Hướng dẫn cách phòng và chăm sóc trẻ mắc bệnh sởi khi đến mùa

VOV.VN - Theo Ths. Đỗ Thị Thúy Hậu, Điều dưỡng trưởng Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, mùa Xuân bệnh sởi dễ bùng phát thành dịch, vì thế cha mẹ cần trang bị kiến thức về cách phòng và chăm sóc trẻ mắc bệnh sởi để tránh những rủi ro không đáng có xảy ra.

Bệnh sởi là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây nên, bệnh có xu hướng diễn biến mạnh vào mùa Đông - Xuân, dễ bùng phát thành dịch. Sởi thường gặp ở trẻ nhỏ, người có miễn dịch kém, dễ dấn tới biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và kịp thời điều trị sớm.

Theo Ths. Đỗ Thị Thúy Hậu, Điều dưỡng trưởng Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh sởi lây truyền qua đường hô hấp, do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí phát tán ra xung quanh khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện… Do đó cha mẹ cần nắm rõ các triệu chứng của trẻ khi mắc sởi, đó là sốt, chảy nước mắt, mũi, ho khan, khàn tiếng, có hạt Koplik trong miệng; mắt có dử, sưng nề mí mắt…

“Ban sởi thường mọc vào ngày thứ 4 - ngày thứ 6 của bệnh. Ban mọc theo thứ tự từ đầu, mặt, cổ (vào ngày thứ nhất), đến ngực, lưng, cánh tay (ngày thứ 2), tiếp đến là mọc ở bụng, mông, đùi, chân (ngày thứ 3). Khi ban mọc đến chân, thường trẻ đã hết sốt và ban bắt đầu bay dần”, Ths. Đỗ Thị Thúy Hậu cho biết.

Trẻ mắc sởi có thể bị các biến chứng như biến chứng đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi; biến chứng thần kinh như viêm não, viêm màng não; biến chứng đường tiêu hóa như viêm ruột; biến chứng về thị giác như viêm loét giác mạc, có thể gây mù lòa…

Theo Ths. Đỗ Thị Thuý Hậu, tất cả các trẻ mắc sởi nên đi khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ đánh giá mức độ bệnh và bổ sung vitamin A theo độ tuổi. Nếu trẻ được bác sĩ khẳng định đủ điều kiện chăm sóc tại nhà, cha mẹ cần chú ý: Cách ly trẻ để tránh lây nhiễm sang người lành; Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ theo chỉ định của bác sĩ; Người chăm sóc trẻ cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bị sởi; Vệ sinh thân thể cho trẻ hàng ngày, Với trẻ còn bú mẹ, cần tiếp tục cho trẻ bú và kết hợp với chế độ ăn bổ sung hợp lý (nếu trẻ dưới 8 tháng tuổi); Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, nấu chín và khi ăn nên chia thành nhiều bữa. Ngoài ra, cha mẹ lưu ý nên tắm cho trẻ bằng nước ấm ở nơi kín gió, tránh để lạnh, không tắm lâu, không chà xát mạnh vào da trẻ…

Ths. Đỗ Thị Thuý Hậu cho biết khi trẻ có các dấu hiệu như  sốt cao liên tục trên 39 độ C- 40 độ C, Khó thở, thở nhanh, Trẻ quấy khóc, vật vã, rối loạn ý thức,  Phát ban toàn thân mà vẫn sốt thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Để phòng tránh bệnh sởi cho trẻ, cha mẹ cần tiêm vaccine phòng sởi đầy đủ theo hướng dẫn; Vệ sinh mắt, mũi, miệng và tắm hàng ngày cho trẻ; Cho trẻ uống nhiều nước, nước hoa quả ép; Khẩu phần của trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, nhất là những thực phẩm giàu đạm và vitamin A; Cách ly trẻ mắc sởi, tránh tập trung đông người khi có dịch.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao mọi người thường cho trẻ em uống nước đậu lăng vào mùa đông?
Vì sao mọi người thường cho trẻ em uống nước đậu lăng vào mùa đông?

VOV.VN - Mùa đông đến, người lớn thường cho trẻ nhỏ uống nước luộc đậu lăng ấm. Nhưng loại nước này có thực sự tốt cho sức khỏe?

Vì sao mọi người thường cho trẻ em uống nước đậu lăng vào mùa đông?

Vì sao mọi người thường cho trẻ em uống nước đậu lăng vào mùa đông?

VOV.VN - Mùa đông đến, người lớn thường cho trẻ nhỏ uống nước luộc đậu lăng ấm. Nhưng loại nước này có thực sự tốt cho sức khỏe?

Tại sao trẻ em nông thôn lại được uống nước cơm?
Tại sao trẻ em nông thôn lại được uống nước cơm?

VOV.VN - Từ xa xưa, nước luộc gạo (hay còn gọi là nước cơm) đã được dùng làm nước dùng bồi bổ sức khỏe cho trẻ em vùng nông thôn. Vậy loại nước này có thực sự tốt cho sức khỏe của trẻ, hãy cùng tìm hiểu sau đây.

Tại sao trẻ em nông thôn lại được uống nước cơm?

Tại sao trẻ em nông thôn lại được uống nước cơm?

VOV.VN - Từ xa xưa, nước luộc gạo (hay còn gọi là nước cơm) đã được dùng làm nước dùng bồi bổ sức khỏe cho trẻ em vùng nông thôn. Vậy loại nước này có thực sự tốt cho sức khỏe của trẻ, hãy cùng tìm hiểu sau đây.

Điều cần biết về bệnh lý tai mũi họng trẻ em
Điều cần biết về bệnh lý tai mũi họng trẻ em

VOV.VN - Các bệnh về tai mũi họng thường có triệu chứng đa dạng, trẻ có thể trạng khác nhau thì biểu hiện bệnh cũng khác nhau. Do đó, cha mẹ thường dễ bị nhầm lẫn hoặc bỏ qua dấu hiệu bệnh. Điều đáng lo ngại là những bệnh lý này ở trẻ thường tiến triển rất nhanh và có thể trở nặng nếu không được can thiệp, xử trí kịp thời.

Điều cần biết về bệnh lý tai mũi họng trẻ em

Điều cần biết về bệnh lý tai mũi họng trẻ em

VOV.VN - Các bệnh về tai mũi họng thường có triệu chứng đa dạng, trẻ có thể trạng khác nhau thì biểu hiện bệnh cũng khác nhau. Do đó, cha mẹ thường dễ bị nhầm lẫn hoặc bỏ qua dấu hiệu bệnh. Điều đáng lo ngại là những bệnh lý này ở trẻ thường tiến triển rất nhanh và có thể trở nặng nếu không được can thiệp, xử trí kịp thời.

Miền Bắc Trung Quốc ghi nhận chùm ca bệnh viêm phổi chưa rõ nguyên nhân ở trẻ em
Miền Bắc Trung Quốc ghi nhận chùm ca bệnh viêm phổi chưa rõ nguyên nhân ở trẻ em

VOV.VN - Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc nhận định nguyên nhân chính là do hiện đang vào mùa đông, thời tiết lạnh, thay đổi bất thường, với các tác nhân được phát hiện chủ yếu là virus cúm; ngoài ra còn có rhinovirus, adenovirus...

Miền Bắc Trung Quốc ghi nhận chùm ca bệnh viêm phổi chưa rõ nguyên nhân ở trẻ em

Miền Bắc Trung Quốc ghi nhận chùm ca bệnh viêm phổi chưa rõ nguyên nhân ở trẻ em

VOV.VN - Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc nhận định nguyên nhân chính là do hiện đang vào mùa đông, thời tiết lạnh, thay đổi bất thường, với các tác nhân được phát hiện chủ yếu là virus cúm; ngoài ra còn có rhinovirus, adenovirus...

Bệnh tiểu đường loại 1 ở trẻ em được điều trị như thế nào?
Bệnh tiểu đường loại 1 ở trẻ em được điều trị như thế nào?

VOV.VN - Trẻ mắc bệnh tiểu đường loại 1 phải tiêm insulin hàng ngày để giữ mức đường huyết ở mức bình thường. Ngoài ra, trẻ cũng phải tuân thủ thực đơn ăn uống để kiểm soát đường trong máu.

Bệnh tiểu đường loại 1 ở trẻ em được điều trị như thế nào?

Bệnh tiểu đường loại 1 ở trẻ em được điều trị như thế nào?

VOV.VN - Trẻ mắc bệnh tiểu đường loại 1 phải tiêm insulin hàng ngày để giữ mức đường huyết ở mức bình thường. Ngoài ra, trẻ cũng phải tuân thủ thực đơn ăn uống để kiểm soát đường trong máu.