Thử nghiệm phương pháp điều trị ung thư phổi bằng tế bào gốc

Các nhà khoa học Anh đang tiên phong thử nghiệm phương pháp điều trị ung thư phổi bằng tế bào gốc.

Các nhà khoa học Anh đang tiên phong thử nghiệm phương pháp điều trị ung thư phổi bằng tế bào gốc, mở ra hy vọng mới cho các bệnh nhân không may mắc phải một trong những dạng ung thư nguy hiểm nhất này.

Trong phương pháp điều trị mới, các nhà nghiên cứu sử dụng tế bào gốc từ tủy xương đã được biến đổi gen để tìm và diệt các tế bào ung thư.

Ưu điểm của phương pháp này là các tế bào không cần phải tương thích chặt chẽ với kiểu tế bào và hồ sơ di truyền của người bệnh. Các nhà bác học chỉ cần lấy chúng từ nguồn tủy xương hiến tặng sẵn có.

Các tế bào gốc sau đó được biến đổi để kích hoạt một gen chống ung thư có tên gọi là "Trail" thường hoạt động trong các tế bào miễn dịch. Các tế bào đã được biến đổi này có tính thu hút mạnh đối với các khối u ung thư và khi "tìm" được khối u, chúng sẽ tạo ra một "đường mòn tự sát" trong các tế bào ung thư.

Thí nghiệm trên chuột cho thấy phương pháp điều trị này đã loại bỏ hoàn toàn hoặc làm giảm đáng kể khối u của chuột.

Thử nghiệm mới điều trị ung thư phổi bằng tế bào gốc sẽ được tiến hành với 56 bệnh nhân từ đầu năm tới. Tất cả các bệnh nhân này sẽ đều được chẩn đoán mắc ung thư phổi di căn và các biện pháp điều trị thông thường dự kiến chỉ kéo dài cuộc sống của bệnh nhân thêm vài tháng.

Cuộc thử nghiệm do Hội đồng Nghiên cứu Y học tài trợ trong bối cảnh ngày càng có nhiều phương pháp điều trị dựa trên tế bào được nghiên cứu nhằm nâng cao tỷ lệ đẩy lùi căn bệnh và kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân.

Tại Mỹ và Anh, việc thử nghiệm điều trị bệnh bạch cầu bằng tế bào miễn dịch đã được biến đổi gien cũng đã cho kết quả khả quan.

Giáo sư Sam Janes, người đứng đầu nghiên cứu trên tại bệnh viện của Đại học College London (UCL), cho biết việc điều trị ung thư đang cần đến những phương pháp mới bên cạnh phương pháp hóa trị vốn cho hiệu quả thấp và chỉ trong thời gian ngắn. Đây sẽ là thử nghiệm đầu tiên trên thế giới sử dụng tế bào gốc để điều trị ung thư phổi.

Mỗi năm tại Anh có hơn 40.000 người được chẩn đoán mắc ung thư phổi và chỉ 5% trong số này có cơ may sống thêm 10 năm kể từ khi phát bệnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xét nghiệm gen cải thiện hiệu quả việc điều trị ung thư phổi
Xét nghiệm gen cải thiện hiệu quả việc điều trị ung thư phổi

VOV.VN - Theo các nhà khoa học, tình trạng biến đổi gen là thủ phạm gây ra nhiều loại bệnh ung thư và khiến các tế bào ác tính lây lan.

Xét nghiệm gen cải thiện hiệu quả việc điều trị ung thư phổi

Xét nghiệm gen cải thiện hiệu quả việc điều trị ung thư phổi

VOV.VN - Theo các nhà khoa học, tình trạng biến đổi gen là thủ phạm gây ra nhiều loại bệnh ung thư và khiến các tế bào ác tính lây lan.

Tế bào ung thư phổi có thể sau 20 năm mới phát tác
Tế bào ung thư phổi có thể sau 20 năm mới phát tác

VOV.VN - Những đột biến ban đầu có thể nằm chờ âm ỉ trong một thời gian dài cho đến khi chúng phát triển thành tế bào ung thư.

Tế bào ung thư phổi có thể sau 20 năm mới phát tác

Tế bào ung thư phổi có thể sau 20 năm mới phát tác

VOV.VN - Những đột biến ban đầu có thể nằm chờ âm ỉ trong một thời gian dài cho đến khi chúng phát triển thành tế bào ung thư.

Trung Quốc gia tăng ung thư phổi do ô nhiễm và hút thuốc
Trung Quốc gia tăng ung thư phổi do ô nhiễm và hút thuốc

VOV.VN - Tỷ lệ mắc chứng bệnh nan y này đã tăng gần gấp đôi ở Bắc Kinh trong 10 năm qua.

Trung Quốc gia tăng ung thư phổi do ô nhiễm và hút thuốc

Trung Quốc gia tăng ung thư phổi do ô nhiễm và hút thuốc

VOV.VN - Tỷ lệ mắc chứng bệnh nan y này đã tăng gần gấp đôi ở Bắc Kinh trong 10 năm qua.

Đột phá trong điều trị ung thư đại trực tràng và ung thư phổi
Đột phá trong điều trị ung thư đại trực tràng và ung thư phổi

VOV.VN - Nhóm thực hiện đề tài đã xây dựng thành công quy trình xác định đột biến gen EGFR, KRAS và BRAF cho bệnh nhân ung thư phổi và ung thư đại trực tràng

Đột phá trong điều trị ung thư đại trực tràng và ung thư phổi

Đột phá trong điều trị ung thư đại trực tràng và ung thư phổi

VOV.VN - Nhóm thực hiện đề tài đã xây dựng thành công quy trình xác định đột biến gen EGFR, KRAS và BRAF cho bệnh nhân ung thư phổi và ung thư đại trực tràng