Món ăn, bài thuốc hay từ ngải cứu

Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, được sử dụng để chữa trị trong các trường hợp:viêm da, dị ứng, viêm gan...

Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, được sử dụng để chữa trị trong các trường hợp: phụ nữ kinh nguyệt không đều, ghẻ lở, viêm da, dị ứng, viêm gan, trừ giun, điều hòa khí huyết, ôn kinh, an thai, đau bụng do lạnh, nôn mửa, kiết lỵ…

Ngải cứu còn có tên là thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải (Tày), quá sú (Mông), cỏ linh li (Thái). Là cây thân thảo, sống lâu năm, lá mọc so le, chẻ lông chim, phiến men theo cuống đến tận gốc, dính vào thân như có bẹ, các thùy hình mác hẹp, đầu nhọn, mặt trên màu lục sậm, mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng. Những lá ở ngọn có hoa không chẻ. Không chỉ được sử dụng làm thực phẩm, ngải cứu đã được sử dụng trong dân gian và Đông y để chữa bệnh.

Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, được sử dụng để chữa trị trong các trường hợp: phụ nữ kinh nguyệt không đều, ghẻ lở, viêm da, dị ứng, viêm gan, trừ giun, điều hòa khí huyết, ôn kinh, an thai, đau bụng do lạnh, nôn mửa, kiết lỵ…

Món ăn:

Canh ngải cứu nấu thịt nạc: Thịt nạc băm nhỏ, ướp gia vị, xào qua, nêm nước, đun sôi rồi cho rau ngải cứu vào. Canh sôi đều, nêm gia vị vừa miệng, ăn nóng. Dùng chữa các bệnh của phụ nữ (kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng do lạnh...).

Trứng gà tráng ngải cứu: Lấy một nắm lá ngải cứu, thái nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm gia vị vừa miệng, đổ vào chảo rán chín. Món ăn này giúp lưu thông máu lên não trị bệnh đau đầu.

Cháo ngải cứu: Lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ (có thể cho thêm lá lốt). Lá ngải cứu thái nhỏ, nấu lấy nước rồi cho gạo tẻ vào nhinh nhừ thành cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa. Ăn liên tục 3 - 5 ngày giúp hỗ trợ điều trị động thai hoặc giảm đau thấp khớp.

Bài thuốc:

Bài 1: Điều hòa kinh nguyệt: Một tuần trước ngày kinh dự kiến, mỗi ngày lấy 6 - 12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột (5 - 10g) hay dạng cao đặc (1 - 4g).

Bài 2: Điều trị suy nhược cơ thể, kém ăn: Lấy 250g ngải cứu, 2 quả lê, 20g câu kỷ tử, 10g đương quy, 1 con gà ác 350g, hầm trong 0,5 lít nước còn 250ml. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Liên tục 1 - 2 tuần.

Bài 3: Điều trị cảm cúm, ho do lạnh: Lấy 300g ngải cứu, 100g lá khuynh diệp, 100g lá bưởi (hoặc quýt, chanh). Nấu trong 2 lít nước. Đun sôi 20 phút nhấc xuống, xông 15 phút. Làm liên tục 2 - 3 ngày bệnh sẽ đỡ.

Bài 4: Trị mụn trứng cá: Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục sẽ cho làn da mịn màng và trắng hồng.

Lưu ý: Tuy ngải cứu có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh nhưng không nên dùng nhiều vì có thành phần độc tố. Khi dùng lá ngải cứu sắc uống thay trà, chỉ nên sử dụng khoảng 3 - 5g khô (9 - 15g tươi) và dùng theo từng đợt, khỏi bệnh thì ngừng. Đối với những chị em cần dùng các món có ngải cứu để tẩm bổ hoặc để an thai… chỉ nên dùng 3 - 5 ngọn nhỏ (9 - 15g tươi), tránh dùng quá liều./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bài thuốc cho trẻ suy dinh dưỡng
Bài thuốc cho trẻ suy dinh dưỡng

Trẻ suy dinh dưỡng lâu ngày làm người gầy, bộ mặt nhăn nheo như người già, tinh thần mệt mỏi, ăn uống kém…

Bài thuốc cho trẻ suy dinh dưỡng

Bài thuốc cho trẻ suy dinh dưỡng

Trẻ suy dinh dưỡng lâu ngày làm người gầy, bộ mặt nhăn nheo như người già, tinh thần mệt mỏi, ăn uống kém…

Bài thuốc tiểu tiện, đại tiện không thông ở trẻ nhỏ
Bài thuốc tiểu tiện, đại tiện không thông ở trẻ nhỏ

VOV.VN - VOV.VN giới thiệu bài thuốc của PGS TS Vũ Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.

Bài thuốc tiểu tiện, đại tiện không thông ở trẻ nhỏ

Bài thuốc tiểu tiện, đại tiện không thông ở trẻ nhỏ

VOV.VN - VOV.VN giới thiệu bài thuốc của PGS TS Vũ Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.

Các bài thuốc trị chứng đau đầu
Các bài thuốc trị chứng đau đầu

Trong y học cổ truyền, đau đầu “đầu thống” gây nên bởi ngoại cảm, nội thương tạp bệnh và được phân ra thành nhiều thể bệnh khác nhau.

Các bài thuốc trị chứng đau đầu

Các bài thuốc trị chứng đau đầu

Trong y học cổ truyền, đau đầu “đầu thống” gây nên bởi ngoại cảm, nội thương tạp bệnh và được phân ra thành nhiều thể bệnh khác nhau.

Bài thuốc bổ gan từ rau đắng đất
Bài thuốc bổ gan từ rau đắng đất

VOV.VN - Rau đắng đất được coi là cây thuốc quí trong thiên nhiên bởi sự lành tính và lợi ích tuyệt vời của nó.

Bài thuốc bổ gan từ rau đắng đất

Bài thuốc bổ gan từ rau đắng đất

VOV.VN - Rau đắng đất được coi là cây thuốc quí trong thiên nhiên bởi sự lành tính và lợi ích tuyệt vời của nó.

Bài thuốc hay từ cây thuốc bỏng
Bài thuốc hay từ cây thuốc bỏng

Cây thuốc bỏng còn có các tên trường sinh, thổ tam thất, diệp sinh căn, lạc địa sinh căn (rơi xuống đất sinh rễ).

Bài thuốc hay từ cây thuốc bỏng

Bài thuốc hay từ cây thuốc bỏng

Cây thuốc bỏng còn có các tên trường sinh, thổ tam thất, diệp sinh căn, lạc địa sinh căn (rơi xuống đất sinh rễ).

Bài thuốc chữa điều hòa kinh nguyệt
Bài thuốc chữa điều hòa kinh nguyệt

Trong y học cổ truyền, hoa tử uy là bộ phận dùng làm thuốc khi hoa mới nở, ngọt, tính hơi lạnh, không độc, có tác dụng, điều hòa kinh nguyệt...

Bài thuốc chữa điều hòa kinh nguyệt

Bài thuốc chữa điều hòa kinh nguyệt

Trong y học cổ truyền, hoa tử uy là bộ phận dùng làm thuốc khi hoa mới nở, ngọt, tính hơi lạnh, không độc, có tác dụng, điều hòa kinh nguyệt...

Bài thuốc bổ từ cá chép
Bài thuốc bổ từ cá chép

Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa...

Bài thuốc bổ từ cá chép

Bài thuốc bổ từ cá chép

Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa...

Bài thuốc từ củ riềng
Bài thuốc từ củ riềng

Theo y học cổ truyền, riềng có vị cay, mùi thơm, tính ẩm vào hai kinh Tỳ và Vị, có tác dụng ôn trung, giảm đau, tiêu hóa thức ăn.

Bài thuốc từ củ riềng

Bài thuốc từ củ riềng

Theo y học cổ truyền, riềng có vị cay, mùi thơm, tính ẩm vào hai kinh Tỳ và Vị, có tác dụng ôn trung, giảm đau, tiêu hóa thức ăn.