần đảo Senkaku vào lúc 5h địa phương.

Tàu Trung Quốc lại xâm nhập Sekaku/Điếu Ngư
Tàu Trung Quốc lại xâm nhập Sekaku/Điếu Ngư

VOV.VN - Hai tàu Cảnh sát biển Trung Quốc hôm 19/9 lại xâm nhập lãnh hải quần đảo tranh chấp Sekaku/Điếu Ngư.

Tàu Trung Quốc lại xâm nhập Sekaku/Điếu Ngư

Tàu Trung Quốc lại xâm nhập Sekaku/Điếu Ngư

VOV.VN - Hai tàu Cảnh sát biển Trung Quốc hôm 19/9 lại xâm nhập lãnh hải quần đảo tranh chấp Sekaku/Điếu Ngư.

Trung Quốc cảnh báo sẽ phản công Nhật Bản
Trung Quốc cảnh báo sẽ phản công Nhật Bản

VOV.VN - Phía Trung Quốc cảnh báo sẽ phản công nếu Nhật Bản tấn công máy bay không người lái của nước này.

Trung Quốc cảnh báo sẽ phản công Nhật Bản

Trung Quốc cảnh báo sẽ phản công Nhật Bản

VOV.VN - Phía Trung Quốc cảnh báo sẽ phản công nếu Nhật Bản tấn công máy bay không người lái của nước này.

Nhật Bản phản đối tàu Trung Quốc đi vào vùng biển tranh chấp
Nhật Bản phản đối tàu Trung Quốc đi vào vùng biển tranh chấp

VOV.VN -Tokyo đã trao công hàm phản đối đến quyền Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Han Zhiqiang.

Nhật Bản phản đối tàu Trung Quốc đi vào vùng biển tranh chấp

Nhật Bản phản đối tàu Trung Quốc đi vào vùng biển tranh chấp

VOV.VN -Tokyo đã trao công hàm phản đối đến quyền Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Han Zhiqiang.

Nhật Bản phát hiện tàu Trung Quốc vào vùng biển tranh chấp
Nhật Bản phát hiện tàu Trung Quốc vào vùng biển tranh chấp

VOV.VN - Các tàu Trung Quốc được cho đã di chuyển khoảng 2 giờ trong khu vực bán kính 22km quanh các hòn đảo tranh chấp.

Nhật Bản phát hiện tàu Trung Quốc vào vùng biển tranh chấp

Nhật Bản phát hiện tàu Trung Quốc vào vùng biển tranh chấp

VOV.VN - Các tàu Trung Quốc được cho đã di chuyển khoảng 2 giờ trong khu vực bán kính 22km quanh các hòn đảo tranh chấp.

Nhật Bản sẵn sàng "cứng rắn" với Trung Quốc
Nhật Bản sẵn sàng "cứng rắn" với Trung Quốc

VOV.VN - Quan điểm của hai nước vẫn chưa thống nhất được biện pháp giải quyết vấn đề quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. 

Nhật Bản sẵn sàng "cứng rắn" với Trung Quốc

Nhật Bản sẵn sàng "cứng rắn" với Trung Quốc

VOV.VN - Quan điểm của hai nước vẫn chưa thống nhất được biện pháp giải quyết vấn đề quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. 

Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?
Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?

(VOV) - Không phải đến bây giờ phương Tây mới đưa ra những cáo buộc về sự hiện diện của Trung Quốc tại Lục địa Đen.

Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?

Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?

(VOV) - Không phải đến bây giờ phương Tây mới đưa ra những cáo buộc về sự hiện diện của Trung Quốc tại Lục địa Đen.

Nhật Bản không tha thứ việc “thay đổi hiện trạng” khu vực
Nhật Bản không tha thứ việc “thay đổi hiện trạng” khu vực

VOV.VN - Đây là tuyên bố cứng rắn thứ 2 của Thủ tướng Abe đối với Trung Quốc trong nhiều ngày qua.

Nhật Bản không tha thứ việc “thay đổi hiện trạng” khu vực

Nhật Bản không tha thứ việc “thay đổi hiện trạng” khu vực

VOV.VN - Đây là tuyên bố cứng rắn thứ 2 của Thủ tướng Abe đối với Trung Quốc trong nhiều ngày qua.